Trong bài viết này, Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin được giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm thuốc Vintanil, được sản xuất và đăng ký bởi công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) tại Việt Nam, với số đăng ký VD-5540-08, đạt tiêu chuẩn TCCS.
Thuốc Vintanil là thuốc gì?
Thuốc Vintanil là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, dạng dung dịch tiêm, được sử dụng để điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt, là thuốc giảm đau phòng và trị các cơn nhức đầu không rõ nguyên nhân.
Thuốc vintanil có thành phần chính là N-Acetyl-DL-Leucin 500 mg, nước cất pha tiêm cùng các tá dược vừa đủ 5 ml.
Quy cách, dạng bào chế: dung dịch tiêm 1 ống/5 ml. 1 Hộp 5 ống x 5ml.
Hạn dùng: 36 tháng từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Cất giữ thuốc nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Thuốc vintanil bán ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thuốc vintanil hiện được bán ở khắp các cơ sở thuốc trên toàn quốc, quý khách có thể tìm mua tại nhiều cửa hàng , nhưng tại Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thuốc, chất lượng bảo quản và được tư vấn miễn phí khi mua hàng.
Giá bán ngoài thị trường của thuốc vintanil là 120.000đ/ hộp 5 ống x 5 ml.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi cũng có tác dụng tương tự như sau:
- Thuốc Thần kinh D3 được sản xuất tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – VIỆT NAM
- Thuốc Tidaliv được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Phương Đông
- Thuốc Neuropentin được sản xuất bởi Công ty TNHH Korea United Pharm. Int’ L Inc – VIỆT NAM
Thuốc vintanil có tác dụng gì?
Tác dụng của thuốc được ghi rõ ràng trong tờ hướng dẫn sử dụng của hộp thuốc.
Thuốc vintanil được sử dụng để điều trị các bệnh lý, tình trạng bệnh lý liên quan đến chóng mặt không rõ nguyên nhân ( chóng mặt bất kì trạng thái nào, chóng mặt do tăng huyết áp, hay do xơ vữa động mạch, chóng mặt kích thích, chóng mặt do ngộ độc thực phẩm và các dạng ngộ độc khác, chóng mặt do thuốc nhức nửa đầu, chóng mặt phản xạ do tiêu hóa hay phù tạng.)
Thuốc còn được sử dụng trong trường hợp nhức đầu nôn mửa.
Liều lượng và cách dùng thuốc vintanil
Với thuốc ở dạng nén 500mg thì có cách sử dụng như sau: dùng cho người lớn là 3 đến 4 viên/ ngày, chia 2-3 lần uống (từ 10 ngày tới 5-6 tuần), khi cần có thể tăng liều tối đa lên tới 6 đến 8 viên / ngày, chia 2 – 3 lần uống.
Với dạng thuốc tiêm: 500 mg/ 5 ml: Khi có cảm giác chóng mặt nhiều, cảm giác đầu óc quay cuồng, hoặc khi nôn mửa (không sử dụng uống) thì dùng cách tiêm.
Lượng tiêm: tiêm 2 ống/ ngày, có thể tăng lên tối đa 4 ống một ngày trong trường hợp cần thiết. Thời gian sử dụng tùy theo diễn biến cơ thể.
Liều lượng được bác sĩ chỉ định, cần tuân thủ để bệnh mau hết.
Không sử dụng thuốc Vintanil khi nào?
Những người bị kích ứng với bất kì thành phần nào của thuốc cũng đều không nên sử dụng, tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng.
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và công bố, do vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc này cho trẻ.
Trước khi sử dụng uống hay tiêm cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi có bất kì thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc vintanil?
Bạn sẽ có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc vintanil?
Cũng như tất cả các loại thuốc khác, thuốc vintanil cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, dù tỉ lệ rất nhỏ và không mong muốn. Hầu hết các tác dụng phụ đều không cần điều trị bổ sung gì cả. Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như phát ban, ngứa da, nổi mề đay,..
Không phải ai cũng xuất hiện các biểu hiện của tác dụng phụ trên, và cũng còn những tác dụng phụ chưa được biểu hiện ra ngoài hoặc chưa được nghiên cứu, nếu xuất hiện các biểu hiện khác thường sau khi dùng thuốc hoặc có bất kì thắc mắc gì về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú có được sử dụng thuốc vintanil không?
Như lưu ý đã nói bên trên, thuốc không nên được sử dụng cho phụ nữ có thai, có thể gây các tác dụng xấu không mong muốn đến thai nhi. Ở bất kì giai đoạn của thai kì cũng không được sử dụng.
Với phụ nữ đang cho con bú cũng khuyến cáo không nên sử dụng.
Tương tác của thuốc vintanil
Khi xảy ra tương tác với các thuốc khác, khả năng hoạt động của vintanil giảm đi hoặc có thể là nguyên nhân gây ra một số tac dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với thuốc vintanil do đó tốt nhất bạn nên ghi danh sách các thuốc đang sử dụng điều trị các bệnh khác đưa cho bác sĩ trước khi bác sĩ kê đơn vintanil cho bạn.
Ngoài ra, cần đảm bảo các lời khuyên của bác sĩ về việc kiêng ăn, uống một số thực phẩm, ví dụ bia, rượu, các chất kích thích,…
Đồng thời, việc chia sẻ với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi kê đơn cũng rất quan trọng, ví dụ bạn đang mang thai, đang cho con bú … hoặc các bệnh đang mang.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Vintanil giúp điều trị các bệnh lý, tình trạng bệnh lý liên quan đến chóng mặt không rõ nguyên nhân