Quyết định 6111/QĐ-BYT năm 2018 Phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm Y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020

1323
Quyết định 6111/QĐ-BYT năm 2018
Quyết định 6111/QĐ-BYT năm 2018
5/5 - (2 bình chọn)
BỘ Y TẾ

 CỤC QUẢN LÝ DƯỢC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 6111/QĐ-BYT

 

Hà Nội, ngày 29 thg 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
tại Trạm Y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành y tế;

Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã;

Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế;

Căn cứ Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, của trạm y tế xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trường Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trường Vụ Kế hoạch Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ, các Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, các Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Đề án

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế Phê duyệt đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020)

I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động của trạm y tế xã/phường/thị trấn (hoạt dộng chuyên môn, tài chính, nhân lực, …) nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực, sổ sách bảo đảm sự chính xác của số liệu, khả năng kết nối liên thông giữa trạm y tế xã với bảo hiểm xã hội và các tuyến y tế cao hơn, góp phần đẩy mạnh công tác quản lý hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng và triển khai phần mềm tin học quản lý hoạt dộng Trạm y tế xã, kết nối liên thông và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin bệnh viện, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR), hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.
b) Xây dựng và triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử có mã số định danh (ID) duy nhất cho mỗi người dân.
c) Triển khai phần mềm thống kê y tế điện tử ở 04 tuyến: Tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương theo lộ trình.
II. Nội dung giải pháp
1. Hạ tầng công nghệ thông tin
a) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Sở Y tế
– Trang bị máy chủ ứng dụng, máy chủ cơ sở dữ liệu.
– Đường truyền Internet.
b) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trạm Y tế xã bao gồm nội dung cụ thể:
– Trang bị đủ máy tính để bàn cho các cán bộ sử dụng phục vụ các hoạt động chuyên môn và công tác quản lý điều hành tại Trạm Y tế xã, phường.
– Đường truyền Internet.
c) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại tuyến huyện
– Đối với Trung tâm y tế huyện; Bổ sung máy chủ và đường truyền Internet (nếu cần thiết).
– Đối với bệnh viện huyện: Rà soát hạ tầng công nghệ thông tin, bổ sung máy chủ và đường truyền Internet (nếu cần thiết).
1. Nhân lực
a) Xây dựng chương trình và nội dung tập huấn, đào tạo về triên khai, vận hành và sử dụng phần mềm tin học quản lý hoạt động Trạm y tế xã, phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm thống kê y tế điện tử.
b) Triển khai đào tạo, tập huấn tập trung cho các cản bộ CNTT của Sở Y tế đề quản lý, vận hành các phần mềm (Tổ chức tại khu vực miền Bắc, miền Trung vả miền Nam).
c) Sở Y tế tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ tuyến huyện, xã trên địa bàn, bảo đảm các trạm y tế xã phải có người được tập huấn về Đề án này.
(Có Kế hoạch tập huấn cụ thể riêng).
2. Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật
a) Phần mềm tin học quản lý hoạt động trạm y tế xã, phường
Phần mềm tin học quản lý hoạt động trạm Y tế xã. phường bao gồm các phân hệ chức năng cụ thể như sau:
– Quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia đình;
– Quản lý khám bệnh, chữa bệnh;
– Quản lý bệnh truyền nhiễm;
– Quản lý bệnh không lây nhiễm;
– Quản lý chăm sóc sức khỏe sinh sản;
– Quản lý phòng, chống HIV/AIDS;
– Quản lý tiêm chủng;
– Quản lý uống vitamin A;
– Quản lý phòng, chống suy dinh dưỡng;
– Quản lý phòng, chống tai nạn thương tích;
– Quản lý thông tin tử vong;
– Quản lý thuốc thiết yếu và vật tư y tế;
– Quản lý tải sản, trang thiết bị y tế;
– Quản lý truyền thông, giáo dục sức khỏe;
– Quản lý vệ sinh môi trường;
– Quản lý an toàn thực phẩm;
– Quản lý sức khỏe cá nhân;
– Quản lý tài chính – kế toán;
– Báo cáo thống kê;
– Quản lý danh mục dùng chung;
– Quản trị hệ thống.
Phần mềm tin học Quản lý hoạt động trạm y tế xã, phường phải có khả năng kết xuất dữ liệu ra các tập tin XML theo định dạng, cấu trúc do Bộ Y tế quy định nhằm bảo đảm kết nối liên thông và chia sẻ thông tin với các hệ thong thông tin bệnh viện, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR), hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.
b) Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR)
– Tạo lập ID và hồ sơ gốc cho mỗi cá nhân dựa vào cơ sở dữ liệu hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Các chức năng của phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) đáp ứng Mô hình chức năng hệ thống EHR của tiêu chuẩn HL7 (ANSI/HL7 EHR. R2 – 2014, ngày 21/04/2014).
– Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử phải quản lý đầy dủ các thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
– Phần mềm hồ sơ sức khỏe diện tử cho phép quản lý hồ sơ ghi chép tình trạng chăm sóc và lịch sử sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đên lúc mất đi, trong đó chú trọng bảo đảm tính bảo mật và riêng tư của hồ sơ theo quy định.
-Hồ sơ sức khỏe điện tử suốt đời cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, bệnh viện, cơ sở cấp cứu, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám, bác sỹ gia đình, chuyên gia y tế và người dân.
c) Phần mềm thống kê y tế điện tử
– Phần mềm thống kê y tế điện tử Quản lý được tất cả các chi tiêu thống kê, hiển thị biểu mẫu báo cáo thống kê theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã; Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Ọuy định nội dung hệ thống chi tiêu thổng kê ngành y tế và Quyết định số 2360/1997/QĐ-BYT ngày 14/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện.
– Phần mềm có khả năng tạo lập các tài khoản cho người dùng phân cấp theo tuyến tỉnh, huyện, xã.
– Ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm kinh phí xây dựng phần mềm.
3. Xây dựng chính sách
a) Xây dựng văn bản quy định tiêu chí kỹ thuật về các phần mềm.
b) Xây dựng định dạng, cấu trúc của tập tin XML phục vụ việc kết nối liên thông giữa các phần mềm.
c) Xây dựng cơ chế tài chính cho việc đầu tư hoặc thuê dịch vụ CNTT tại trạm y tế xã.
4. Tài chính
a) Nguồn tài chính hỗ trợ thuê dịch vụ CNTT (hạ tầng và phần mềm).
b) Kết cấu chi phí CNTT vào giá dịch vụ y tế.
c) Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
III. Lộ trình thực hiện
1. Triển khai mô hình điểm từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019
– Từ tháng 01/2018 – 12/2018: Xây dựng và triển khai phần mềm tin học quản lý hoạt động trạm y tế xã, phần mềm thống kê y tế điện tử tại 26 Trạm y tế xã, phường ở 08 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An) phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, … tiến tới giảm sổ sách (giai đoạn này vẫn dùng song song phần mềm và sổ sách).
– Từ tháng 01/2018-03/2018: Chuẩn bị hạ tầng và bố trí nhân lực cần thiết hỗ trợ vận hành các phần mềm.
– Tháng 03/2018 – 5/2018: Xảy dựng nội dung và chương trình đào tạo, tập huấn cho các cán bộ ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã.
-Từ tháng 01/2018 -6/2018:
+ Xây dựng và triển khai mô hình điểm phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử;
+ Xây dựng cơ chế tài chính, nguồn tài chính, phương thức thanh toán cho dịch vụ CNTT tại 26 Trạm y tế xã, phường.
– Từ tháng 01/2019 – 6/2019: Hoàn thiện toàn bộ các hạng mục trong giai đoạn triển khai mô hình điểm, tổng kết giai đoạn mô hình điểm, làm cơ sở để nhân rộng.
2. Triển khai nhân rộng toàn quốc từ tháng 7 năm 2019 đến năm 2020
Từ tháng 07/2019: Tổ chức Hội nghị triển khai nhân rộng ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm y tế xã, phường trên toàn quốc.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường trên toàn quốc.
b) Giao các Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Đề án nảy theo chức năng nhiệm vụ được Bộ trưởng giao. Một số nội dung chính phân công cụ thể như sau:
– Cục Công nghệ thông tin lảm đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Đề án này trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy định tiêu chí kỹ thuật về các phần mềm, định dạng, cấu trúc của tập tin XML phục vụ việc kết nối liên thòng giữa các phần mềm.
– Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu thống kê, quy định biểu mẫu báo cáo thống kê của trạm y tế xã; xây dựng cơ chế tài chính cho việc tin học hóa y tế cơ sở; tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng để bố trí kinh phí thực hiện Đề án.
– Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì rà soát và hoàn chỉnh các quy định về sổ sách ghi chép khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế xã, mẫu hồ sơ sức khỏe cá nhân và Quyết định số 2360/1997/QĐ-BYT ngày 14/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện; quy định nội dung thông tin cần thiết về tình trạng sức khỏe của người bệnh phục vụ trao đồi giữa các phần mềm (biểu mẫu để kết xuất dữ liệu phục vụ trao đổi thông tin giữa các phần mềm).
2. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
a) Chủ trì, chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã phường trên địa bàn quản lý.
b) Chỉ đạo Sở Y tế: xây dựng Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT tại trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020 của địa phương, trình Chủ tịch UTBND tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt; chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các huyện, xã bao gồm cả các đơn vị y tế công lập và tư nhân trên địa bàn.
c) Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan huy động mọi nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch tại địa phương đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
a) Phối hợp với Bộ Y tế để chia sẻ thông tin từ dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kết nối liên thông với Bảo hiểm xă hội Việt Nam để thực hiện các nội dung về quản lý y tế cơ sở, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử và thống kê y tế điện tử.
b) Thống nhất về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội của người dân làm mã thẻ khám bệnh, chữa bệnh.
V. Hiệu quả kinh tế xã hội
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa Y tế điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong y tế, như điều trị bệnh nhân, tiến hành nghiên cứu, đào tạo nhân lực y tế, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng. Đó là một cách để đảm bảo rằng các thông tin y tế đúng phải được cung cấp đến đúng người ở đúng nơi và đúng lúc dưới một hình thức điện tử an toàn, tối ưu hóa chất lượng và hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Y tế điện tử không chỉ hỗ trợ chãm sóc bệnh nhân trực tiếp, y tế điện tử đặc biệt hỗ trợ cho việc theo dõi bệnh nhân từ xa, giúp việc phổ biến thông tin tốt hơn cho bệnh nhân, hỗ trợ cải thiện việc tiếp cận tư vấn sức khỏe, giúp thực hiện tiếp cận tư vấn từ xa và y học từ xa và cùng như tiếp cập với các dịch vụ cấp cứu nhanh hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động của trạm y tế xã/phường/thị trấn góp phần tăng cường công tác quản lý hoạt động của trạm y tế dựa trên cơ sở quản lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học; giúp cho người quản lý nắm được các thông tin nhanh, chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và điều chỉnh hoạt động kịp thời. Thông qua các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra được những kế hoạch phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng. Đồng thời ứng dụng CNTT giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Đặc biệt là ứng dụng CNTT giúp tăng cường chất lượng thông tin của tuyến y tế cơ sở, giảm thiểu sổ sách bảo đảm sự chính xác của số liệu, tăng cường khả năng kết nối liên thông giữa trạm y tế xã với bảo hiểm xà hội và các tuyến y tế cao hơn, góp phần thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành,
Thực hiện Đồ án này sẽ góp phần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế, củng cố lòng tin của người dân với y tế cơ sở, tăng tỷ lệ người bệnh tới chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế xã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân./.

Quyết định 6111/QĐ-BYT năm 2018 Phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm Y tế xã, phường giai đoạn 2018 – 2020

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY

6111_QĐ_BYT_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!