Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Cepemid 1g được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 893110484924.
Cepemid 1g là thuốc gì?
Thành phần
Trong mỗi viên 1g thuốc Cepemid gồm có các thành phần:
- Cilastatin (dưới dạng Cilastatin natri) hàm lượng 0,5g
- Imipenem (dưới dạng Imipenem monohydrat) hàm lượng 0,5g
Trình bày
SĐK: 893110484924
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 20ml
Xuất xứ: Việt Nam

Tác dụng của thuốc Cepemid 1g
Cơ chế tác dụng
- Imipenem là một kháng sinh nhóm carbapenem với phổ kháng khuẩn vượt trội trên nhiều chủng vi khuẩn so với kháng sinh nhóm beta-lactam khác. Cơ chế diệt khuẩn của thuốc dựa vào ái lực cao với nhiều loại protein gắn penicillin (PBP) và gây ra sự ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. Tuy nhiên thuốc dễ bị phân huỷ bởi enzym dehydropeptidase I (DHP I) có ở thận và làm giảm hiệu quả điều trị.
- Cilastatin là hoạt chất có vai trò ngăn cản quá trình phân huỷ imipenem ở thận, kéo dài thời gian diệt khuẩn của imipenem và không mang tác dụng kháng khuẩn. Cilastatin có tác dụng ức chế chọn lọc với DHP I và không ảnh hưởng đến enzym dipeptidase khác.
- Như vậy thuốc có hoạt tính trên nhiều chủng vi khuẩn gram âm và gram dương, kỵ khí, ưa khí, vi khuẩn không điển hình, nhưng không có tác dụng trên chủng virus, nấm.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thu: Thuốc truyền tĩnh mạch, nồng độ cao nhất trong máu thay đổi theo liều và có giá trị khoảng 21–58 mcg/ml ở người trưởng thành với liều 500mg.
- Phân bố: Phân bố rộng rãi khắp cơ quan và quan được nhau thai, tuy nhiên nồng độ trong dịch não tuỷ khá thấp, tỷ lệ gắn protein của imipenem và cilastatin lần lượt là 13-21%, 40%.
- Chuyển hoá: các hoạt chất chủ yếu được chuyển hóa tại thận.
- Thải trừ: Thải trừ qua nước tiểu chủ yếu, qua phân rất ít với thời gian bán thải của imipenem là 3 giờ và 12 giờ với cilastatin.
Thuốc Cepemid 1g được chỉ định trong bệnh gì?
Imipenem và cilastatin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn o các chủng nhạy cảm gây ra ở cả người lớn và trẻ em, cụ thể:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn ổ bụng
- Nhiễm khuẩn phụ khoa
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm khuẩn hệ thống (sepsis)
Liều dùng của thuốc Cepemid 1g
- Người lớn khuyến cáo sử dụng Cepemid với liều từ 250-500 mg/lần, lặp lại liều sau 6-8 giờ, trong trường hợp nặng có thể tăng liều 1g/lần mỗi 6-8 giờ, nhưng tối đa không quá 4g mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi khuyến cáo sử dụng Cepemid với liều theo cân nặng từ 15-25mg/kg mỗi 6 giờ, nhưng không được quá 2g mỗi ngày.
- Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều thuốc phù hợp với độ thanh thải thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách dùng của thuốc Cepemid 1g
Sử dụng thuốc Cepemid 1g bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Không sử dụng thuốc Cepemid 1g trong trường hợp nào?
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc Cepemid.
- Người đang sử dụng thuốc có chứa natri valproat.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Cepemid 1g
Thận trọng
- Đã có báo cáo về tình trạng phản ứng quá mẫn khi dùng thuốc, cần phải khai thác cẩn trọng tiền sử dị ứng của người bệnh và có biện pháp cấp cứu khi gặp phải.
- Nguy cơ tăng vi khuẩn kháng thuốc khi sử dụng, cần tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định khi đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ.
- Đối tượng người cao tuổi, có chức năng thận suy giảm cần xem xét điều chỉnh liều phù hợp khi dùng thuốc Cepemid 1g.
- Trẻ dưới 12 tuổi chưa có nghiên cứu về độ an toàn nên không được khuyến cáo sử dụng.
Tác dụng phụ
- Rất thường gặp: các triệu chứng rối loạn huyết học và rối loạn men gan như giảm hemoglobin, tăng bạch cầu, tăng AST, ALT.
- Thường gặp một số triệu chứng như nôn, buồn nôn, nổi ban, tăng creatinin, viêm tĩnh mạch.
- Ít gặp như hạ huyết áp, co giật, chóng mặt, rối loạn tâm thần, thay đổi xét nghiệm sinh hoá, đau tại chỗ tiêm, sốc phản vệ, mất thính lực, suy gan, suy thận cấp.
Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Probenecid | Làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian bán thải của Imipenem và Cilastatin |
Thuốc chống đông đường uống | Có thể tăng tác dụng chống đông (tăng INR) |
Acid valproic / Divalproex natri | Imipenem làm giảm nồng độ acid valproic, tăng nguy cơ co giật |
Ganciclovir | Có thể gây co giật |
Aminoglycosid, Co-trimoxazole, Norfloxacin | Có thể hiệp đồng diệt khuẩn |
Aztreonam, cephalosporin, penicillin phổ rộng, Chloramphenicol | Đối kháng in vitro trên một số chủng vi khuẩn |
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ nên dùng thuốc Cepemid 1g cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú khi bác sĩ đã đánh giá lợi ích nhiều hơn nguy cơ gây hại.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến các đối tượng trên nên có thể chỉ định.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng quá liều có thể gặp như buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, chậm nhịp tim, co giật… Cần ngưng thuốc và điều trị triệu chứng, hỗ trợ thể trạng, thậm chí thẩm tách máu nếu cần thiết.
Sản phẩm tương tự thuốc Cepemid 1g
Thuốc Tienam 500mg/500mg được sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme (I.A) Corp, với thành phần chính tương tự được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm khuẩn da, mô mềm.
Tài liệu tham khảo
Young-A Heo. Imipenem/Cilastatin/Relebactam: A Review in Gram-Negative Bacterial Infections, truy cập ngày 09 tháng 07 năm 2025 từ https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7905759/
Quỳnh –
Bị nhiễm khuẩn nặng mới phải dùng dạng này