Cây Thanh Cao Hoa Vàng và Cây Thanh Cao (Cây Thanh Hao) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

361
Thanh Cao
Thanh Cao
Đánh giá

Thanh Cao Hoa Vàng (Artemisia annua L.)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thanh Cao Hoa Vàng trang 657-659 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao.

Tên khoa học Artemisia annua L.

Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).

Mô tả cây

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ven suối, ven sông. Cao từ 1,5-2m. Lá xẻ lông chim 2 lần, thành phiến hẹp, phủ lông mềm. Có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu hợp thành một chùy kép. Lá bắc tổng bao, hình trứng hoặc hình bầu dục. Hoa màu vàng nhạt, mỗi cụm hoa gồm 6 hoa: Giữa là hoa lưỡng tính, xung quanh là hoa cái. Hoa chỉ có kích thước 0,5-1mm. Quả bế hình trứng, dài 1mm. Mặt vỏ có tuyến chứa tinh dầu. Trên thị trường tại Trung Quốc, thường bị trộn một cây khác gọi là hoàng cao hay xú cao cũng họ Cúc nhưng lá quanh năm màu vàng lục và có mùi hồi, còn cây thanh cao hoa vàng thật thì chỉ về mùa thu lá mới vàng, còn trước đó có màu lục.

Thanh Cao Hoa Vàng
Thanh Cao Hoa Vàng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây thanh cao hoa vàng mọc hoang dại ở nước ta từ lâu đời, nhưng thường mọc lẫn với một số loài khác tương tự nên chỉ được xác định là Artemisia apiaceae Hance (hay Artemisia panvifolia). Thực tế thanh cao hoa vàng chỉ là 1 trong 4 loài Artemisia đều có ở Việt nam nhưng rất dễ làm lẫn là Artemisia apiaceae, A. Annua, A. Capillaris và A. Campestris. Trước năm 1980, cây thanh cao chưa được chú ý sử dụng lắm cho nên cũng không ai chú ý phát hiện đính chính lại. Sau năm 1979, do tiếng vang của những kết quả thu được ở Trung Quốc về tác dụng chữa sốt rét của loài thanh cao hoa vàng của Trung Quốc, Viện Khoa học Việt nam, sau đó Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu dược quân đội phát hiện một số cây mang tên thanh cao, thanh cao ở vùng Lạng Sơn chính là loài Artemisia apiaceae L. Ngoài Lạng Sơn, thanh cao hoa vàng còn mọc ở Cao Bằng, Lào Cai và đang được trồng thử ở vùng đồng bằng sông Hồng. Thanh cao hoa vàng còn thấy mọc hoang ở Liên Xô cũ, Iran, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ và một số nước thuộc vùng Đông Nam châu Á. Đang được nghiên cứu trồng mở rộng làm nguyên liệu chiết artemisinin chữa sốt rét và sốt. 

Tại những địa phương có thanh cao hoa vàng mọc hoang dại, nhân dân thường hái lá non của cây non về nấu canh ăn thay rau. Còn dùng lá,hoa và toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô làm thuốc chữa sốt cao, sốt, giải độc, cảm mạo, rối loạn tiêu hoá. Thời gian thu hái tốt nhất vào tháng 8 lúc cây chuẩn bị ra hoa.

Thành phần hoá học

Cây thanh cao hoa vàng mọc hoang dại ở Lạng Sơn đã được Đinh Huỳnh Kiệt, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự nghiên cứu (Dược học I, 1989, 11-14 và Dược học 2, 1990, 11-13) kết quả như sau:

Trong phần trên mặt đất của cây thanh cao mọc hoang dại có khoảng 0,6% tinh dầu có tỷ trọng d,, 0,9011 và ng 1,47574. Tinh dầu mẫu vàng nhạt gồm khoảng 35 thành phần, trong đó đã nhận dạng khoảng 20 chất với 12 cấu từ chính chiếm trên 73% tổng hàm lượng tinh dầu campho (23,75%), 1-8 cineol (15,44%), β farnesen (9,59%), β caryophyllen (6,29%), β cubeben (5,59%), artemisia ceton (4,42%), β myrcen (4,38%), p- cymem (4,08%)…

Từ phần trên mặt đất của thanh cao hoa vàng dại các tác giả còn chiết được chất artemisinin với tỷ lệ 0,3 đến 0,4% so với dược liệu khô. So sánh với công bố của Klayman (Mỹ) thì từ cây trống ở Mỹ chỉ chiết được 0,06% artemisinin, còn theo tài liệu công bố của Trung Quốc thì hàm lượng thấp nhất là 0,01%, nhưng nếu thu hoạch đúng, bảo quản tốt thì có thể thu 0,3 đến 0,5% artemisinin. Artemisinin là một sesquiterpen lacton chứa nhóm peroxyt nội, được các nhà khoa học Trung Quốc với sự tài trợ của Liên hiệp quốc đã chiết xuất được từ thân lá cây thanh cao hoa vàng từ 1972, có tác dụng chữa sốt rét và được đặt tên là artemisinin. Tinh thể hình kim không mẫu, điểm nóng chảy 156-157°C, α17D =66,3 có công thức thô C15H22O5, chứa nhóm peroxyt nội, chính nhóm này quyết định tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét. Artemisinin khó tan trong nước và trong dấu, có thể bị phá hủy trong dung môi phân cực do vòng lacton bị mở. Artemisinin hòa tan và khá bên trong các dung môi không phân cực, không bị phá hủy ngay cả ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nó vì vậy có thể tinh chế artemisinin bằng phương pháp thăng hoa. Có thể định lượng artemisinin bằng phương pháp chuẩn độ kiếm và phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

Tác dụng dược lý

Trung Quốc đã dùng artemisinin chiết từ thanh cao hoa vàng chữa 2353 bệnh nhân sốt rét trong đó 1511 nhiễm Plasmodium vivax, 558 nhiễm P.f alcaparum, 141 sốt rét ác tính, 143 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Liều dùng 300-400mg. Kết quả tác dụng 10-30% đối với P. vivax, 10-20% với P falciparum, liều độc DL 50 là 5015mg/kg thể trọng.

Công dụng và liều dùng

Theo các tài liệu cổ, thanh cao có vị đắng (khổ), tính hàn (lạnh). Vào hai kinh can và đởm. Có tác dụng thanh thư tịch uế, trừ phục nhiệt ở âm phận. Dùng chữa những trường hợp cốt trưng lao nhiệt (đau xương, nóng), đạo hãn (mồ hôi trộm), ngược tật (sốt rét), lở ngứa. Còn dùng chữa cảm mạo, thanh nhiệt, giúp sự tiêu hoá, lợi gan mật. Dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác. Ngày dùng từ 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

Theo khoa học hiện nay, dùng làm nguyên liệu chiết artemisinin để chữa sốt, sốt rét dưới dạng thuốc viên.

Đơn thuốc có thanh cao dùng trong nhân dân

Thanh cao miết giáp thang: Thanh cao 12g, miết giáp 16g, tri mẫu 12g, sinh địa 20g, đan bì 12g. Sắc uống trị sốt rét (ngược tật), còn dùng trị các chứng ổn nhiệt với các triệu chứng đêm sốt nóng, ngày không sốt, lúc nhiệt thoái không có mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, môi miệng khô ráo.

Chữa sốt chỉ dùng một vị thanh cao (Bản thảo cương mục trích từ Trửu hậu phương): Thanh cao I nấm (khoảng 20g), nước 2 tháng (300ml).

Sắc uống. Chữa sốt, sốt rét. Theo những tài liệu cổ thì thanh cao thích hợp với giai đoạn giữa của bệnh do nhiệt với các triệu chứng sợ lạnh, sốt không có mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, lạnh ít, nóng nhiều, không có mồ hôi. Đối với chứng sốt ở bệnh kết hạch cũng hay dùng vị này, nhưng nếu có mồ hôi không nên dùng. Thanh cao là một vị thuốc phát hãn, giải nhiệt mà không gây trở ngại cho tim và bộ máy tiêu hoá.

Cây Thanh Cao (Artemisia apiacea Hance.)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thanh Cao trang 659-660 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thảo cao, hương cao, thanh hao.

Tên khoa học Artemisia apiacea Hance.

Thuộc họ Cúc Artemisia (Compositae).

Thanh cao (Herba Artemisiae apiaceae) là toàn bộ phận trên mặt đất cây thanh cao phơi hay sấy khô.

Tên thanh hao còn dùng để chỉ một cây nữa (xem chú thích ở dưới) cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Mô tả cây

Thanh cao là một loại cỏ mọc hằng năm hay hai năm, cao chừng 0,3-1,5m, rất nhiều cành ngay từ giữa cay. Toàn thân có mùi thơm. Lá mọc so le, hai lần xẻ lông chim, phiến lá chét rất nhỏ, mép nguyên hoặc mỗi đĩa có 1-3 chỗ rách nhỏ. Cuống lá ngắn và hẹp. Cụm hoa hình đầu, đường kính 6mm, trông như một quả con. Xung quanh là hoa cái ở giữa là hoa lưỡng tính.

Thanh Cao
Thanh Cao

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Hà Nội, Hải Hưng (xã Tân Quang, thôn Nghĩa Trai), Lạng Sơn, Cao Bằng. Còn thấy ở ven bờ sông, bờ biển.

Tại các nước khác cũng có như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên. Vào các tháng 7 10, cây ra hoa kết quả, hái về, phơi hay sấy khô. Để nơi khô ráo.

Thành phần hoá học

Trong cây thành cao có tinh dầu, chất đắng và một ancaloit gọi là abrotanin C21H22N2O.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ thanh cao vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh can và đởm. Có tác dụng thanh thử tịch uế, trừ âm phận phục nhiệt. Dùng chữa sốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm, sốt rét, mụn nhọt.

Thanh cao chỉ mới thấy dùng trong đồng y làm thuốc chữa các chứng sốt, (sốt cảm, sốt do bệnh phổi, thương hàn), sốt mà mồ hôi không ra được, mồ hôi trộm, vàng da. Đông y cho rằng vị thanh cao dùng lâu không có hại, mà còn làm cho ăn ngon cơm, chóng tiêu, chữa mệt mỏi về cơ thể và trí não.

Còn dùng cầm máu, chữa đổ máu cam, đại tiện ra huyết.

Dùng ngoài đa có tính chất sát trùng, chữa mụn nhọt lở ngứa.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tới liều 20g một ngày.

Đơn thuốc có thanh cao dùng trong nhân dân

  1. Chữa mệt nhọc, kém ăn:

Lấy một phần lá, 3 phần nước, đun và cô đặc. Viên bằng hạt ngô. Trước khi đi ngủ hoặc lúc đói uống 10-20 viên. Có thể dùng rượu nóng chiêu thuốc.

  1. Chữa bệnh thương hàn, sốt do bệnh phổi, mồ hôi trộm (Diệp Quyết Tuyến)

Thanh cao 20g, mạch môn 15g, đảng sâm 12g, sinh địa 15g, gạo sống 15g, nước 800ml. Sắc và cổ còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!