Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng và Cách điều trị

Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những căn bệnh thường mắc phải ở nam giới. Căn bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ra sao? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong bài viết dưới đây.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý bắt nguồn từ lượng khí thở bị tắc nghẽn trong phổi hay còn gọi tắt là COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease). Phần lớn những người được chẩn đoán bị tắc nghẽn phổi mạn tính có nguy cơ cao bị biến chứng qua tim, ung thư và một số triệu chứng khác nặng hơn. Biểu hiện thông thường của bệnh COPD là ho khàn, ho có dịch đờm, cũng có thể gây khó thở kéo dài.

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ thuộc một trong hai loại bệnh thường gặp sau:

  • Tổn thương trong phổi từ túi khí quản. Bệnh nhân có nguy cơ biến chứng sang bệnh tim, gan cao hơn và nặng hơn.
  • Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính bắt nguồn từ viêm phế quản kéo dài: Thời gian bệnh nhân mắc viêm phế quản có thể từ 2 – 3 năm trước đó với các triệu chứng ho, đờm ngày càng nghiêm trọng
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính

.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên căn bệnh này thường xuyên bắt gặp ở nam giới và ở độ tuổi trung niên. Khi họ không để ý đến những dấu hiệu bất thường trong vùng hầu họng. Những nguyên nhân phổ biến dễ dàng nhận ra như:

  • Các tế bào trong phổi bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến hẹp đường khí quản, tắc nghẽn một đoạn nào đó khi hô hấp.
  • Sử dụng hoặc tiếp cận lâu dài với thuốc lá, thuốc lào hay các chất khói từ hóa chất độc hại trong công nghiệp.
  • Làm việc trong môi trường có bầu không khí bị ô nhiễm.
  • Thiếu hụt hàm lượng Alpha-1-antitrypsin là một trong những yếu tố có ảnh hưởng cao đến bệnh lý về gan và phổi.
  • Một số trường hợp có di chứng từ bệnh giãn phế quản, bệnh hen, hay lao phổi mạn tính.
  • Nguyên nhân mắc bệnh phổi mạn tính từ yếu tố di truyền là hiếm gặp.

Trên đây không bao gồm tất cả các nguyên nhân dẫn đến bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD). Tuy nhiên, các nguyên nhân trên thường gặp khá phổ biến đối với bệnh nhân mắc COPD. Chính vì thế, hãy thăm khám và tầm soát bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính trong thời gian sớm nhất để phát hiện và điều trị kịp thời. ((COPD, Mayo Clinic, Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021))

Triệu chứng của bệnh COPD

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dấu hiệu cũng như mọi triệu chứng của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính có tiến triển xấu đi theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh COPD được coi là nhẹ nhàng hơn các giai đoạn sau. Khi kiểm tra, tầm soát, giá trị FEV1 sẽ lớn hơn 80%. Điều này có nghĩa là khả năng phục hồi của phổi và phế quản bị bệnh tương đương với người test nhưng không mắc bệnh.

Các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này tất nhiên sẽ ít và khó nhận biết. Với triệu chứng ho khan, ho đờm kéo dài hoặc bị khó thở bất thường, bạn có thể không nhận ra rằng phổi đang có vấn đề trong chức năng, nhiệm vụ của phổi.

Để tránh trường hợp khi phát hiện bệnh nhân đã mắc bệnh COPD, bản thân người bệnh cần để ý đến những nguyên nhân cơ bản như sử dụng thuốc lá, các chất kích thích, môi trường làm việc đầy khói bụi,…Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để phát hiện bệnh và chữa trị sớm nhất.

Giai đoạn hai

Chuyển biến của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 nặng dần, được thể hiện qua trị số FEV1 giảm đáng kể khi thử nghiệm với trị số sau khi phế quản được hồi phục chỉ còn 50 – 70%. Các triệu chứng của bệnh COPD thể hiện rõ ràng hơn như ho nhiều, ho có dịch đờm đặc gây khó nói. Đôi khi khó thở và thở ra tiếng khò khè khi ngủ say. Tuy chưa ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nhưng đây là dấu hiệu báo động với bệnh nhân mắc COPD.

Giai đoạn ba

Trị số FEV1 của người mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính khá thấp, trong khoảng từ từ 30 – 45% sau khi thử nghiệm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đoạn ba hay còn gọi là giai đoạn suy phổi. Lúc này, lượng khí hô hấp và trao đổi trong phổi đã bị hạn chế nguyên nhân do tắc nghẽn đường dẫn khí. Chính vì vậy, triệu chứng hay gặp ở giai đoạn này là khó thở kéo dài và cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Các cơn co giật cũng có thể xảy ra trong thời gian này. Bệnh nhân cần phải được theo dõi sát sao và thường xuyên để xử lý các biến chứng nghiêm trọng kịp thời. Cùng với đó là tìm ra loại thuốc phù hợp đáp ứng nhu cầu từ phổi của người bệnh.

Giai đoạn cuối

Bệnh nhân phát hiện mắc tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn cuối sẽ xuất hiện một vài  triệu chứng hay gặp như sau:

  • Ho khan, ho có dịch nhầy gây hiện tượng khó nuốt, khó giao tiếp với mọi người xung quanh. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng.
  • Khạc ra đờm đặc: Khác với dịch nhầy trong, kết dính khi ho nhiều vào buổi sáng, đờm có thể mang màu vàng hoặc xanh nhạt thành một khối đặc.
  • Việc hít thở khó khăn: Các thao tác hít vào thở ra khiến người bệnh cần dùng nhiều sức lực như mím môi, ù tai hoặc khó thở khi nằm.
  • Trong thời gian mắc bệnh, vùng lồng ngực và bụng có thể phồng to do khí phế quản đã bị chuyển dạng.
  • Trị số FEV1 giảm xuống thấp nhanh chóng khoảng dưới 30% kể cả sau khi sử dụng thuốc.
  • Ở giai đoạn cuối, tình trạng của bệnh nhân có khả năng chuyển biến nặng và lây lan sang các bộ phận xung quanh như suy tim, giãn tĩnh mạch, mạch tim không ổn định,…

Biến chứng hay gặp khi mắc bệnh COPD

Những biến chứng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính thường gây ra như:

  • Hệ thống đường hô hấp bị nhiễm trùng từ vi khuẩn, tạp khuẩn, virus, vi nấm,… dẫn đến tổn thương các tế bào mô trong phổi.
  • Mắc bệnh COPD cũng có thể là nguyên nhân gây tăng rủi ro khi phát hiện các bệnh lý về tim mạch.
  • Người bệnh có khả năng di căn sang ung thư phổi nhanh hơn.
  • Một vài trường hợp mắc bệnh COPD thông số huyết áp cao hơn người bình thường.

Điều trị bệnh phổi mạn tính như thế nào?

Thực hiện các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sớm nhất có thể làm giảm thời gian tiến triển nặng của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc ống hít: Điều này sẽ được bác sĩ khám và chỉ định những loại thuốc phù hợp, an toàn nhất khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Dùng thêm thuốc với tác dụng hỗ trợ: Các sản phẩm giảm đờm, bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Thở máy, dùng bình oxy: Trong trường hợp bệnh COPD đã chuyển biến nặng và trầm trọng.
  • Phương pháp phục hồi chức năng của phổi: Bắt nguồn từ những động tác, cách hô hấp cơ bản để tăng cường sức khỏe của phổi cũng như ổn định nhịp thở.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân có thể làm phẫu thuật ghép phổi khi tình trạng phổi đã quá nặng, xuất hiện nhiều bóng khí hay tràn dịch màng phổi. ((Ann Pietrangelo (Updated on January 22, 2021), Everything You Need to Know About Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD), Healthline, Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021))

Phương pháp ngăn ngừa bệnh phổi mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phần lớn có thể phòng tránh được khi người bệnh giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh. Phổ biến nhất là ngưng sử dụng thuốc lá hoặc các chất hóa học kích thích khác. Điều này sẽ giúp các tổn thương ở phổi tránh bị tổn thương trầm trọng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên đi kiểm tra và tầm soát bệnh viêm phổi kịp thời, đồng thời kiểm tra các trạng thái hô hấp bất thường để có hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, việc tiêm phòng ngừa các loại vacxin cúm, lao phổi sẽ loại trừ những khả năng bùng phát bệnh COPD hiệu quả.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh phổi mạn tính

Bệnh phổi mạn tính có lây không?

Người bệnh hãy yên tâm rằng khi phát hiện bị bệnh COPD không lây lan với người thân trong quá trình chăm sóc, giao tiếp hàng ngày. Bởi nguyên nhân của bệnh lý này chính là những tác nhân chủ yếu từ ô nhiễm, khói bụi và chất độc từ thuốc lá.

Nếu mắc bệnh phổi mạn tính sống đc bao lâu?

Tiên lượng ở giai đoạn cuối của bệnh nhân mắc COPD thường có tỷ lệ tử vong cao, ước tính sau khi cấp cứu lên đến 24%. Thông thường ở độ tuổi 55 – 65, bệnh nhân nam có thể bị giảm đến 7 năm tuổi thọ nếu còn tiếp tục sử dụng thuốc lá. Tuy nhiên, với những người kiên trì điều trị bệnh, khả năng phục hồi sẽ có tiến triển khả quan hơn.

Bệnh phổi mạn tính có chữa được không?

Quá trị điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể khỏi hoàn toàn và sức khỏe về trạng thái ban đầu. Việc tuân theo phương thức trị liệu của các chuyên gia, bác sĩ sẽ giúp nâng cao việc phòng ngừa sự phát triển của bệnh theo các giai đoạn. Chính vì thế, hãy chung sống hòa bình và tích cực điều trị bệnh để có được sức khỏe tốt nhất.

Dùng thuốc gì để điều trị bệnh phổi mạn tính?

Sau đi khám và phát hiện bệnh, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc làm giãn các cơ trơn trong đường hô hấp. Điều này giúp bệnh nhân dễ dàng hô hấp, giảm cảm giác tắc nghẽn đường khí thở. Đôi khi, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc qua các công cụ, máy móc thiết bị y tế hỗ trợ nếu không tự uống thuốc được. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh COPD như Thuốc Albuterol/ipratropium (Combivent Respimat); Albuterol (Proair HFA, Ventolin HFA); Ipratropium (Atrovent HFA); Levalbuterol (Xopenex).

Khuyến cáo: Trên đây là những kiến thức nhà thuốc cung cấp nhằm đáp ứng thắc mắc từ phía khách hàng. Chính vì thế, bệnh nhân hoặc người nhà  tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc mua thuốc bán lẻ.

Lưu ý cần thiết khi mắc bệnh phổi mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện nay thường gặp nhiều ở nam giới độ tuổi trung niên. Khi phát hiện mắc bệnh COPD, người bệnh cần bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cùng với đó, bệnh nhân cần dùng thuốc mỗi ngày để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát và tiến triển bệnh trở nặng.

Nhà thuốc Ngọc Anh trân trọng cảm ơn độc giả đã theo dõi và cùng tìm hiểu về bệnh lý tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD)! Hy vọng bài viết trên là những thông tin hữu ích với mọi người.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *