Trong bài viết này, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Fuxofen 20 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm SaVi, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-27038-17
Fuxofen 20 là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi viên Fuxofen 20 có chứa:
- Hoạt chất: Fluoxetine 20mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Trình bày
SĐK: VD-27038-17.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Xuất xứ: Việt Nam.
Thuốc Fuxofen 20 có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Fluoxetine là một thuốc chống trầm cảm hai vòng. Fluoxetin tác động vào trước synap của các tế bào thần kinh serotoninergic ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, dẫn đến nồng độ serotonin tăng sau synap, giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
Norfluoxetin – chất chuyển hóa chính của fluoxetin cũng có tác dụng tương tự, do đó tác dụng làm tăng nồng độ serotonin rất mạnh. Tuy vậy hiệu quả cải thiện các triệu chứng của trầm cảm rất chậm, thường phải mất 3 – 5 tuần, do vậy thuốc không thể làm giảm triệu chứng ngay với trường hợp trầm cảm nặng.
Fluoxetin chỉ có tác dụng ức chế chọn lọc trên kênh thu hồi serotonin với liều điều trị. Vì vậy, nguy cơ tác dụng phụ do kháng cholinergic, chẹn anpha-1 adrenergic hoặc kháng histamin ít gặp khi điều trị bằng fluoxetin.
Dược động học
- Hấp thu
Sau khi uống, Fluoxetin hấp thu tốt ở đường tiêu hóa. Sau 6 – 8 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa. Sinh khả dụng đường uống xấp xỉ 95%. Quá trình hấp thu thuốc, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Phân bố
Fluoxetin phân bố rộng rãi trong cơ thể. Khoảng xấp xỉ 95% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố là khoảng 35 l/kg.
- Chuyển hóa
Thuốc bị chuyển hóa thành chất chuyển hóa còn hoạt tính là norfluoxetin ở gan bởi enzym CYP2D6.
- Thải trừ
Fluoxetin và chất chuyển hóa của nó thải trừ rất chậm qua nước tiểu. Sau khi dùng liều duy nhất, thời gian bán thải của fluoxetin là khoảng từ 2 – 3 ngày và norfluoxetin là từ 7 – 9 ngày. Tốc độ thải trừ giảm đi khi dùng liều nhắc lại, thời gian bán thải tăng lên khoảng 4 – 5 ngày.
Ở người cao tuổi và suy giảm chức năng thận, khi dùng liều duy nhất fluoxetin, thời gian bán thải không thay đổi đáng kể, tuy vậy dược động có thể biến đổi ở đối tượng này.
Thời gian bán thải gần gấp 2 lần bình thường ở người xơ gan do rượu.
So với người bình thường, người bệnh thiếu enzym CYP2D6 thường có thời gian bán thải và diện tích dưới đường cong gấp 3 lần.
Thuốc Fuxofen 20 được chỉ định trong bệnh gì?
Fuxofen 20 dùng trong điều trị trầm cảm, hội chứng ăn vô độ, hoảng sợ, rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh.
Liều dùng của thuốc Fuxofen 20
Cách dùng
Fuxofen 20 được dùng bằng đường uống.
Liều dùng
- Điều trị trầm cảm
Khởi đầu thường dùng 1 viên/ngày vào buổi sáng. Một số người bệnh có thể dùng liều thấp hơn là cách 2 hoặc 3 ngày uống 1 viên.
Liều duy trì thay đổi tùy theo đáp ứng lâm sàng. Không nên tăng liều thường xuyên.
- Điều trị hội chứng hoảng sợ
Khởi đầu uống 1 liều 5 viên/ngày vào buổi sáng. Có thể tăng liều lên 10 viên/ngày sau 1 tuần điều trị. Trong một vài tuần, nếu không có dấu hiệu cải thiện có thể tăng liều lên đến 30 viên/ngày.
- Điều trị chứng ăn vô độ
Liều 30 viên/ngày có thể uống 1 lần vào buổi sáng hoặc chia làm nhiều lần trong ngày.
- Điều trị hội chứng xung lực cưỡng bức ám ảnh
Khởi đầu 10 viên/ngày, chia 2 lần sáng và chiều. Phải mất vài tuần mới đạt đáp ứng điều trị đầy đủ. Một số trường hợp có thể cần liều tới 40 viên/ngày. Phải mất vài tuần (4 – 6 tuần) để đạt được kết quả.
- Người cao tuổi và người suy gan: cần giảm tốc độ tăng liều và giảm liều ban đầu. Người cao tuổi thường bắt đầu 5 viên/ ngày và không vượt quá 30 viên/ ngày.
- Suy giảm chức năng thận: cần điều chỉnh liều.
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả.
Không sử dụng thuốc Fuxofen 20 trong trường hợp nào?
– Quá mẫn với fluoxetin hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
– Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút).
– Đang dùng các thuốc ức chế IMAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần).
– Tiền sử động kinh.
– Bà mẹ cho con bú.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Fuxofen 20
Thận trọng
- Tránh dùng thuốc đồng thời với các chất ức chế IMAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần)
- Bệnh gan hoặc giảm chức năng gan: cần giảm liều.
- Trẻ em hoặc thiếu niên < 18 tuổi cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc có liên quan đến hành vi tự tử.
- Không nên đứng dậy đột ngột khi đang ở tư thế nằm hoặc ngồi vì thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu.
- Trên bệnh nhân đái tháo đường, Fluoxetin có thể gây hạ đường huyết.
- Fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh vì vậy cần thận trọng với người bệnh có tiền sử động kinh.
- Bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu và/hoặc các thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và những bệnh nhân dễ bị chảy máu, cần thận trọng khi dùng Fluoxetin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bao gồm chảy máu đường tiêu hóa.
- Hạ natri máu có thể xảy ra, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi và đang dùng thuốc lợi tiểu hay những người suy kiệt thể tích máu. Khi ngưng thuốc, tình trạng hạ natri máu sẽ hồi phục. Trong những tuần đầu điều trị, cần theo dõi điện giải ở bệnh nhân cao tuổi.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn | Cơ quan | Biểu hiện |
Thường gặp | Toàn thân | Chóng mặt, đổ mồ hôi, mệt |
Thần kinh trung ương | Liệt dương, giảm tình dục, không thể xuất tính | |
Tiêu hóa | Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn | |
Da | Ngứa, phát ban | |
Thần kinh | Run | |
Tâm thần | Mất ngủ, lo sợ, bồn chồn | |
Ít gặp | Toàn thân | Nhức đầu |
Tiêu hóa | Khô miệng, nôn, rối loạn tiêu hóa | |
Da | Mày đay | |
Hô hấp | Hen, co thắt phế quản | |
Tiểu tiện | Bí tiểu |
Tương tác
– Các thuốc ức chế IMAO: Dùng đồng thời với Fluoxetin có thể gây ra lú lẫn, biến chứng đường tiêu hóa, kích động, sốt cao, tình trạng co giật, cơn tăng huyết áp.
– Các thuốc chuyển hóa bởi CYP2D6: Điều trị đồng thời với Fluoxetin, cần bắt đầu hoặc điều chỉnh liều các thuốc này ở liều thấp.
– Các thuốc kích thích giải phóng serotonin: Sử dụng đồng thời với fluoxetin có thể gây kích động, hôn mê, ảo giác, buồn nôn, nôn, tăng thân nhiệt, tiêu chảy.
– Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (maprotilin, trazodon) khi dùng đồng thời với fluoxetin, nồng độ trong huyết tương có thể tăng lên gấp đôi. Có thể giảm nửa liều các thuốc này khi dùng đồng thời với fluoxetin.
– Diazepam dùng đồng thời với fluoxetin ở một số người bệnh có thể kéo dài thời gian bán thải của diazepam, nhưng có thể không ảnh hưởng đến các đáp ứng sinh lý và tâm thần vận động.
– Điều trị sốc điện: khi điều trị đồng thời với fluoxetin có thể gây cơn co giật kéo dài.
– Các thuốc tác dụng thần kinh: Dùng đồng thời với fluoxetin có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
– Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương: khi dùng đồng thời với fluoxetin có thể tăng nồng độ các thuốc tự do trong huyết tương và tăng tác dụng phụ.
– Phenytoin: thuốc này có thể bị tăng nồng độ lên khi dùng đồng thời với fluoxetin, dẫn đến ngộ độc, vì vậy nên theo dõi chặt chẽ.
– Lithi: Dùng với fluoxetin có thể hoặc làm tăng hoặc giảm nồng độ lithi trong máu, có thể gây ngộ độc. Do đó, cần theo dõi nồng độ lithi trong máu.
– Thuốc chống loạn thần: Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin (SSRI) có thể làm tăng cao nồng độ trong máu của haloperidol và clozapin. Chống chỉ định sử dụng đồng thời pimozid với fluoxetin.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
- Phụ nữ mang thai
Chưa xác định được tính an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai, tránh dùng thuốc này, trừ trường hợp rất cần thiết.
- Người cho con bú
Thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ, vì vậy không nên dùng khi đang cho con bú, hoặc ngược lại.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng chủ yếu: nôn, buồn nôn, hưng cảm nhẹ, kích động, kích thích thần kinh trung ương.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, dùng than hoạt, sorbitol kết hợp duy trì thân nhiệt, hô hấp và dùng thuốc chống co giật nếu cần.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ gây buồn ngủ , giảm suy nghĩ, suy xét, phán xét, giảm vận động, có thể ảnh hưởng. Vì vậy, cần hết sức thận trọng.
Thuốc Fuxofen 20 giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá thuốc Fuxofen 20 có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Thuốc Proxetin 30 cũng được sản xuất bởi Công ty liên doanh Meyer-BPC, chứa Paroxetin 30mg. Thuốc dùng điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm nặng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, trong điều trị trầm cảm với liều ban đầu bạn có thể uống Proxetin 20mg/lần/ngày vào buổi sáng. Thuốc có giá 250.000 đồng/ 1 hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Kalxetin 20mg được sản xuất bởi Công ty PT Kalbe Farma Tbk chứa Fluoxetin 20mg được chỉ định điều trị chứng rối loạn trầm cảm. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, bạn có thể uống liều ban đầu: 1 viên/ngày vào buổi sáng.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Fuxofen 20?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Fluoxetine được FDA phê chuẩn để điều trị rối loạn trầm cảm nặng (đối với bệnh nhân từ 8 tuổi trở lên), rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ, chứng cuồng ăn, rối loạn ăn uống vô độ, rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt và trầm cảm lưỡng cực. | Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mất ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, khô miệng, nhức đầu, buồn ngủ, lo lắng,… |
Khác với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũ, Fluoxetin chỉ có tác dụng ức chế chọn lọc trên kênh thu hồi serotonin với liều điều trị. Vì vậy, nguy cơ tác dụng phụ do kháng cholinergic, chẹn anpha-1 adrenergic hoặc kháng histamin ít gặp khi điều trị bằng fluoxetin. | Vì fluoxetine được bài tiết qua sữa mẹ nên không nên cho con bú trong khi dùng fluoxetine. |
Chất chuyển hóa chính của fluoxetin cũng có tác dụng tương tự, do đó tác dụng làm tăng nồng độ serotonin rất mạnh. | |
Giá thành của sản phẩm khá phù hợp. |
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Ahsan J. Sohel và cộng sự (Thời gian phát hành ngày 04 tháng 07 năm 2022). Fluoxetine. Thời gian truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459223/
- Tác giả P Benfield và cộng sự. (Thời gian phát hành tháng 12 năm 1986). Fluoxetine. A review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic efficacy in depressive illness. Thời gian truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2878798/
- Tác giả Andrea Rossi và cộng sự. (Thời gian phát hành ngày 12 tháng 02 năm 2004). Fluoxetine: a review on evidence based medicine. Thời gian truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14962351/
- Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
Minh –
Sản phẩm dùng điều trị trầm cảm rất hiệu quả