Trong bài viết này, Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin được giới thiệu tới Quý khách sản phẩm thuốc Zaniat được sản xuất bởi Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha – VIỆT NAM, số đăng kí lưu hành sản phẩm tại Việt Nam là SĐK: VD-23057-15
Zaniat 125 là thuốc gì?
Thuốc bột pha hỗn dịch uống Zaniat 125 là một loại kháng sinh, có hoạt chất là Cefuroxim, dạng bào chế này thích hợp dùng cho trẻ em, người khó nuốt thuốc viên.
Thành phần:
Cefuroxim hàm lượng 125 mg
Tá dược: Lactose, aerosil, aspartam, natri C.M.C, bột talc, tá dược tạo tạo hương trái cây vừa đủ 1 gói
Thuốc bột pha hỗn dịch uống Zaniat 125 mg của công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương Divipha: Hộp 10 gói, mỗi gói 125 mg
Thuốc Zaniat 125 có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc kháng sinh Zaniat 125 dạng bột pha hỗn dịch uống gói 125 mg Cefuroxim được bán phổ biến trên các đại lý và nhà thuốc bán lẻ. Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng với giá 52.000 VNĐ/ Hộp.
Đây là thuốc được sản xuất trong nước nên giá cả phải chăng so với các thuốc ngoại. Bệnh nhân có thể dễ dàng mua với giá tùy vào từng cơ sở bán thuốc.
Đây là thuốc kháng sinh bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ. Cần tránh mua tại các cơ sở uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tham khảo một số sản phẩm khác:
Thuốc Remem được sản xuất bởi Công ty Probiotic Pharma Pty Ltd –Australia.
Thuốc Focus Factor được sản xuất tại đất nước Mỹ và nhập khẩu về Việt Nam.
Thuốc Hugomax được sản xuất bởi Công ty Pharvis Korea Co., Ltd – HÀN QUỐC
Thuốc Zaniat 125 có tác dụng gì?
Với hoạt chất là Cefuroxim, một kháng sinh Cepalosporin bán tổng hợp thế hệ 2, thuốc này có tác dụng kháng khuẩn với cơ chế ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt dưới tác dụng của Cefuroxim.
Cefuroxim là kháng sinh phụ thuộc thời gian, T > MIC cần đạt ít nhất 40 – 50% khoảng cách giữa hai lần đưa thuốc.
Là một Cephalosporin thế hệ 2, cho nên tác dụng trên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn các kháng sinh thế hệ 1. Đặc biệt, Cefuroxim rất bền vững dưới tác động thủy phân của enzym beta lactamase, cho nên tiêu diệt được các vi khuẩn sinh beta lacmase như Haemophilus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trên Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, các vi khuẩn sau thuộc họ Enterobacteriaceae, hoạt tính cao trên Haemophilus influenzae. Cefuroxim cũng có tác dụng tốt trên Neisseria gonorrhoeae và N. meningitidis và một số chủng vi khuẩn kị khí. Một số chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh Cefuroxim có Enterococci, Listeria monocytogenes và một số chủng vi khuẩn khác.
Chỉ định của thuốc Zaniat 125
Thuốc Zaniat 125 thường được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa trên đường hô hấp, ví dụ như viêm xoang tái phát, viêm amidan, hoặc các cơn bùng phát của viêm phế quản mạn tính và cấp tính,…
Viêm màng não: trong viêm màng não, kháng sinh Cefuroxim đường uống được sử dụng thay thế đường tiêm khi tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân đã đi vào ổn định.
Ngoài ra, thuốc còn sử dụng cho các chỉ định: lậu không có biến chứng; bệnh Lyme thời kỳ đầu (triệu chứng ban đỏ loang).
Thêm nữa, thuốc được dùng điều trị các bệnh về da (nhọt, mủ da, chốc lở), các bệnh đường tiết niệu – sinh dục (viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo)
Một điểm cần lưu ý khi sử dụng là cần chú ý chức năng thận của bệnh nhân khi có chỉ định.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Zaniat 125
Thuốc nên được dùng trong bữa ăn để tăng tác dụng của kháng sinh
Dạng thuốc này thích hợp dùng cho trẻ em, nhất là trẻ em từ 3 đến 12 tháng tuổi, hoặc có thể dùng cho những người không thể nuốt được viên thuốc.
Thuốc được hòa vào nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội tạo thành dạng hỗn dịch, nên uống thuốc ngay sau khi pha vì để lâu sẽ giảm chất lượng của hỗn dịch thuốc.
Người lớn:
- Viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa: uống 2 gói/lần, 2 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng trong 10 ngày để đảm bảo đủ thời gian điều trị.
- Đợt bùng phát của viêm phế quản: 2 đến 4 gói/ lần, 2 lần/ngày. Đối với viêm phế quản mạn: điều trị trong vòng 10 ngày, đối với viêm phế quản cấp có kèm bột nhiễm: điều trị từ 5 – 10 ngày.
- Ngoài ra liều dùng còn được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ
Trẻ em: tùy theo tháng tuổi và cân nặng của trẻ em mà liều dùng của thuốc được điều chỉnh cho phù hợp, bệnh nhân cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng trong các trường hợp nhẹ và vừa, đối với nhiễm khuẩn nặng thì liều được tăng lên, có thể tăng lên mức gấp đôi hoặc chuyển sang đường tiêm.
Liều dùng trên bệnh nhân suy thận: đối với bệnh nhân suy thận, liều dùng cần được điều chỉnh tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin.
Chống chỉ định của thuốc Zaniat 125
Không dùng thuốc Zaniat 125 cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Cefuroxim và các kháng sinh Cefalosprin khác; không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Zaniat 125
Các tác dụng ko mong muốn của thuốc Zaniat 125 có thể gặp tới 3% trong số các bệnh nhân sử dụng thuốc.
Sốc phản vệ: cũng nhưng nhiều kháng sinh khác, sốc phản vệ có thể gặp phải khi sử dụng Cefuroxim, tuy nhiên tần suất của tác dụng phụ này là ít gặp. Một số tác dụng phụ ít gặp khác như nôn, buồn nôn, ngứa, nổi mày đay, hoặc là tăng giảm các loại bạch cầu.
Thường gặp hơn, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, tần suất lớn hơn 1/1000.
Ngoài ra thuốc còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp như sốt, thiếu máu tan máu, hội chứng Stevens-Johnson, tiểu tiện khó, viêm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, các cơn kích động, có giật, hoặc ảnh hưởng đến thính lực, đau khớp,…
Khi gặp phải các tác dụng phụ này, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất để có cách xử lý kịp thời. Đối với một số tác dụng phụ: Sử dụng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mạch corticosteroid, duy trì thông khí để xử trí sốc phản vệ; một sốc trường hợp cần truyền dịch hoặc điện giải, một số trường hợp chỉ cần ngừng thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Zaniat 125
Zaniat 125 là thuốc kháng sinh được kê đơn, cần sử dụng đủ đợt điều trị để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng kháng kháng sinh, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
Thận trọng trên phụ nữ có thai: Cefuroxim và các Cephalosporin vốn an toàn đối với phụ nữ có thai, tuy nhiên chỉ dùng khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ, cần thận trọng theo dõi tình trạng phụ nữ mang thai và thai nhi để tránh bất kì tác dụng phụ nào. Đồng thời cũng chưa có báo cáo nào về tác hại trên trẻ đang bú mẹ nên vẫn có thể dùng cho phụ nữ cho con bú, tuy nhiên vẫn phải cân nhắc và theo dõi trẻ.
Lưu ý khi uống thuốc: bảo quản bột khô trước khi pha thành hỗn dịch ở nhiệt độ từ 2 – 30 oC sử dụng ngay sau khi pha hỗn dịch.
Lưu ý khi dùng chung với thuốc khác
Cần lưu ý khi dùng Zaniat 125 với các thuốc kháng sinh Aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu mạnh do làm tăng độc tính của Cefuroxim; không nên uống Zaniat 125 cùng với kháng sinh Aminoglycosid, tránh trộn lẫn do có tương kỵ ; ngoài ra các thuốc tránh thai đường uống có thể bị giảm tác dụng bởi thuốc này.
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng cùng với các thuốc khác.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng cấp tính như buồn nôn, nôn, và ỉa chảy, nghiêm trọng hơn là kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, đặc biệt ở người suy thận, cần bảo vệ được đường hô hấp của người bệnh, thậm chí ngưng sử dụng thuốc, thẩm tách máu,… để điều trị các triệu chứng quá liều hoặc hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để có cách xử trí tốt nhất.
Quên liều: Cần tuân thủ thời gian và liều dùng được bác sĩ chỉ định. trong quá trình sử dụng nếu bạn quên một liều thuốc thì có thể dùng ngay một liều ngay khi nhớ ra ( cách 1-2 giờ so với giờ dùng thuốc đã được quy định).Trong trường hợp đã sát giờ dùng thuốc lần kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên chứ không được phép tự ý tăng liều dùng lên mức cao hơn liều được chỉ định.
Để tránh việc quên thuốc thì bệnh nhân nên hẹn lịch trên điện thoại để có thông báo về lịch uống thuốc tránh các trường hợp quên thuốc hoặc có thể nhờ người thân nhắc nhở.
Dược sĩ Phạm Chiến –
Thuốc Zaniat là thuốc kháng sinh Cefuroxim