Trong bài viết này, dược sĩ Phạm Chiến giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Tripta 10mg được sản xuất bởi Atlantic Pharma, được dùng trong điều trị trầm cảm.
Tripta 10mg là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Tripta 10mg chứa:
- Amitriptyline HCl: 10mg
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén

Trình bày
SĐK: Đang cập nhật
Quy cách đóng gói: Hộp 1000 viên
Xuất xứ: Thái Lan
Tác dụng của thuốc Tripta 10mg
Cơ chế tác dụng
Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng, đồng thời có tác dụng giảm đau. Thuốc có đặc tính an thần và kháng cholinergic mạnh. Cơ chế chính là ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline tại synap thần kinh, giúp tăng hoạt tính của các chất dẫn truyền thần kinh này trong não – yếu tố quan trọng trong điều trị trầm cảm.
Ngoài ra, thuốc còn ức chế các kênh ion (natri, kali, NMDA) ở não và tủy sống, góp phần vào hiệu quả giảm đau, đặc biệt trong đau thần kinh, đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.
Amitriptyline còn gắn kết với các thụ thể muscarinic và histamine H1 với mức độ khác nhau.
Đặc điểm dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, amitriptyline hấp thu chậm nhưng gần như hoàn toàn. Nồng độ đỉnh trong máu thường đạt sau 1 – 8 giờ. Sinh khả dụng đường uống khoảng 50%.
Phân bố: Thuốc phân bố rộng khắp cơ thể và gắn kết mạnh với protein huyết tương (95%). Amitriptyline và chất chuyển hóa có thể đi qua nhau thai và bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa chủ yếu tại gan thông qua các enzyme CYP2C19, CYP3A4 và CYP2D6. Chất chuyển hóa chính là nortriptyline vẫn còn hoạt tính dược lý. Một số chất chuyển hóa khác yếu hơn và ít độc tính hơn.
Thải trừ: Thời gian bán hủy trung bình khoảng 25 giờ. Chủ yếu đào thải qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa, lượng bài tiết nguyên vẹn qua thận không đáng kể. Nồng độ ổn định trong máu đạt được sau khoảng một tuần điều trị liên tục.
Thuốc Tripta 10mg được chỉ định trong bệnh gì?
Tripta 10mg được dùng cho người lớn trong các trường hợp:
- Trầm cảm nặng
- Đau thần kinh
- Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng mạn tính và đau nửa đầu
Ở trẻ từ 6 tuổi trở lên, thuốc có thể dùng điều trị đái dầm ban đêm khi không hiệu quả với các phương pháp khác và đã loại trừ nguyên nhân thực thể.
Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng
Trầm cảm nặng
Người lớn: Bắt đầu 25 mg x 2 lần/ngày, có thể tăng dần đến tối đa 150 mg/ngày nếu cần. Duy trì với liều thấp nhất có hiệu quả.
Người cao tuổi và bệnh nhân tim mạch: Bắt đầu 10 – 25 mg/ngày, có thể tăng đến 100 – 150 mg/ngày tùy đáp ứng.
Thời gian điều trị: Tác dụng thường bắt đầu từ sau 2 – 4 tuần. Nên duy trì ít nhất 6 tháng sau hồi phục để tránh tái phát.
Đau thần kinh và dự phòng đau đầu mạn
Người lớn: 25 – 75 mg/ngày, dùng vào buổi tối; có thể tăng mỗi 3 – 7 ngày tùy đáp ứng. Tránh dùng liều đơn >75 mg.
Người cao tuổi và bệnh nhân tim: Bắt đầu từ 10 – 25 mg buổi tối, thận trọng với liều trên 75 mg.
Thời gian điều trị: Tùy tình trạng bệnh. Nên đánh giá lại định kỳ để xác định nhu cầu tiếp tục dùng thuốc.
Đái dầm ban đêm (trẻ ≥6 tuổi)
Trẻ 6 – 10 tuổi: 10 – 20 mg
Trẻ ≥11 tuổi: 25 – 50 mg
Dùng trước khi ngủ 1 – 1,5 giờ. Thời gian điều trị không nên vượt quá 3 tháng, khám lại mỗi 3 tháng nếu cần điều trị tiếp.
Cách dùng
Dùng thuốc Tripta 10mg qua đường uống. Ngưng thuốc nên giảm liều từ từ trong vài tuần.
Không sử dụng Tripta 10mg trong trường hợp nào?
Người từng bị dị ứng với thành phần trong thuốc.
Nhồi máu cơ tim (thời gian gần), block, rối loạn nhịp tim, suy động mạch vành.
Dùng đồng thời với MAOI hoặc trong vòng 14 ngày kể từ khi ngừng MAOI.
Người gặp tình trạng suy gan nặng.
Trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc
Thận trọng
Khi bệnh nhân sắp phẫu thuật, nên ngừng thuốc vài ngày trước đó nếu có thể. Nếu không, bác sĩ gây mê cần biết bệnh nhân đang dùng amitriptyline.
Cần thận trọng với người bị động kinh, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, hoang tưởng, bệnh tim gan tiến triển, liệt ruột hoặc hẹp môn vị.
Trầm cảm làm tăng khả năng nghĩ đến hoặc hành vi tự tử, đặc biệt trong những tuần đầu điều trị. Cần theo dõi sát, nhất là ở người dưới 25 tuổi hoặc có tiền sử hành vi tự tử.
Nếu người bệnh chuyển sang hưng cảm, nên ngừng thuốc.
Ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dùng dài có thể gây triệu chứng như cáu gắt, mất ngủ, đau đầu.
Với điều trị đái dầm: Nên kiểm tra điện tâm đồ trước khi điều trị để loại trừ hội chứng QT kéo dài.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp ở nhiều hệ cơ quan. Một số nhóm đáng lưu ý gồm:
- Hệ máu: Hiếm gặp như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, suy tủy.
- Miễn dịch: Có thể gây phản vệ, phù mạch.
- Tâm thần: Thường gặp tình trạng hung hăng, lú lẫn, mất ngủ, lo âu, trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến ảo giác, hành vi tự sát.
- Thần kinh: Buồn ngủ, run, đau đầu, rối loạn thăng bằng. Hiếm khi gây co giật, rối loạn ngoại tháp.
- Mắt: Rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, hiếm khi tăng nhãn áp cấp.
- Tim mạch: Đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp tư thế đứng, rất hiếm có thể gây viêm cơ tim.
- Hô hấp: Nghẹt mũi phổ biến, hiếm gặp viêm phổi dị ứng.Tiêu hóa: Khô miệng, táo bón, buồn nôn là các triệu chứng phổ biến. Hiếm gặp liệt ruột hoặc vàng da.
- Da: Tăng tiết mồ hôi, nổi mề đay, hiếm gặp rụng tóc, phản ứng DRESS.
- Tiết niệu – sinh dục: Rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương, tiết sữa bất thường.
- Toàn thân: Mệt mỏi, khát nước, tăng hoặc giảm cân, rối loạn ECG.
Tương tác
Tương tác chống chỉ định: Không phối hợp amitriptyline với thuốc ức chế MAO (cả chọn lọc và không chọn lọc) do nguy cơ gây hội chứng serotonin nghiêm trọng.
Tương tác cần thận trọng, nên tránh dùng chung:
- Thuốc cường giao cảm: Amitriptyline có thể làm tăng tác dụng của các thuốc như adrenaline, noradrenaline, dẫn đến nguy cơ tim mạch.
- Thuốc hạ huyết áp tác dụng trung ương: Có thể làm giảm hiệu quả các thuốc như clonidine, methyldopa, guanethidine.
- Thuốc kháng cholinergic: Làm tăng tác dụng phụ như liệt ruột, bí tiểu, tăng thân nhiệt.
- Các thuốc kéo dài khoảng QT: Nguy cơ loạn nhịp tim tăng khi dùng kèm các thuốc như quinidine, sotalol, cisapride, pimozide…
- Methadone hoặc thuốc lợi tiểu gây hạ kali: Làm tăng nguy cơ tác dụng phụ tim mạch.
- Thioridazine, tramadol: Tăng nguy cơ co giật, kéo dài QT hoặc hội chứng serotonin.
- Thuốc chống nấm như fluconazole, terbinafine: Có thể làm tăng nồng độ amitriptyline trong máu, gây ngộ độc.
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Có thể tăng hiệu lực an thần khi dùng chung với rượu, barbiturat, thuốc ngủ.
Ảnh hưởng của thuốc khác đến amitriptyline:
- Amitriptyline bị chuyển hóa chủ yếu bởi các enzym gan CYP2D6, CYP2C19 và một phần bởi CYP3A4, CYP1A2, CYP2C9.
- Chất ức chế CYP2D6 mạnh như fluoxetine, paroxetine, quinidine… có thể làm tăng nồng độ amitriptyline đáng kể, cần theo dõi hoặc điều chỉnh liều.
- Cimetidine, diltiazem, methylphenidate… cũng có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
- Fluvoxamine (ức chế CYP1A2): Có thể làm tăng nồng độ amitriptyline, nên tránh kết hợp.
- Các thuốc cảm ứng enzym gan như rifampicin, phenytoin, carbamazepine, barbiturat và cây ban Âu có thể làm giảm nồng độ amitriptyline, gây giảm hiệu quả điều trị.
- Valproate và valpromide: Làm tăng nồng độ amitriptyline, nên theo dõi lâm sàng sát.
Lưu ý trên phụ nữ có thai và cho con bú
Mang thai: Dữ liệu về việc dùng amitriptyline khi mang thai còn hạn chế. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ nên dùng khi thật sự cần, sau khi cân nhắc lợi ích và rủi ro.
Cho con bú: Amitriptyline và chất chuyển hóa đi vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Dù nguy cơ cho trẻ chưa rõ, cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị cho mẹ và việc tiếp tục cho bú.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Amitriptyline gây an thần, có thể làm giảm sự tỉnh táo và tập trung. Người dùng cần tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc, đặc biệt khi uống rượu hoặc dùng thuốc hướng thần kèm theo.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Quá liều có thể gây phản ứng kháng cholinergic (giãn đồng tử, tim đập nhanh, bí tiểu), ức chế thần kinh trung ương, co giật, hôn mê, loạn nhịp tim nặng, hô hấp kém, rối loạn điện giải, toan chuyển hóa. Ở trẻ em, quá liều đặc biệt nguy hiểm với các biểu hiện thần kinh, hô hấp và tim mạch. Tình trạng lú lẫn và ảo giác có thể xuất hiện khi hồi phục.
Xử trí: Nhập viện nếu cần, theo dõi và điều trị theo tình trạng, triệu chứng. Do quá liều thường là do cố ý, cần đánh giá nguy cơ tự tử khi hồi phục.
Thuốc Tripta 10mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Tripta 10m tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng như:
- Trimibelin 10mg có thành phần Amitriptyline, được sử dụng để điều trị trầm cảm. Thuốc được sản xuất bởi được sản xuất bởi Công ty TNHH liên doanh Hasan-DERMAPHARM.
- Amilavil 10mg thuộc nhóm chống trầm cảm 3 vòng dùng để điều trị trầm cảm và trị đái dầm cho trẻ từ 6 tuổi. Sản phẩm có giá 70.000 VND cho một hộp 4 vỉ x 15 viên.
Tài liệu tham khảo
- Amitriptyline 10 mg Film-Coated Tablets, EMC. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025 từ https://www.medicines.org.uk/emc/product/10849/smpc#gref
Thanh –
Thuốc tốt, giá cả hợp lý