Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn thuốc Clomedin 25mg được sản xuất bởi REMEDICA LTD. (CH Síp) có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-22889-21
Clomedin 25mg là thuốc gì?
Thành phần
Trong mỗi viên uống Clomedin 25mg có chứa:
Hoạt chất: Clozapine 25mg
Tá dược: lactose, povidone, cellulose vi tinh thể, tinh bột bắp, natri starch glycolate, magnesium stearate, talc.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Trình bày
SĐK: VN-22889-21
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Cyprus
Hạn sử dụng: 36 tháng
Tác dụng của thuốc Clomedin 25mg
Cơ chế tác dụng
Clozapine hoạt động khác với các thuốc chống loạn thần cổ điển, nhắm mạnh đến thụ thể dopamine D4 và ít tác động ở các thụ thể D1, D2, D3, D5, từ đó giảm nguy cơ tác dụng ngoại tháp. Ngoài ra còn kháng adrenergic α, kháng cholinergic, có tác dụng an thần và chống dị ứng.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thu: Clozapine hấp thu tốt qua đường uống với sinh khả dụng dao động từ 50–60%. Dùng thức ăn với Clozapine sẽ không bị ảnh hưởng đến sự hấp thu
- Phân bố: Khoảng 95% lượng clozapine khi vào cơ thể gắn với protein huyết tương khoảng
- Chuyển hóa: Chuyển hoá Clozapine chủ yếu tại gan nhờ phần lớn bởi 2 enzym CYP1A2, CYP3A4 và ở mức độ ít hơn qua CYP2D6 và CYP2C19. Một chất chuyển hoá hoạt động sinh ra trong quá trình này là demethyl nhưng so với tác dụng của Clozapine thì chất này yếu hơn và thể hiện tác dụng trong quãng thời gian ngắnh ơn
- Thải trừ: Clozapine thải trừ qua nước tiểu (50%) và phân (30%), Trong đó, thời gian bán hủy trung bình là vào khoảng 12 giờ.
Thuốc Clomedin 25mg được chỉ định trong bệnh gì?
- Tâm thần phân liệt kháng trị (đã điều trị bằng các thuốc chống loạn thần khác mà không hiệu quả hoặc có tác dụng phụ nghiêm trọng)
- Rối loạn tâm thần liên quan đến bệnh Parkinson khi các thuốc điều trị chuẩn khác không thể kiểm soát triệu chứng

Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng
Khởi đầu điều trị:
- Bắt đầu với 12,5 mg Clozapin/lần/ngày, có thể dùng 1–2 lần trong ngày đầu tiên.
- Ngày thứ hai: tăng lên 1 viên Clomedin 25/lần hoặc chia 2 lần nếu dung nạp tốt.
Tăng liều:
- Nếu bệnh nhân dung nạp tốt, có thể tăng thêm 1-2 viên Clomedin 25/ngày, cho đến khi đạt liều 300 mg/ngày trong vòng 2–3 tuần.
- Sau đó, nếu cần thiết, có thể tăng thêm 2–4 viên Clomedin 25 mỗi 3 ngày hoặc mỗi tuần, tùy theo mức độ dung nạp và đáp ứng của bệnh nhân.
- Liều điều trị thường nằm trong khoảng 200–450 mg/ngày, chia 2–3 lần uống. Có thể chia liều không đều, với phần lớn liều dùng vào buổi tối để giảm tác dụng an thần vào ban ngày.
Liều tối đa:
- Một số ít bệnh nhân có thể cần liều cao hơn để đạt hiệu quả điều trị.
- Liều tối đa không nên vượt quá 900 mg/ngày.
- Liều trên 450mg/ngày cần chú ý vì gặp nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng
Liều duy trì:
- Sau khi đạt hiệu quả điều trị tối ưu, nên giảm liều từ từ đến mức thấp nhất có thể mà vẫn duy trì đáp ứng.
- Liều ≤200 mg/ngày có thể dùng một lần duy nhất vào buổi tối.
- Điều trị nên được tiếp tục trong tối thiểu 6 tháng.
Khi ngưng điều trị:
- Nếu ngừng thuốc đột ngột, đặc biệt là do phản ứng bất lợi, cần theo dõi sát các dấu hiệu tái phát loạn thần.
- Khi có kế hoạch dừng thuốc, nên giảm liều dần trong 1–2 tuần.
- Nếu phải ngừng thuốc đột ngột do giảm bạch cầu hạt hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác, cần theo dõi chặt chẽ.
Cách sử dụng
Uống nguyên viên nén Clomedin 25mg, không nhai, có thể uống đồng thời với thức ăn hoặc không
Nguyên tắc chung khi sử dụng:
- Cần thận trọng khi chuyển từ thuốc chống loạn thần khác sang Clozapine, không nên sử dụng phối hợp cùng lúc.
- Nên ngừng thuốc chống loạn thần trước đó bằng cách giảm liều dần, sau đó mới bắt đầu dùng Clozapine.
- Trong mọi trường hợp, việc tăng liều phải được tiến hành từ từ, có theo dõi sát.
Không sử dụng thuốc Clomedin 25mg trong trường hợp nào?
- Dị ứng với Clozapine có trong Clomedin 25mg
- Tiền sử mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu hạt (ngoại trừ do hóa trị trước đó).
- Mất bạch cầu hạt do clozapine trong lần điều trị trước.
- Đang điều trị đồng thời với các thuốc có nguy cơ cao gây suy tủy (đặc biệt là thuốc chống loạn thần chậm).
- Suy tủy xương, suy giảm chức năng tủy xương.
- Động kinh không kiểm soát.
- Tình trạng rối loạn tâm thần cấp do rượu hoặc ngộ độc thuốc.
- Hôn mê, ức chế thần kinh trung ương nặng.
- Xẹp tuần hoàn
- Rối loạn tim hoặc thận nặng (như viêm cơ tim).
- Bệnh gan tiến triển, suy gan, viêm gan do thuốc có biểu hiện vàng da, buồn nôn, chán ăn.
- Ruột liệt (liệt ruột cơ năng).
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc
Thận trọng
- Giảm bạch cầu hạt: Bắt buộc theo dõi công thức máu định kỳ: hàng tuần trong 18 tuần đầu, sau đó ít nhất 1 lần/tháng. Ngừng thuốc ngay nếu bạch cầu giảm xuống <3000/mm³ hoặc bạch cầu trung tính <1500/mm³.
- Nguy cơ co giật: Liều cao có thể gây co giật, cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử động kinh.
- Tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa: Cảnh giác với nguy cơ đái tháo đường mới khởi phát hoặc xấu đi.
- Viêm cơ tim: Có thể xuất hiện trong 2 tháng đầu dùng thuốc. Theo dõi triệu chứng (đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh).
- Tăng cân, rối loạn lipid: Theo dõi thể trạng và xét nghiệm định kỳ.
- Nguy cơ hạ huyết áp tư thế, ngất: Đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị, người cao tuổi hoặc dùng thuốc huyết áp kèm theo.
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, tăng tiết nước bọt, táo bón, khô miệng
- Co giật, hội chứng ác tính an thần kinh (NMS)
- Cân nặng tăng, rối loạn đường huyết
- Giảm bạch cầu hạt, viêm phổi hít, viêm cơ tim, hoại tử gan
Tương tác
- Không phối hợp với các thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài do nguy cơ gây ức chế tủy và không thể loại bỏ kịp thời khi xảy ra giảm bạch cầu.
- Tránh dùng đồng thời với các thuốc gây giảm bạch cầu và thuốc an thần khác để hạn chế tăng độc tính.
- Không dùng với rượu và các chế phẩm chứa cồn, vì làm tăng tác dụng an thần, mất cảnh giác, nguy hiểm khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thận trọng khi phối hợp:
- Thuốc hạ huyết áp và ức chế men chuyển: nguy cơ tụt huyết áp tư thế.
- Thuốc gây ức chế thần kinh trung ương: như dẫn xuất morphin, barbiturat, kháng histamin H1, benzodiazepin, clonidin… có thể làm tăng ức chế thần kinh, nguy hiểm khi điều khiển máy móc.
- Benzodiazepin và thuốc tâm thần khác: có thể gây trụy tim mạch, ngừng hô hấp.
- Thuốc kháng cholinergic và atropin hoặc tương tự: tăng nguy cơ táo bón, bí tiểu, khô miệng.
- Warfarin và các thuốc gắn mạnh với protein huyết tương: làm thay đổi nồng độ Clozapine hoặc thuốc phối hợp.
- Cimetidin: làm tăng nồng độ Clozapine, tăng tác dụng phụ.
- Phenytoin và thuốc cảm ứng CYP450: làm giảm hiệu lực Clozapine, gây tái phát triệu chứng loạn thần.
- Lithium và thuốc an thần khác: tăng nguy cơ hội chứng ác tính.
- Adrenaline và dẫn xuất: có thể gây tụt huyết áp phản ứng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Do còn hạn chế các nghiên cứu liên quan nền chỉ dùng Clomedin 25mg khi lợi ích vượt trội nguy cơ, cần đánh giá kỹ.
Cho con bú: Chống chỉ định do Clozapine bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây an thần, giảm trương lực cơ và co giật ở trẻ bú mẹ.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung có thể gặp ở bệnh nhân khi dùng Clomedin, nênránh lái xe/vận hành máy trong thời gian điều trị
Quá liều và xử trí
Triệu chứng:Lú lẫn, co giật, trụy mạch, rối loạn nhịp, suy hô hấp, hôn mê
Xử trí:
- Rửa dạ dày, dùng than hoạt nếu bệnh nhân tỉnh và trong 6 giờ đầu
- Theo dõi sát huyết áp, nhịp tim, chức năng hô hấp – điều trị triệu chứng tích cực
- Không dùng adrenaline để xử trí hạ huyết áp vì nguy cơ phản ứng nghiêm trọng
Bảo quản
- Giữ Clomedin 25mg ở nơi khô ráo, thoáng mát (<30℃), tránh ánh nắng quá mạnh từ mặt trời
- Không để Clomedin 25mg trong tầm với trẻ em
- Không sử dụng Clomedin 25mg khi quá hạn cho phép
Sản phẩm tương tự
Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với Clomedin 25mg như:
Lepigin 25 có thành phần chính là Clozapin 25mg, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Danapha, được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt
Clozapyl-25 có thành phần là Clozapin 25mg, được sản xuất bởi Torrent Pharma (Ấn Độ), được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt
Tài liệu tham khảo
- Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Clomedin 25mg được Bộ Y tế phê duyệt. Xem và tải về bản PDF đầy đủ tại đây. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2025.
- Dragoi AM, Radulescu I, Năsui BA, Pop AL, Varlas VN, Trifu S (2020). Clozapine: An Updated Overview of Pharmacogenetic Biomarkers, Risks, and Safety-Particularities in the Context of COVID-19. Brain Sci. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2025 từ: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7697202/
Lan Hương –
THuốc hiệu quả tốt, mua theo chỉ định bác sĩ thôi