Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-26841-17.
Cefoxitin 1g Imexpharm là thuốc gì?
Thành phần
Thành phần Cefoxitin 1g Imexpharm bao gồm:
Thành phần | Hàm lượng |
Cefoxitin ở dạng Sodium Cefoxitin | 1g |
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.
Trình bày
SĐK: VD-26841-17.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ.
Xuất xứ: Việt Nam.
Tác dụng của thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm
Cơ chế tác dụng
Cefoxitin thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2 có thể diệt khuẩn qua con đường ức chế sự tạo thành vách tế bào của vi khuẩn. Thuốc khá bền trước men beta-lactamase, cephalosporinase hay penicillinase.
Một số vi khuẩn bị thuốc tiêu diệt như:
- Chủng Staphylococcus, S.pneumoniae, S.pyogenes, H.influenzae, E.coli, Proteus vulgaris.
- Clostridium spp., Peptostreptococcus spp., Bacteroides fragilis, Bacteroides spp., chủng Enterococcus,…
Những chủng Staphylococcus kháng methicillin đã kháng lại Cefoxitin.
Đặc điểm dược động học
Do không được tiêu hóa hấp thu nên thuốc Cefoxitin phải dùng qua đường tiêm. Khi tiêm bắp 1g, Cmax khoảng 30mcg/ml sau 20-30 phút kể từ khi tiêm. Tiêm tĩnh mạch liều tương tự cho 3 Cmax tại 3 thời điểm 3, 30 và 120 phút sau tiêm với giá trị lần lượt là 125, 72 và 25 mcg/ml.
70% thuốc trong tuần hoàn gắn vào protein. Thời gian bán hủy của thuốc ở huyết tương khoảng 45-60 phút. Thuốc được đưa đến nhiều nơi, tuy nhiên lượng ở dịch não tùy tương đối thấp.
Thuốc đào thải theo thận ở dạng ban đầu, chỉ có 2% thuốc chuyển thành dạng không hoạt tính là Descarbamylcefoxitin. Trong vòng 6 tiếng, có khoảng 85% liều dùng được tái hấp thu. Có thể loại thuốc bằng cách lọc máu.
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm được chỉ định trong bệnh gì?
Trị các bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn như:
- Nhiễm khuẩn đường niệu, phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn huyết, ổ bụng.
- Xương khớp nhiễm khuẩn.
- Đường hô hấp dưới nhiễm trùng.
Ngoài ra còn dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Liều dùng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm
Có thể dùng đường tiêm bắp sâu, tĩnh mạch tiêm chậm hay tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Nếu cần dùng liều lớn, có thể sử dụng phương pháp tiêm truyền liên tục.
Người lớn sử dụng như sau:
Loại bệnh | Liều dùng |
Nhiễm khuẩn da, viêm phổi chưa biến chứng | Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 6-8 tiếng, ngày dùng tối đa 3-4g |
Nhiễm khuẩn vừa hoặc nặng | Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 4 tiếng, hay 2g mỗi 6-8 tiếng, dùng tối đa 6-8g mỗi ngày |
Lậu không biến chứng | Dùng 1 liều duy nhất tiêm bắp 2g, dùng thêm 1g probenecid, uống cùng lúc hoặc dùng trước 1 tiếng |
Nhiễm khuẩn niệu không biến chứng | Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 6-8 tiếng, ngày dùng tối đa 3-4g. Hoặc dùng tiêm bắp 1g mỗi lần, ngày 2 lần |
Nhiễm trùng cần dùng liều lớn | Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 4 tiếng, hoặc 3g mỗi 6 tiếng, tối đa được dùng 12g mỗi ngày |
Trẻ trên 3 tháng tuổi dùng liều 20-40mg/kg mồi 6-8 tiếng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể dùng đến 200mg/kg mỗi ngày, không dùng nhiều hơn 12g thuốc.
Người suy thận dùng như sau:
Thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều dùng |
30-50 | Mỗi 8-12 tiếng dùng 1-2g thuốc |
10-29 | Mỗi 12-24 tiếng dùng 1-2g thuốc |
5-9 | Mỗi 12-24 tiếng dùng 0,5-1g thuốc |
Dưới 5 | Mỗi 24-48 tiếng dùng 0,5-1g thuốc |
Bệnh nhân lọc máu | Dùng thêm 1 liều tương đương sau mỗi lần lọc máu |
Dự phòng hậu phẫu: Không dùng hơn 24 tiếng.
- Người lớn tiêm bắp 2g trước cuộc phẫu thuật 1 tiếng hoặc truyền/tiêm tĩnh mạch trong khoảng 30-60 phút trước phẫu thuật. Sau đó dùng lặp với liều 2g mỗi 6 giờ.
- Trẻ em trên 3 tháng dùng 30-40mg/kg tiêm bắp trước cuộc phẫu thuật 1 tiếng hay truyền/tiêm tĩnh mạch trong khoảng 30-60 phút trước phẫu thuật. Dùng lặp lại với liều 30-40mg/kg mỗi 6 tiếng.
Bệnh nhân mổ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch 2g thuốc sau khi kẹp cuống rốn. Nếu cần có thể tiêm 3 liều, 2 liều sau có thể tiêm sau 4 và 8 tiếng từ liều đầu.
Không sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm trong trường hợp nào?
Người bị quá mẫn với Cefoxitin hay kháng sinh beta-lactam.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm
Thận trọng
- Xác định xem bệnh nhân có từng dị ứng với Cefoxitin, cephalosporin hoặc thuốc khác không trước khi chỉ định.
- Có trường hợp bị ỉa chảy do sử dụng Clostridium difficile.
- Chú ý giảm liều lượng ở bệnh nhân bị suy thận.
- Dùng thận trọng trên bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa.
- Vẫn chưa rõ độ an toàn của thuốc ở những bệnh nhân dưới 3 tháng tuổi, do đó không được dùng ở nhóm bệnh nhân này.
- Dùng thận trọng nếu kết hợp với aminoglycosid do có thể làm bệnh nhân nhiễm độc thận.
Tác dụng phụ
Phản ứng phụ do thuốc Cefoxitin gây ra thường nhẹ, nhất thời và hiếm phải dừng thuốc:
- Ban, viêm da, mày đay.
- Tụt áp.
- Tăng creatinin huyết hoặc ure huyết.
- Tăng các chỉ số ALT, AST, LDH.
- Buồn ói, ỉa chảy, nôn mửa.
- Viêm tắc tĩnh mạch.
- Giảm số lượng bạch cầu hạt, tiểu cầu, thiếu máu tán huyết,…
Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Kháng sinh aminoglycosid | Tăng độc cho thận |
Thuốc chống đông | Ảnh hưởng hiệu quả chống đông |
Probenecid | Ảnh hưởng đến bài tiết của kháng sinh |
Các phép đo xác định creatinin, glucose hay 17-hydroxy-corticosteroid | Có thể sai lệch kết quả |
Lưu ý khi sử dụng cho mẹ có thai và người cho con bú
Cân nhắc kỹ nếu chỉ định cho người mang bầu, cho con bú.
Lưu ý sử dụng khi đang lái xe, vận hành máy móc
Chưa có ghi chép về ảnh hưởng của thuốc lên người lái xe hay vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí
Biểu hiện khi quá liều Cefoxitin thường là co giật và những phản ứng tương tự tác dụng phụ.
Xử trí bằng cách ngừng điều trị và dùng biện pháp cấp cứu và hỗ trợ. Có thể lọc máu để loại thuốc chưa hấp thu.
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm giá bao nhiêu? mua ở đâu?
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm chính hãng hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp Cefoxitin 1g Imexpharm tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các sản phẩm khác của nhà thuốc có cùng tác dụng với Cefoxitin 1g Imexpharm như:
- Tenadol 2000: Thuốc giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu,…và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hậu phẫu nhờ có Cefamandol với hàm lượng 2000mg. Thuốc do Tenamyd sản xuất. Giá bán 1 hộp 10 lọ khoảng 400.000 đồng.
- Cerixon Inj.: Có thành phần chính là Ceftriaxone 1g với chỉ định điều trị và dự phòng bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc do Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp sản xuất. Mỗi hộp 10 lọ có giá khoảng 300.000 đồng.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng được Cục quản lý Dược phê duyệt. Tải về tại đây.
Quân –
Cefoxitin 1g Imexpharm hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn rất tốt ạ