Để hạn chế phần nào tình trạng lạm dụng kháng sinh, anti kháng sinh, đơn kháng sinh không hợp lý, em lại xin phép chia sẻ một chút quan điểm của em về vấn đề này.
✨Sốt, ho, chảy mũi là những triệu chứng thường gặp nhất ở nhiễm khuẩn hô hấp trên (đa phần do virus) và viêm mũi dị ứng. Nếu các bé được theo dõi và chăm sóc đúng ngay từ đầu thì không cần dùng kháng sinh.
✨Nhưng khi viêm đường hô hấp do virus, viêm mũi dị ứng tiến triển thành viêm đường hô hấp do vi khuẩn, có nhiễm khuẩn, bội nhiễm (viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm họng do liên cầu,…) thì sử dụng kháng sinh hợp lý là cần thiết. Đến lúc này thì bố mẹ đừng anti kháng sinh, tội các con lắm. Anti kháng sinh gây hậu quả nghiêm trọng không kém anti vaccine bố mẹ ạ.
Mỗi khi có bạn ib hỏi bé sốt, ho, sổ mũi,.. mình đều gọi lại hỏi để làm rõ nguyên nhân trước khi đưa ra lời khuyên cụ thể, vì mỗi bé mỗi khác. ✨Hơn nữa, có những bệnh lý khác, có thể bắt đầu bằng các triệu chứng hô hấp không điển hình này (sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, viêm đường tiết niệu,..) mà bố mẹ cần lưu ý nhận biết.
Mình xin chia sẻ tóm tắt lại một số điểm như thế này:
1. Đa số các trường hợp sốt, ho, sổ mũi ở trẻ em là do virus và không cần điều trị kháng sinh nếu các bé được theo dõi và chăm sóc (vệ sinh) đúng ngay từ đầu.
?️Bé sốt từ 38,5 thì dùng hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng, lặp lại sau ít nhất 4-6h nếu bé vẫn sốt cao sau đó.
?️Dưới 38,5 thì chườm ấm: cổ, nách, bẹn, trán, có thể da tiếp da với bố/mẹ, không dùng miếng dán hạ sốt, mặc thoáng, chú ý gió.
?️Vệ sinh mắt, mũi bằng NaCl 0,9%, xịt mũi sterimar, xịt/vệ sinh họng bằng betadine.
?️Tắm cho bé bằng nước ấm có pha ít dầu tràm, gừng. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân.
2. Cần theo dõi sát diễn tiến của bệnh để phát hiện bội nhiễm vi khuẩn thứ phát, nếu có, một cách kịp thời.
3. Trẻ nên được cho đi khám bác sỹ ở những trường hợp sau:
?️Trẻ có một trong các triệu chứng nguy hiểm: lừ đừ, quấy nhiều, ói nhiều, thở mệt, ăn uống giảm, bú giảm nhiều.
?️Trẻ có triệu chứng đau tai hoặc chảy mủ tai.
?️Trẻ bị ho sổ mũi không tự cải thiện sau 10-14 ngày, hoặc đã cải thiện và sau đó trở nặng hơn.
?️Trẻ than đau họng, hoặc bố mẹ thấy họng trẻ có mủ.
?️Nếu bố mẹ lo lắng vì bất kì vấn đề gì.
4. Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi không còn chỉ định và không có bằng chứng hiệu quả với viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm phế quản,…), từ 26/12/2017 BYT đã có công văn yêu cầu thay đổi giới hạn chỉ định “điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, phẫu thuật”.
5. Bài về kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp mình tóm tắt lại từ bài giảng của thầy và những case đã gặp: Bố mẹ cần đặt câu hỏi gì khi bác sĩ kê đơn kháng sinh?
7. Lưu ý về kháng sinh của anh bác sỹ nội trú Nhi xịn, đồng hương: 5 BIỆN PHÁP DÙNG KHÁNG SINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CHO BÉ
8. Bạn nào cần check đơn thì t sẵn sàng. Check đơn bao gồm: kiểm tra đơn thuốc có phù hợp với chẩn đoán không? Liều dùng, thời gian dùng thuốc? Tương tác thuốc?
9. Facebook có nhiều bác sỹ dởm, dược sỹ dởm cực, mình gặp rồi. Các bạn ấy comment trong group của các mẹ không đúng, mình vào xem profile thì ghi đại học Y Hà Nội, đại học Dược Hà Nội, timeline toàn kem đa năng thần thánh. Mình nhẹ nhàng comment “chị thấy profile của em là ĐH Y/Dược HN nhưng không thấy bạn chung nào, em học khóa nào thế?”, thế là em blocked mình. Các bạn cảnh giác nhé 🙂