Có phải : đã dùng kháng sinh thế hệ 3,4 thì không quay về thế hệ 1,2 ?

kháng sinh

Đây là 1 suy nghĩ SAI LẦM !

Kháng sinh thế hệ sau (hay mọi người vẫn gọi là thế hệ cao) không có nghĩa là mạnh hơn thế hệ trước ( thế hệ thấp ). Cách gọi này là do trình tự thời gian xuất hiện trước hay xuất hiện sau mà thôi, và có sự khác nhau về phổ kháng khuẩn (số lượng chủng vi khuẩn có thể tiêu diệt được). Khi bác sĩ quyết định chọn 1 loại kháng sinh nào đó để chữa chứng nhiễm trùng do vi khuẩn , bác sĩ sẽ dựa vào các phác đồ , Guidelines về bệnh đó của các tổ chức y khoa lớn . Chọn kháng sinh nào phụ thuộc vào :

1. Vi khuẩn gây bệnh đó là vi khuẩn gì , khi biết hoặc đoán được loài vi khuẩn bác sĩ sẽ chọn kháng sinh nào mà diệt được vi khuẩn đó tốt nhất ( kháng sinh mà vi khuẩn nhạy cảm nhất ). Tất nhiên để biết vi khuẩn đó nhạy ks nào nhất thì phải dựa vào các Thông tin của bên vi sinh ( nơi nghiên cứu nuôi cấy, và làm kháng sinh đồ công bố )

2. Nếu Bs Ko biết chắc chắn loại vi khuẩn nào , thì Bs sẽ chọn kháng sinh nào diệt được nhiều vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh đó . Ví dụ nếu Bs biết là viêm phổi do phế cầu thì Bs sẽ dùng amoxicillin, còn nếu không rõ là phế cầu hay mycoplasma thì Bs sẽ phối hợp amox với 1 ks khác diệt được mycoplasma hoặc Bs sẽ chọn 1 kháng sinh phổ rộng hơn diệt được cả 2 con phế cầu và mycoplasma như Levofloxacin chẳng hạn. Trong trường hợp này không có nghĩa là Levofloxacin mạnh hơn amox .

3. Nhóm kháng sinh Cepha chia nhiều thế hệ . Các thế hệ sau thì diệt các vi khuẩn gram âm tốt hơn thế hệ trước trong khi các cepha thế hệ 1,2 diệt vi khuẩn gram dương tốt hơn thế hệ 3,4 .

Ví dụ viêm / nhọt da do tụ cầu gram dương thì dùng amox hay cephalexin ( thế hệ 1 ) là khỏi ngon lành trong khi dùng cefixime( thế hệ 3) còn lâu mới khỏi . Nhưng nếu nhiễm trùng đường tiểu hay đường ruột do vi khuẩn gram âm thì dùng cefixime lại khỏi trong khi dùng amox hay cepha thế hệ 1,2 lại không khỏi được .

Đúng là các kháng sinh cepha thế hệ sau có phổ kháng khuẩn rộng hơn nhưng chính vì vậy mà nó dễ bị đề kháng hơn . 1 ks thế hệ sau phổ rộng chỉ cần ra thị trường vài năm , nhờ vào suy nghĩ mới , rộng có nghĩa là tốt và mạnh hơn nên các Bs cứ kê , các chú ds cứ bán , phụ huynh cứ mua … cho nên vi khuẩn kháng lại nhanh chóng và khi đã bị kháng rồi thì mạnh yếu gì nữa .

Thêm 1 vài ví dụ : sau vài năm người ta chữa nhiễm trùng tiểu bằng các kháng sinh thế hệ cao, phổ rộng thấy không còn hiệu quả nữa . Người ta quay lại chữa bằng Nitrofurantoin là ks từ đời xa xưa lại thấy có tác dụng . Có những bệnh như viêm màng não mủ quất đủ kháng sinh cao, rộng không khỏi làm kháng sinh đồ vi khuẩn lại nhạy với Chloramphenicol và dùng nó thì khỏi . Hoặc chữa nhiễm trùng tiểu , ruột do EColi hay lỵ tk bằng cefixime xong lần sau bị viêm phổi , viêm tai giữa do vi khuẩn ta vẫn xài Amoxicillin ( 1 loại ks cũ kĩ kinh điển ) bệnh vẫn khỏi ngon lành , chứ Ko phải là đã xài thế hệ 3 thì lần sau phải dùng thế hệ 4,5 quay về 1,2 không được nữa, ai có suy nghĩ đó nhất là các ds thì nên đi học lại .

Chốt lại, thay vì đi hỏi người này người kia , đi hỏi GG câu hỏi ks thế hệ gì, hậu quả gì, tác dụng phụ ntn …. thì nên đặt trực tiếp câu hỏi với

Bs kê toa : BỆNH CỦA CON TÔI CÓ THỰC SỰ CẦN ĐẾN KHÁNG SINH CHƯA? VÀ VÌ SAO ?

Nguồn: Nhi Khoa MD Trần

 

 

 

 

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *