Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin giới thiệu tới bạn thuốc Biseptol sản xuất và phân phối tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco với số đăng kí VD-19942-13.
Biseptol là thuốc gì?
Biseptol thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn giúp điều trị đợt cấp của những cơn viêm phế quản ở thể mạn, nhiễm trùng tại hệ thống của đường tiết niệu, viêm phổi,…
Thành phần có trong 1 viên thuốc:
- Trimethoprim hàm lượng: 80mg
- Sulfamethoxazol hàm lượng: 400mg
Kết hợp với các tá dược.
Dạng bào chế: viên nang cứng.
Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ gồm 20 viên nang cứng.
Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, tránh tác động trực tiếp của ánh sáng nhất là ánh sáng mặt trời, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Để xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi trong gia đình.
Hạn sử dụng: 60 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Biseptol có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Biseptol có giá 28 000 VNĐ 1 hộp Biseptol 480mg. Được bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi có hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách tham khảo một số thuốc có cùng tác dụng:
- Thuốc Bambec được sản xuất tại công ty AstraZeneca A.B, Thụy Điển
- Thuốc Aspegic được sản xuất tại Sanofi Winthrop Industrie, Pháp
- Thuốc Tienam được sản xuất tại Merck & Co. Inc – MỸ
Thuốc Biseptol có tác dụng gì?
Trong thuốc Biseptol có chứa các thành phần với tác dụng kháng khuẩn mạnh:
Trimethoprim là một chất kìm khuẩn có tác dụng ức chế một enzym có tên là dihydrofolate – reductase của tế bào con vi khuẩn. Trimethoprim có khả năng chống lại một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhất là các vi khuẩn coli. Trimethoprim hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá nên đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Thuốc Biseptol là sự kết hợp của 2 kháng sinh là Trimethoprim và sulfamethoxazol giúp mở rộng phổ tác dụng trên nhiều vi khuẩn hơn. Sulfamethoxazol cũng là một chất kìm khuẩn phổ rộng có cấu trúc tương tự PABA. Khi vào cơ thể Sulfamethoxazol cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với chất dihydropteroat synthetase nên có tác dụng ức chế giai đoạn đầu trong quá trình tổng hợp loại acid folic trong tế bào của vi khuẩn và bất hoạt vi khuẩn.
Thuốc Biseptol được sử dụng trong các trường hợp:
- Ðợt cấp của viêm phế quản mạn;
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cấp tính có đáp ứng với trimethoprim;
- Hạn chế tình trạng tái phát của nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu;
- Nhiễm khuẩn hô hấp: các trường hợp viêm phổi do nấm Pneumocystis carinii, viêm phế quản,…
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Biseptol 480mg như thế nào?
Thuốc được sử dụng theo đường uống. Uống thuốc khi dạ dày rỗng, uống trước ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Tuy nhiên vẫn có thể dùng thuốc trong bữa ăn.
Tuỳ vào tình trạng bệnh và độ tuổi sẽ được khuyến cáo sử dụng với liều lượng thích hợp:
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên. Đối với trường hợp cấp có thể tăng liều theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ 7-12 tuổi: chia 1 viên để uống 2 lần/ngày.
Trẻ 7 tháng – 6 tuổi: chia làm 2 lần/ngày, mỗi lần 120 mg (ứng với ¼ viên thuốc).
Trẻ 3 – 6 tháng: 120 mg, chia làm 2 lần/ngày.
Không sử dụng thuốc Biseptol khi nào?
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với bất kì thành phẩn nào trong thuốc.
Chống chỉ định với các bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hoặc có tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Biseptol
Với người già và trẻ nhỏ: khả năng hấp thu thuốc thay đổi, khó xác định nên cần chú ý khi sử dụng, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi khi thai phụ sử dụng sản phẩm việc sử dụng thuốc được chỉ định nghiêm ngặt
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Biseptol
Bên cạnh tác dụng điều trị vượt trội, trong quá trình sử dụng Biseptol cũng có thể gây ra các tác dụng phụ.
Phản ứng có hại khi dùng thuốc Biseptol xảy ra chủ yếu trên da, đường tiêu hoá. Các tác dụng không mong muốn này thường gặp khi sử dụng thuốc ở liều cao và kéo dài.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc:
Thường gặp:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn;
Kích ứng da: ngứa, phát ban, nổi mẩn, viêm lưỡi.
Ít gặp:
Tác dụng toàn thân gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt;
Máu: thay đổi số lượng bạch cầu;
Tiêu hóa: tình trạng chán ăn, tiêu chảy.
Hiếm gặp
Trên gan: tăng nồng độ của chất transaminase, tình trạng vàng da, ứ mật, thậm chí xuất hiện triệu chứng của suy gan và hoại tử gan;
Toàn thân: có thể gây sock phản vệ và bệnh huyết thanh;
Trên hệ tiết niệu – sinh dục: tăng creatinin và tăng ure máu;
Trên tiêu hoá: gây viêm đại tràng màng giả,…
Máu: thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm số lượng của cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu;
Tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não vô khuẩn hay tình trạng trầm cảm;
Tác dụng trên da có thể gây hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, nhạy cảm với ánh sáng.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc Biseptol được không?
Thuốc đã được thử nghiệm trên động vật:
Với động vật mang thai khi sử dụng liều cao, thành phần trimethoprim trong thuốc có thể tác động đến quá trình chuyển hóa acid folic ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành các cơ quan và gây quái thai vậy nên phụ nữ có thai cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi;
Thời kỳ cho con bú: Trimethoprim rất ít tích lũy trong sữa mẹ nên có thể ít ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ khi mẹ sử dụng thuốc ở liều điều trị bình thường. Có thể dùng Biseptol cho người đang cho con bú nhưng cũng cần thận trọng và chú ý theo dõi.
Tương tác thuốc
Sử dụng đồng thời trimethoprim và phenytoin: trimethoprim ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan nên sẽ làm tăng tác dụng và tăng độc tính của phenytoin với cơ thể.
Sử dụng đồng thời trimethoprim và ciclosporin có khả năng gây độc trên thận.
Tránh sử dụng thuốc Biseptol với các chất đối kháng folat vì sẽ gia tăng tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Thuốc Biseptol được sử dụng trong các trường hợp: Ðợt cấp của viêm phế quản mạn; Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cấp tính có đáp ứng với trimethoprim