VI KHUẨN HP LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HP BAO LÂU?

Một thống kê có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP, cứ khoảng 1000 người có tới 700 người bị nhiễm vi khuẩn HP. Tại TPHCM có 90% người dân nhiễm vi khuẩn HP và có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Đây là một con số đáng báo động cho thấy nguy cơ cao về tác hại của loại vi khuẩn này tới sức khỏe cộng đồng.

1. Phác họa chân dung vi khuẩn HP

Theo TS.BS Nguyễn Công Long (Phó trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: “Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn đường tiêu hóa, chúng thường ẩn nấp dưới lớp niêm mạc dạ dày và có khuynh hướng tấn công lớp lót dạ dày.”

Cơ chế gây viêm loét của HP bao gồm:

  • Vi khuẩn Hp đi vào trong dạ dày, tiết men urease, tạo ra môi trường trung tính bao quanh bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động của acid dịch vị.
  • Men urease phản ứng với thành phần trong màng nhầy dạ dày, làm giảm độ keo dính giúp vi khuẩn chui qua lớp bảo vệ tự nhiên để đến niêm mạc dạ dày.
  • Bám dính chắc vào niêm mạc dạ dày thông qua liên kết giữa adhesins của vi khuẩn và thụ thể trên bề mặt tế bào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bên trong tế bào niêm mạc dạ dày và nhân lên.
  • Tiết ra độc tố gây viêm, loét, thậm chí ung thư dạ dày.

2. Vi khuẩn HP nguy hiểm đến mức nào?

Vi khuẩn HP có thể gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng đó chỉ là biến chứng thông thường, chúng có thể gây ra những “tội ác” nghiêm trọng hơn trong cơ thể người, bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa
  • Thủng dạ dày
  • Viêm phúc mạc (lớp màng bảo vệ và ngăn cách các cơ quan)
  • Ung thư dạ dày

3. Làm thế nào để biết có vi khuẩn HP đang ẩn náu trong dạ dày hay không?

Bạn có thể tới các bệnh viện, các cơ sở khám chữa làm xét nghiệm để kiểm tra có vi khuẩn HP hay không. Một số xét nghiệm có thể phát hiện vi khuẩn HP là: Xét nghiệm máu, Kiểm tra hơi thở, Xét nghiệm phân, Nội soi dạ dày.

4. Tiêu diệt vi khuẩn HP như thế nào?

Điều trị vi khuẩn HP hiện nay chủ yếu dựa trên 2 hướng chính:

  • Điều trị bằng Tây y:

Đây là một hướng điều trị rất phổ biến trên cơ sở phối hợp các thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng acid và bao vết loét.

Phương pháp này với ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh vì HP là một loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Ngoài ra các loại thuốc kháng acid hay bao vết loét cùng tiềm ẩn những tác dụng có hại như mất cân bằng điện giải, rối loạn tiêu hóa…

  • Điều trị bằng Đông y:

Với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP, do lo ngại những tác dụng phụ của thuốc tây nên họ đã tìm đến phương pháp Đông y để điều trị. Thực tế đã chứng minh rằng, các loại thuốc đông y được sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra khá hiệu quả và an toàn, nổi bật nhất là bài thuốc cổ phương được bào chế dạng hỗn dịch có trong sản phẩm Obati 3.

 

Thành phần bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng điều trị căn nguyên gây ra bệnh nên tạo được hiệu quả lâu dài. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, các bệnh lý về dạ dày do vi khuẩn HP gây ra sẽ được điều trị và đạt được hiệu quả như mong muốn. Hỗn dịch Obati 3 được bào chế trên dây chuyền công nghệ Đức, mang lại hiệu quả trong việc bảo toàn các hoạt chất quý trong thảo dược.

Xem thêm tại: https://www.fda.gov/CombinationProducts/JurisdictionalInformation/RFDJurisdictionalDecisions/ucm106670.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *