Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc D.E.P được sản xuất bởi Công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 893100075500 (VS-4958-16).
D.E.P là thuốc gì?
Thành phần
Trong mỗi 10g thuốc mỡ bôi da chứa Diethyl phtalat 9,5g với tá dược vừa đủ.
Trình bày
SĐK: 893100075500 (VS-4958-16)
Quy cách đóng gói: Hộp 20 lọ x 10g
Xuất xứ: Việt Nam

Tác dụng của thuốc mỡ bôi da D.E.P
Cơ chế tác dụng
DEP có dạng chất lỏng trong suốt, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm dùng ngoài da nhằm xua đuổi côn trùng. Cơ chế chống côn trùng chính của DEP bằng cách ngăn cản sự nhận diện mùi cơ thể người, từ đó hạn chế sự tiếp cận của chúng. Trong một số loại thuốc mỡ, DEP được dùng như một chất trơ hoặc giúp hoà tan các hoạt chất khác, làm mềm da. Thành phần Diethyl phtalat cũng đã được chứng minh là làm nhiễu loạn quá trình chuyển hóa nitơ trong nấm men, do ảnh hưởng đến các con đường truyền tín hiệu axit amin, nên giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm trên da tổn thương.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thụ: hấp thu qua da với tỷ lệ thấp, nếu bôi nhiều lần hoặc trên vùng da lớn có thể làm tăng lượng thuốc hấp thu vào cơ thể.
- Chuyển hoá: phần được hấp thu sẽ được chuyển hoá tại gan chủ yếu.
- Thải trừ: Qua nước tiểu.
Thuốc D.E.P được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc mỡ D.E.P trị ghẻ ngứa và giúp phòng ngừa, giảm triệu chứng ngứa khó chịu khi bị côn trùng đốt. Thuốc được dùng như một sự lựa chọn trong chăm sóc da khi tiếp xúc với yếu tố kích ứng bên ngoài môi trường.
Liều dùng của thuốc abc
- Bôi thuốc D.E.P trong bao lâu? Thông thường bôi DEP vào vết ghẻ hoặc vết đốt của côn trùng 2–3 lần mỗi ngày. Việc bôi đều đặn sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.
- Trong trường hợp phòng ngừa côn trùng đốt, có thể bôi một lớp mỏng D.E.P lên vùng da tay, chân..trước khi đi vào môi trường có nhiều côn trùng như rừng núi, ao hồ hoặc nơi ẩm thấp.
- Thuốc D.E.P có dùng được cho trẻ em nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Cách dùng của thuốc D.E.P
Bôi trực tiếp thuốc D.E.P lên da, lưu ý trong điều trị ghẻ ngứa thì nên làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc nhằm loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn và lớp da chết, giúp tăng hiệu quả hấp thu và điều trị của thuốc.
Không sử dụng thuốc D.E.P trong trường hợp nào?
Đối tượng mẫn cảm với thành phần và tá dược trong thuốc DEP không được sử dụng.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc D.E.P
Thận trọng
- Khi sử dụng thuốc, không bôi lên các khu vực gần mắt, mũi, niêm mạc do vùng da nhạy cảm dễ gây kích ứng. Nếu bị dính thuốc vào mắt hoặc mũi thì rửa lại ngay bằng nước sạch nhiều lần.
- Không để thuốc tiếp xúc với các vật dụng bằng nhựa vì có thể gây biến dạng, thay đổi cấu trúc, hỏng nhựa.
- Thuốc đã hết hạn hoặc nếu thấy có dấu hiệu mỡ đổi màu, tách lớp thì không được sử dụng.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng tại vị trí bôi, nhưng thường nhẹ và có thể giảm sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ngay khi dùng thuốc nên ngưng và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ.
Tương tác
Thuốc bôi tại chỗ ít có tương tác với các thuốc khác, tuy nhiên để tránh tương tác thuốc không đáng có nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần bôi nhiều loại thuốc đồng thời.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Đối với đối tượng phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú, chỉ nên sử dụng thuốc sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ, không tự ý lạm dụng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể dùng bôi ngoài da cho đối tượng đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí
Chưa cáo báo cáo về trường hợp quá liều khi sử dụng, nhưng nếu xảy ra tình trạng trên cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất xử trí.
Thuốc D.E.P giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc mỡ bôi da D.E.P hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Tài liệu tham khảo
James A Weaver a, Brandiese EJ Beverly a,1, Nagalakshmi Keshava và cộng sự. Hazards of diethyl phthalate (DEP) exposure: A systematic review of animal toxicology studies, truy cập ngày 07 tháng 07 năm 2025 từ https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7995140/
Quang –
Thuốc DEP trị ghẻ từ ngày xưa