Trong bài viết này, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn thuốc Fellaini 25mg, một sản phẩm của Dược phẩm Me Di Sun, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-28983-18.
Fellaini 25mg là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Fellaini 25mg có chứa thành phần:
- Acitretin:……………….25mg.
- Các tá dược khác vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Trình bày
SĐK: VD-28983-18.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Xuất xứ: Việt Nam.
Tác dụng của thuốc Fellaini 25mg
Dược lực học
Acitretin là một retinoid và là một chất chuyển hóa của etretinat. Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc chưa được biết.
Các nghiên cứu gợi ý rằng acitretin ảnh hưởng tới tăng sinh tế bào biểu bì và quá trình tổng hợp glycoprotein của da.
Đặc biệt, acitretin giúp bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào, làm mỏng lớp sừng ở biểu bì do làm giảm tốc độ tăng sinh của tế bào sừng. Tác dụng chống viêm và chống tăng sinh của acitretin giúp làm giảm viêm ở da và biểu bì, giảm bong biểu bì, ban đỏ và độ dày của các tổn thương vẩy nến.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, nồng độ thuốc tối đa trong máu đạt được sau 1 – 5 giờ. Sinh khả dụng đạt từ 60 – 70%, nhưng thay đổi nhiều giữa các cá nhân (36 – 95%), sinh khả dụng của acitretin tăng khi uống cùng bữa ăn (72%)
Phân bố: Acitretin rất ưa mỡ và dễ dàng vào các mô. Acitretin gắn vào protein huyết tương trên 99%, chủ yếu vào Albumin, một tỷ lệ thấp là lipoprotein. Acitretin qua nhau thai và vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa thành các chất có hoạt tính là 13-cis-acitretin và một ít là etretinat. Nếu uống rượu sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển hóa acitretin thành etretinat, kể cả sau khi người bệnh đã ngừng thuốc.
Thải trừ: Nửa đời thải trừ của acitretin trung bình 49 giờ (khoảng 36 – 96 giờ), của 13-cis-acitretin trung bình là 63 giờ (khoảng 28 – 157 giờ), etretinat có nửa đời thải trừ là 120 ngày (có thể lên tới 168 ngày), lúc đó có thể dự trữ trong các tế bào mỡ trong nhiều tháng và cả trong vài năm. Thời gian hấp thu tối đa là 2 – 5 giờ.
Cả acitretin và chất chuyển hóa 13-cis-acitretin thải trừ qua mật (34 – 54%) và nước tiểu (16 – 53%) dưới dạng liên hợp.
Thuốc Fellaini 25mg được chỉ định trong bệnh gì?
Bệnh vảy nến dạng nặng lan rộng, không có hiệu quả khi điều trị bằng các phương pháp khác
Vảy nến có mụn mủ ở các chi.
Bệnh da liễu kèm rối loạn điều hòa sản sinh chất sừng.
Chứng dị sừng nang lông (bệnh Darier).
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Fellaini 25mg
Cách dùng
Uống trực tiếp thuốc Fellaini 25mg cùng với nước.
Fellaini 25mg không được dùng quá 6 tháng với bất kỳ chỉ định điều trị nào.
Liều dùng
Người bị vảy nến dạng nặng: khởi đầu sử dụng Fellaini 25mg với liều 1 – 2 viên x 1 lần/ngày. Sau đó, tùy thuộc đáp ứng lâm sàng và tình trạng bệnh , điều chỉnh liều acitretin cho phù hợp. Đợt điều trị có thể kéo dài đến 2 tháng, với liều dùng tối đa 3 viên Fellaini 25mg/ngày.
Bệnh vảy cá hay chứng dị sừng nang lông uống 1 – 2 viên Fellaini 25mg/ ngày, tối đa 2 viên/ngày. Điều trị với acitretin ít nhất 3 tháng.
Trẻ em từ 12 – 18 tuổi dùng 1 viên Fellaini 25mg x 1 lần/ngày trong 2 – 4 tuần. Tùy thuộc đáp ứng thuốc, điều chỉnh lại liều dùng acitretin sau đó. Thông thường sẽ là 1-2 viên Fellaini 25mg/ngày trong một đợt ngắn, tối đa chỉ được uống 3 viên Fellaini 25mg/ngày.
Người già không cần điều chỉnh liều hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không sử dụng thuốc Fellaini 25mg trong trường hợp nào?
Mẫn cảm với thuốc,
Suy gan hoặc suy thận nặng.
Tăng lipid huyết.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả.
Uống rượu trong thời gian dùng thuốc và 2 tháng sau khi đã ngừng thuốc: Điều này áp dụng cho người bệnh nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì nguy cơ gây dị tật đối với thai nhi.
Không phối hợp với tetracyclin và methotrexat.
Không dùng cùng với các thuốc thuộc nhóm retinoid hoặc vitamin A.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc
Thận trọng
Vì nguy cơ gây quái thai trên phụ nữ rất cao của Fellaini 25mg, việc sử dụng cho phụ nữ phải được hết sức cẩn trọng. Fellaini 25mg chỉ được chỉ định nếu đối tượng dùng đạt một số yêu cầu như:
Tình trạng bệnh nghiêm trọng, phải sử dụng acitretin để điều trị.
Các thử nghiệm mang thai cho kết quả âm tính trong 1 tuần trước khi dùng acitretin và phải tiến hành thử thai trong toàn đợt dùng thuốc. Đợt điều trị bằng Fellaini 25mg tiến hành vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh tiếp theo.
Liên tục trong vòng 1 tháng trước điều trị, trong đợt dùng thuốc và 3 năm sau khi dùng Fellaini 25mg phải tiến hành các phương pháp tránh thai hữu hiệu…
Thận trọng khi dùng Fellaini 25mg cho người bị viêm tụy, suy chức năng gan thận nặng hay bị đái tháo đường.
Theo dõi chức năng gan, các thông số cholesterol toàn phần hay Glucose máu thường xuyên trong quá trình
Tác dụng phụ
Tỷ lệ gặp các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Fellaini 25mg cực kỳ cao, khoảng 98%. Các tình trạng phổ biến hay gặp nhất là tăng cảm giác, khô và bong tróc da, tăng Cholesterol máu, tăng/giảm bạch cầu, khô mắt, viêm mũi, huyết niệu,…
Ngoài ra, cũng có thể có mất ngủ, trầm cảm, viêm khớp, nhìn mờ, phù, chảy máu chân răng, rối loạn vị giác, ù tai,…
Tương tác
Rượu hay đồ uống có cồn khiến tỷ lệ chuyển hóa của Acitretin tăng lên, gây tích lũy thuốc và tăng nguy cơ quái thai ở đối tượng phụ nữ.
Khả năng quá liều Vitamin A có thể xảy ra nếu đồng thời uống Fellaini 25mg với các retinoid khác.
Acitretin dùng cùng Methotrexat hay các hoạt chất gây độc cho gan khiến độc tính trên gan tăng cao, nên tuyệt đối không được kết hợp.
Fellaini (Acitretin) 25mg giảm hiệu quả tránh thai của các thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin.
Phải hiệu chỉnh liều Cyclosporin, Hydantoin, Glyburide,… nếu kết hợp với Acitretin vì có xảy ra tương tác.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chống chỉ định
Quá liều và xử trí
Thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Thuốc Fellaini 25mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Fellaini 25mg giá hiện nay là 625.000đ/ hộp 30 viên và đang được bán tại Dược sĩ Lưu Văn Hoàng; chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Fellaini 25mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tài liệu tham khảo
- Sunil Dogra, Savita Yadav (Ngày đăng năm 2014). Acitretin in psoriasis: an evolving scenario. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2023 từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24601982/
- Chai Sue Lee, Kai Li (Ngày đăng năm 2009). A review of acitretin for the treatment of psoriasis. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2023 từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19998529/
Thoa –
Thuốc chính hãng, còn được tư vấn hướng dẫn cụ thể
Trang –
Shop có ship Hoàng Mai không ạ