Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Qapanto 40mg chứa thành phần Pantoprazole 40mg; là thuốc được dùng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, được sản xuất bởi Atlantic Pharma- Producoes Farmaceuticas S.A, Bồ Đào Nha và lưu hành dưới số đăng ký là VN-19076-15, do Công ty TNHH DP Quang Anh nhập khẩu và phân phối.
Qapanto 40mg là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Qapanto 40mg có chứa thành phần:
- Pantoprazole:…………………………..40mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dày
Trình bày
SĐK: VN-19076-15.
Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Atlantic Pharma- Producoes Farmaceuticas S.A, Bồ Đào Nha.
Tác dụng của thuốc Qapanto 40mg
Cơ chế tác dụng
Pantoprazol là thuốc ức chế bơm proton, là một benzimidazol thay thế có tác động ức chế sự bài tiết acid ở dạ dày bằng cách ức chế chọn lọc tại các bơm proton ở tế bào thành dạ dày.
Pantoprazol được chuyển hóa thành các dạng hoạt chuyển hóa có hoạt tính trong môi trường acid của tế bào thành dạ dày do ức chế men H+, K+ – ATPase là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất acid hydrocloric. Sự ức chế của pantoprazol phụ thuộc vào liều lượng và có tác động đồng thời lên cả quá trình bài tiết cơ bản và tăng sản sinh của acid hydrocloric. Trên phần lớn bệnh nhân, các triệu chứng sẽ được cải thiện sau 2 tuần.
Cũng như với các thuốc ức chế bơm proton và ức chế thụ thể H2 khác, việc điều trị với pantoprazol có thể gây ra sự giảm tiết acid dạ dày và do đó làm tăng nồng độ gastrin theo tỉ lệ acid bị giảm. Quá trình tăng gastrin có tính chất thuận nghịch. Vì pantoprazol gắn với enzyme nằm xa điểm giữa thụ thể tế bào bề mặt, nó có thể tác động một cách độc lập lên quá trình bài tiết acid hydrocloric của các chất kích thích khác như acetylcholin, histamin, gastrin và tác động này là như nhau nếu dùng pantoprazol ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Đặc điểm dược động học
Hấp thu
Pantoprazol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa với sinh khả dụng toàn phần đường uống khoảng 77% và thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 2-2,5 giờ. Thức ăn gần như không ảnh hưởng tới hấp thu của Pantoprazole.
Phân bố
Tỷ lệ pantoprazol kết hợp với protein huyết thanh vào khoảng 98%.
Chuyển hóa
Hoạt chất gần như được chuyển hóa hoàn toàn ở gan. Chất chuyển hóa chính cả trong huyết thanh và thận là desmethylpantoprazol – dạng chuyển hóa do tạo liên hợp sulfat.
Thải trừ
Các dạng chuyển hóa của pantoprazol thải trừ chủ yếu tại thận (chiếm 80%), phần còn lại được bài tiết theo phân. Nửa đời thải trừ của chất chuyển hóa chính (khoảng 1,5 giờ) không dài hơn nhiều so với nửa đời thải trừ của pantoprazol.
Thuốc Qapanto 40mg được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc Qapanto 40mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Ðiều trị Helicobacter pylori ở những bệnh nhân bị loét dạ dày nhằm giảm tái phát loét dạ dày và tá tràng do vi khuẩn này gây ra bằng cách dùng thuốc này phối hợp với 2 kháng sinh thích hợp.
- Loét dạ dày.
- Loét tá tràng.
- Viêm thực quản trào ngược trung bình và nặng.
- Hội chứng Zollinger-Ellison và các tình trạng tăng bài tiết bệnh lý khác.
Liều dùng của thuốc Qapanto 40mg
Cách dùng thuốc Qapanto 40mg
Thuốc Qapanto 40mg được dùng theo đường uống, người bệnh nên uống nguyên viên với một cốc nước, không nên nhai, nghiền hay bẻ.
Thời điểm thích hợp là uống vào 1 giờ trước khi ăn sáng và trước khi ăn tối (nếu dùng hai lần mỗi ngày).
Liều dùng của thuốc Qapanto 40mg
Loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản trào ngược: 1 viên mỗi ngày, có thể tăng lên 2 viên mỗi ngày, nhất là khi không đáp ứng với thuốc khác. Dùng thuốc trong vòng 2 tuần liên tục, tối đa không quá 4 tuần sử dụng.
Hội chứng Zollinger-Ellison và tình trạng tăng tiết acid bệnh lý khác: Thường điều trị trong 4 tuần, hoặc có thể dài hơn nhưng không quá 8 tuần
- Liều ban đầu 2 viên mỗi ngày, sau tăng giảm theo đáp ứng, có thể tăng lên tới 4 viên mỗi ngày.
- Nếu liều trên 2 viên mỗi ngày cần chia làm 2 lần dùng thuốc, thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng.
Bệnh nhân suy gan nặng: 1 viên mỗi 2 ngày, theo dõi men gan
Người cao tuổi hoặc bệnh nhân suy thận: Không dùng quá liều 1 viên mỗi ngày, trừ trường hợp phối hợp điều trị vi khuẩn H.pylori (2 viên mỗi ngày) trong một tuần
Ở những bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori (dương tính), cần thực hiện việc diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Tùy theo kiểu kháng thuốc, khuyến cáo những phác đồ điều trị phối hợp như sau:
- Mỗi ngày 2 lần x (1 viên pantoprazol + 1000mg amoxicillin + 500mg clarithromycin), hoặc
- Mỗi ngày 2 lần x (1 viên pantoprazol + 500mg metronidazol + 500mg clarithromycin), hoặc
- Mỗi ngày 2 lần x (1 viên pantoprazol + 1000mg amoxicillin + 500mg metronidazol).
Không sử dụng thuốc Qapanto 40mg trong trường hợp nào?
Không nên dùng pantoprazol cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc bất kỳ thuốc nào được sử dụng trong các biện pháp điều trị phối hợp.
Pantoprazol cũng không nên được dùng trong liệu pháp phối hợp để diệt H.P ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và thận từ trung bình đến nặng, vì hiện chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả của pantoprazol trong liệu pháp phối hợp để diệt H.P ở những bệnh nhân này.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Qapanto 40mg
Thận trọng
Không chỉ định pantoprazol cho những ca rối loạn tiêu hóa nhẹ như chứng khó tiêu liên quan đến thần kinh.
Trong liệu pháp phối hợp thuốc, cần phải quan tâm đến đặc tính của thuốc phối hợp.
Trước khi điều trị với pantoprazol, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì điều trị với pantoprazol có thể nhất thời làm mất các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán ung thư.
Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược cần được khẳng định bằng nội soi.
Hiện chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả việc điều trị của pantoprazol ở trẻ em.
Với bệnh nhân bị hội chứng Zolliger-Ellison và tình trạng tăng tiết bệnh lý cần điều trị lâu dài, pantoprazol cũng giống như các thuốc chẹn acid khác, có thể làm giảm hấp thu của vitamin B12 (cyanocobalamin) gây ra do giảm hoặc không bài tiết acid. Điều này cần được lưu ý khi có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng ở từng cá thể.
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR >1/100
Hệ tiêu hóa: Đau bụng trên, tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi.
Hệ thần kinh: Đau đầu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Hệ thần kinh: Hoa mắt, rối loạn thị lực (nhìn mờ).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Tương tác
Pantoprazol có thể làm giảm độ hấp thu của các thuốc có sinh khả dụng phụ thuộc vào pH (thí dụ: Ketoconazol).
Không có tương tấc cạnh tranh khi sử dụng cùng lúc pantoprazol với các thuốc hoặc hợp chất cùng chuyển hóa cùng hệ enzym cytochrom P450, như carbamazepin, caffein, diazepam, diclofenac, digoxin, ethanol, glibenclamid, metoprolol, nifedipin, phenprocoumon, phenytoin, theophyllin, warfarin và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.
Không quan sát thấy tương tác thuốc khi điều trị đồng thời với phenprocoumon và warfarin trong các nghiên cứu dược động học lâm sàng, có rất ít trường hợp thay đổi tỷ lệ bình thường hóa quốc tế INR được nêu trong báo cáo lưu hành thuốc khi điều trị phối hợp. Do đó, ở những bệnh nhân điều trị với các thuốc chống đông máu kiểu coumarin, cần giám sát tỉ lệ thời gian prothrombin/INR khi bắt đầu, kết thúc hoặc khi có điều trị bất thường với pantoprazol.
Pantoprazol không gây tương tác với thuốc kháng acid (trị đau dạ dày) khi uống đồng thời.
Không thấy có tương tác với các kháng sinh dùng phối hợp (clarithromycin, metronidazol, amoxicyllin) trong điều trị diệt Helicobacter pylori.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Kinh nghiệm lâm sàng về pantoprazol khi dùng trong thai kỳ còn hạn chế. Trong các nghiên cứu về sinh sản ở động vật, các dấu hiệu về độc tính trên bào thai dạng nhẹ được ghi nhận ở liêu trên 5 mg/kg.
Hiện chưa có thông tin về bài tiết pantoprazol qua sữa mẹ. Do đó, chỉ dùng pantoprazol khi lợi ích của người mẹ được xem là lớn hơn nguy cơ gây ra đối với thai nhi và em bé.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí
Chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều Pantoprazole ở người. Trong trường hợp dùng quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, áp dụng các quy tắc giải độc thông thường.
Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 30oC.
Thuốc Qapanto (Pantoprazole) 40mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Qapanto 40mg hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá thuốc Qapanto 40mg có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Qapanto 40mg tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng tác dụng với thuốc Qapanto 40mg như:
- Thuốc Protomac-40 chứa hoạt chất Pantoprazol với hàm lượng 40mg, được sản xuất bởi Windlas Biotech Private Limited, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-19044-15 hiện đang có giá 220,000 đồng.
- Thuốc Pantoloc được sản xuất bởi Công ty Nycomed GmbH , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-18402-14, được đăng ký bởi công ty Nycomed GmbH. Hộp 1 vỉ có 7 viên nang nén bao tan trong ruột Pantoprazol 40mg có giá là 170,000 đồng.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Qapanto 40mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tác dụng ức chế tiết acid dạ dày của pantoprazol kéo dài hơn so với thuốc kháng histamin H2, do đó chỉ cần uống một viên mỗi ngày.
Pantoprazol đã được chứng minh là có thể làm giảm hoàn toàn hoặc cải thiện đáng kể triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân mắc trào ngược ăn mòn hoặc không ăn mòn Thuốc Qapanto 40mg cho khả năng dung nạp tốt, phát huy tác dụng nhanh chóng, cải thiện triệu chứng sau vài tuần điều trị. Dạng viên nén nên sử dụng dễ dàng, kích thước nhỏ, không gây khó chịu khi nuốt, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Thuốc Qapanto 40mg là sản phẩm của Atlantic Pharma – công ty dược phẩm hàng đầu của Bồ Đào Nha, sở hữu công nghệ bào chế chống làm giả dược phẩm mới nhất. |
Giá bán của thuốc Qapanto 40mg tương đối cao so với các thuốc cùng hoạt chất và hàm lượng khác.
Trong khi sử dụng có thể gặp phải các rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dùng. |
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Andrzej Dabrowski, Borut Štabuc, Leonid Lazebnik (Ngày đăng 26 tháng 3 năm 2018). Meta-analysis of the efficacy and safety of pantoprazole in the treatment and symptom relief of patients with gastroesophageal reflux disease – PAN-STAR. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29657605/
- Tác giá Marc Bardou, Janet Martin (Ngày đăng: tháng 4 năm 2008). Pantoprazole: from drug metabolism to clinical relevance. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2023, từ https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1517/17425255.4.4.471
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Qapanto 40mg do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây.
Bảo –
Giá cao mà không biết có hiệu quả hơn không