Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Xopaworus được sản xuất bởi Công ty Farmaprim Srl – MOLDOVA , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-13539-11, được đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare
Xopaworus là thuốc gì?
Thuốc Xopaworus là thuốc có tác dụng điều trị viêm, nấm âm đạo có thành phần chính là Metronidazole với hàm lượng 500mg, Clotrimazole với hàm lượng 150mg, Neomycin với hàm lượng 200mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên đạn
Dạng bào chế: viên đạn đặt âm đạo
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Xopaworus có 2 vỉ, mỗi vỉ có 5 viên đạn đặt âm đạo
Bảo quản thuốc Xopaworus ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Xopaworus giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Xopaworus giá 220.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Zenella med được sản xuất tại Natur Produkt Pharma Sp. z o.o., ul. Podstoczysko 31, 07-300 Ostrów Mazowiecka, Ba Lan
- Thuốc Terinale được sản xuất bởi Boram Pharm Co., Ltd – Hàn Quốc
- Thuốc Ovumic được sản xuất bởi công ty dược phẩm Laboratorio ELEAS.A.C.LF.A. Sanabria N° 2353 – C1417AZE CABA – Republica Argentin
Thuốc Xopaworus có tác dụng gì?
Thuốc Xopaworus được chỉ định cho các trường hợp
- Những bệnh nhân đang điều trị viêm tử cung, viêm âm đạo có ra huyết trắng, nhiễm trùng sau phẫu thuật, viêm cổ tử cung nguyên nhân do vi khuẩn, viêm âm đạo và các bệnh do vi khuẩn trichomonas.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Xopaworus như thế nào?
Thuốc được dùng bằng đường đặt âm đạo, với liều lượng khuyến cáo như sau:
- Liều dùng dành cho bệnh nhân điều trị viêm âm đạo cấp tính: bắt đầu điều trị bằng liều 1-2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sau đó duy trì bằng liều 1 viên mỗi ngày.
- Liều dùng dành cho bệnh nhân điều trị viêm âm đạo mãn tính: mỗi ngày dùng 1 viên vào buổi tối và liệu trình điều trị trong 8 -10 ngày
Không sử dụng thuốc Xopaworus khi nào?
- Bệnh nhân từng bị di ứng với các thuốc kiểu đặt âm đạo
- Trẻ em
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc bị động kinh
- Không sử dụng thuốc Xopaworus cho người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Xopaworus
- Thuốc được dùng đường đặt âm đạo, không được uống
- Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lau bằng khăn khô trước khi đặt thuốc. Nên đặt thuốc trước khi đi ngủ và tránh vận động để thuốc được cố định vị trí và phát huy tác dụng tốt nhất
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Xopaworus
- Khi sử dụng Xopaworus, bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng phụ như: đau rát vùng kín, ngứa ngáy, tiêu chảy, đau thượng vị, nôn, nóng đỏ vùng âm đạo
- Các tác dụng phụ ít gặp hơn: nổi mề đay, co giật, giảm lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu, nước tiểu có màu lạ, nổi mụn nước và có cảm giác bị phỏng, đau đầu, chóng mặt, bị lẫn, viêm tụy,…
- Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Xopaworus.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Xopaworus được không?
- Thuốc Xopaworus có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Xopaworus được không?
Không sử dụng Xopaworus cho phụ nữ có thai và cho con bú
Tương tác thuốc
- Những nhóm thuốc tương tác với Xopaworus: Disulfirame, Phenobarbital, Rifampicin, Clorpropamid, Tolbutamid, Vitamin B12, Acid folic, Dicumarol, ..
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
- Triệu chứng: Khi sử dụng quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
- Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên sử dụng bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên sử dụng liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
- Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Xopaworus là thuốc có tác dụng điều trị viêm, nấm âm đạo