Cây Bọ Mắm (Cây Thuốc Dòi) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

605
Cây Bọ Mắm
Cây Bọ Mắm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Bọ Mắm trang 740-741 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cây thuốc dòi.

Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.)

Thuộc họ Gai Urticaceae.

Mô tả cây

Loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4-9cm, rộng 1,5-2,5cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lồng.

Hình ảnh Cây Bọ Mắm
Hình ảnh Cây Bọ Mắm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bọ mắm mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam chưa ai trồng. Người ta hái toàn cây về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa hái vào các tháng 4-6.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

1. Nhân dân dùng cây sắc hay nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao.

2. Có nơi người ta dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.

3. Nhân dân thường dùng cây này giã cho vào mắm tôm để không có dòi bọ.

4. Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!