Thông tin thuốc Propofol – thuốc gây mê tĩnh mạch

17
Propofol
Propofol
Đánh giá

Dược lý và cơ chế tác dụng của Propofol

Dược lực học

Propofol là một thuốc gây mê tĩnh mạch để điều trị an thần hoặc duy trì trạng thái mê. Khi tiêm một liều propofol, mê thường xảy ra trong vòng 40 giây. Propofol là một trong những thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng nhanh, nửa đời cân bằng máu-não xấp xỉ 1-3 phút và đây được coi là sự khởi mê.

Propofol có tính chất dược lực phụ thuộc vào mức độ trong máu. Mức độ Propofol trong máu ổn định có liên quan đến tốc độ tiêm truyền và cá nhân của bệnh nhân. Khi nồng độ trong máu cao do tiêm nhanh hoặc tăng tốc độ tiêm, có thể gặp nhiều hơn các tác dụng phụ như ức chế tim và hô hấp. Khoảng 3 đến 5 phút giữa các đợt điều chỉnh liều lượng là khoảng thích hợp để đánh giá tác dụng.

Tác dụng của Propofol trên huyết động có thể thay đổi trong quá trình khởi mạch. Nếu duy trì thông khí tự nhiên, propofol sẽ giảm huyết áp động mạch và ít thay đổi tần số tim và cung lượng tim. Tuy nhiên, nếu có hỗ trợ thông khí hoặc điều khiển thông khí, giảm cung lượng tim sẽ nặng hơn.

Sử dụng thêm một loại thuốc opioid mạnh như Fentanyl sẽ giảm thêm cung lượng tim và điều khiển hô hấp.

Nếu tiếp tục sử dụng propofol để gây mê, sự kích thích do việc đặt ống nội khí quản và phẫu thuật có thể giúp huyết áp động mạch trở về mức bình thường. Tuy nhiên, có thể vẫn giảm cung lượng tim. Sự liên quan giữa Propofol với tăng mức Histamin huyết tương rất hiếm khi xảy ra.

Khi khởi mê bằng Propofol, việc ngừng thở có thể xảy ra tại cả người lớn và trẻ em. Trong quá trình giữ mê, Propofol có thể gây giảm thông khí và cần kết hợp với tăng áp suất carbon dioxyd. Tùy thuộc vào tốc độ cho thuốc và sử dụng cùng lúc với các loại thuốc khác (như thuốc opioid, thuốc an thần, v.v.), tác dụng giảm thông khí có thể rõ rệt.

Propofol không có tác dụng ảnh hưởng đến việc phản ứng của mạch não đối với thay đổi áp suất carbon dioxyd trong động mạch. Sử dụng Propofol cũng có thể giúp giảm tỷ lệ và độ nặng của buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Propofol
Công thức cấu tạo của Propofol

Dược động học

Trong người lớn, tốc độ thanh thải của propofol có thể thay đổi từ 23 đến 50 ml/kg/phút. Propofol chủ yếu được thải trừ qua các chất chuyển hóa không có hoạt tính tại gan và được bài tiết qua thận.

Khoảng 50% của liều thuốc được sử dụng là liên hợp glucuronic.

Propofol có thể tích phân bố trong trạng thái ổn định (sau khi tiêm truyền trong 10 ngày) gần bằng 60 lít/kg trong người lớn khỏe mạnh, tuy nhiên số lượng này có thể giảm đi khi tuổi tăng lên.

Thời gian nửa đời thải trừ của propofol bao gồm 2 pha: pha đầu có thời gian nửa đời thải trừ là 40 phút, còn pha cuối là 4 đến 7 giờ (nếu sau khi tiêm truyền trong 10 ngày thì có thể lên đến 1 đến 3 ngày).

Công dụng và chỉ định của Propofol

Khởi mê hoặc duy trì gây mê.

Gây an thần, duy trì trạng thái an thần-vô cảm có thể theo dõi bằng máy monitor trong quá trình phẫu thuật. Thường được kết hợp với thuốc gây tê cục bộ.

Được dùng trong đặt nội khí quản, thông khí bằng máy ở đơn vị điều trị tích cực.

Propofol có khả năng chống nôn sau phẫu thuật.

Chống chỉ định của Propofol

Chống chỉ định bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Chống chỉ định trong sản khoa bao gồm mổ lấy thai do thuốc có đi qua nhau thai và gây trụy mạch ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em dưới 3 tuổi.

Người mắc bệnh tim hoặc phổi nặng.

Không dùng trong liệu pháp sốc điện gây co giật.

Người có tiền sử động kinh, co giật.

Bệnh nhân tăng áp lực nội sọ, suy tuần hoàn não.

Bệnh nhân rối loạn lipid máu, tăng lipid máu.

Người hạ huyết áp, giảm lưu lượng tuần hoàn.

Bệnh Porphyrin

Liều dùng và cách dùng của Propofol

Xác định liều lượng và tốc độ tiêm truyền còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh nhân. Propofol có 2 loại nhũ dịch: loại 1% tiêm tĩnh mạch và loại 2% chỉ để tiêm truyền.

Người lớn khỏe mạnh < 55 tuổi Người bệnh cao tuổi, hoặc suy yếu Người bệnh tim Người bệnh phẫu thuật thần kinh Trẻ em khỏe mạnh ≥ 3 tuổi
Khởi mê 40 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (2 – 2,5 mg/kg). 20mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 – 1,5 mg/kg). 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (0,5 – 1,5 mg/kg). 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 – 2 mg/kg). 2,5 – 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20 – 30 giây.
Duy trì mê, truyền tĩnh mạch 100 – 200 mcg/kg/phút (6 – 12 mg/kg/giờ). 50 – 100 mcg/kg/phút (3 – 6 mg/kg/giờ). Tốc độ truyền: 100-105mcg/kg/phút. 100 – 200 microgam/kg/phút (6 – 12 mg/kg/giờ). 125 – 300 microgam/kg/phút (7,5 – 18 mg/kg/giờ).
Duy trì mê – tiêm tĩnh mạch cách quãng Gia tăng từ 20 – 50 mg khi cần thiết.
Gây an thần – vô cảm có theo dõi bằng Monitor Kỹ thuật tiêm truyền với tốc độ thay đổi được ưa dùng hơn kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cách quãng.

Đa số người bệnh cần được tiêm truyền 25 – 75 microgam/kg/phút (1,5 – 4,5 mg/kg/giờ) hoặc tiêm tĩnh mạch với các liều gia tăng 10 mg hoặc 20 mg.

Đa số người bệnh cần 80% liều thường dùng cho người lớn. Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh.
Gây và duy trì an thần ở đơn vị điều trị tích cực cho người bệnh được đặt ống nội khí quản, thông khí bằng máy Liều tiêm truyền đầu tiên là 5 microgam/kg/phút (0,3 mg/kg/giờ) trong ít nhất 5 phút.

Tiếp đó có thể tiêm truyền những lượng gia tăng từ 5 – 10 microgam/kg/phút (0,3 – 0,6 mg/kg/giờ) trong 5 – 10 phút cho tới khi đạt được mức độ an thần mong muốn.

Có thể cần dùng lượng gia tăng để duy trì từ 5 – 50 microgam/kg/phút (từ 0,3 – 3 mg/kg/giờ) hoặc cao hơn.

Đánh giá mức độ an thần và chức năng hệ TKTW hàng ngày trong thời kỳ duy trì để xác định liều tối thiểu nhũ dịch tiêm propofol cần thiết.

Nếu thời gian gây an thần vượt quá 3 ngày, nồng độ lipid phải được giám sát theo dõi.

Duy trì an thần vô cảm Liều lượng 100 – 150 microgam/kg/phút (6 – 9 mg/kg/giờ) trong 3 – 5 phút; hoặc tiêm chậm tĩnh mạch 0,5 mg/kg trong 3 – 5 phút, và tiếp ngay sau đó tiêm truyền để duy trì.

Tác dụng không mong muốn của Propofol

Thường gặp, ADR > 1/100 Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
TKTW Chóng mặt, sốt, nhức đầu, cơn động kinh với tư thế người ưỡn cong. Tăng trương lực/loạn trương lực, dị cảm, kích động.
Tim mạch Hạ huyết áp, nhịp tim chậm. Ngoại tâm thu nhĩ, ngất.
Hô hấp Ngừng thở, ho, nhiễm toan hô hấp. Thở khò khè, giảm chức năng phổi.
Tiêu hóa Buồn nôn, nôn, co cứng cơ bụng. Tăng tiết nước bọt.
Phản vệ Phản ứng phản vệ.
Thần kinh – cơ và xương Co giật cơ. Đau cơ.
Chuyển hóa Tăng lipid huyết.
Khác Nấc.
Da Đỏ bừng, ngứa.
Các giác quan Giảm thị lực.
Tiết niệu – sinh dục Nước tiểu vẩn đục, nước tiểu màu xanh lá cây.
Sốt cấp tính Tháng 6/2007, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (USFDA) thông báo có phản ứng sốt cấp tính xảy ra ở bệnh nhân dùng propofol để giảm đau dạ dày và lưu ý các bác sĩ cần thận trọng khi đánh giá các trường hợp sốt cấp tính và bệnh nhân nhiễm trùng huyết.
Viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm hay nhiễm trùng huyết Thuốc có môi trường dễ phát triển vi trùng khi bị nhiễm

Tương tác thuốc của Propofol

Benzodiazepin, Barbiturat, Cloral hydrat, Droperidol và những thuốc an thần, opioid khác Tăng tác dụng gây mê hoặc an thần của Propofol và hạ rõ rệt hơn huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp động mạch trung bình, và cung lượng tim.Có thể hiệu chỉnh lại liều.

Isofluran, Enflurane, và Halothan và những thuốc gây mê hít có tác dụng mạnh làm tăng tác dụng gây mê hoặc an thần, và tác dụng về tim – hô hấp của Propofol.

Theophylin đối kháng với tác dụng của Propofol nên khi phối hợp có thể hiệu chỉnh lại liều Propofol.

Tránh sử dụng cùng Pimozid.

Tăng độc tính của Midazolam, Aripiprazol.

Propofol bị giảm hiệu quả khi dùng cùng Peginterferon

Thận trọng khi sử dụng Propofol

Propofol phải sử dụng cẩn thận với người bị suy giảm thể dịch ngoại bào, rối loạn động kinh, rối loạn chuyển hóa lipid và người cao tuổi.

Trong trường hợp người bệnh cao tuổi hoặc suy nhược, không nên sử dụng Propofol nhanh (một liều hoặc những liều liên tục) trong khi gây mê hoặc gây an thần vô cảm mà phải theo dõi, để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc đối với hệ tim – hô hấp. Trong trường hợp này, cần sử dụng liều khởi mê thấp và truyền chậm hơn, và phải theo dõi người bệnh liên tục về những dấu hiệu sớm của hạ huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim.

Việc ngừng thở có thể xảy ra trong quá trình khởi mê với propofol và có thể kéo dài trong hơn 60 giây, do đó cần phải sẵn sàng sử dụng các phương tiện hô hấp và tuần hoàn hỗ trợ.

Một số tình trạng co giật có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.

Cách bảo quản

Đóng gói kín trong khí Nitrogen, tránh oxy do thuốc có thể bị oxy hóa.

Nhiệt độ 4-22 độ C. Không để thuốc đóng băng, tránh ánh sáng.

Lắc kỹ trước khi dùng.

Sử dụng trong vòng 6 tiếng sau khi lấy vào bơm tiêm hoặc các đồ chứa khác.
Không lưu trữ thuốc ngoài không khí, bỏ phần thừa sau khi gây mê, không sử dụng lại.

Các dạng bào chế phổ biến của Propofol

Propofol có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015. Propofol được bào chế dạng

Nhũ dịch thuốc tiêm hàm lượng 10mg/ml, tiêm tĩnh mạch.

Dung dịch tiêm 10ml hàm lượng 10mg/ml..

Lọ tiêm truyền 50ml,100ml hàm lượng 10mg/ml.

Dạng bơm tiêm đóng sẵn dạng 50ml hàm lượng 10mg/ml.

Thuốc Propofol có biệt dược gốc là Diprivan. Ngoài biệt dược gốc này ra còn có các sản phẩm nổi tiếng chứa trên thị trường hiện nay như:

Propofol
Các biệt dược chứa Propofol

Tài liệu tham khảo

  1. Thomas B. Folino; Erind Muco; Anthony O. Safadi; Lance J. Parks (cập nhật ngày 25 tháng 7 năm 2022), Propofol, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  2. Dược Thư Quốc Gia 2( cập nhật năm 2018), Propofol, Trang 1201-1203. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!