Viêm gan B

viêm gan b

Nội dung chính

  • Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus tấn công gan và có thể gây ra bệnh mãn tính và cấp tính.
  • Virus được truyền qua việc tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm.
  • Theo ước tính có khoảng 257 triệu người đang bị nhiễm virus viêm gan B ( được định nghĩa là dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B)
  • Năm 2015, bệnh viêm gan B đã gây ra 887000 ca tử vong, hầu hết đều do biến chứng (Bao gồm sơ gan và ung thư tế bào gan)
  • Viêm gan B là một thách thức lớn đối với những người làm y tế.
  • Tuy nhiên, có thể ngăn chặn viêm gan B bằng cách sử dụng các loại vaccine hiệu quả và an toàn hiện có.

Viêm gan B là gì?

Viêm Gan B là một bệnh nhiễm trùng gan có khả năng đe dọa tính mạng con người gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Đây là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu. Nó có thể gây ra bệnh nhiễm trùng mãn tính và đẩy con người tới nguy cơ tử vong rất cao do bị xơ gan và ung thư gan.

 viêm gan b
Hình ảnh: cấu tạo của virus viêm gan b

Một loại vaccin chống lại Viêm gan B được phát hành vào năm 1982. Hiệu quả của loại vaccin này trong việc ngăn chặn truyền nhiễm, phát triển thành bệnh mãn tính và ung thư do virus viêm gan B gây ra lên tới 95%.

vaccin chống lại Viêm gan B
Hình ảnh: vaccin chống lại Viêm gan B

Phân bố địa lý của bệnh viêm gan siêu vi B

Trên thế giới

Tỷ lệ phổ biến của bệnh viêm gan B cao nhất theo WHO là ở vùng phía tây thái bình dương và châu phi, nơi mà số người trưởng thành nhiễm lên đến 6.2% và 6.1 %. Theo WHO khu vực Đông Địa Trung Hải, WHO Đông Nam Á và WHO khu vực châu Ây, ước tính tương ứng có khoảng 3.2%, 2.0% và 1.6% dân số trung bình bị nhiễm. 0.7% dân số của WHO châu Mỹ bị nhiễm.

Trên thế giới có khoảng 2 tỉ người đã và đang bị viêm gan B mỗi năm, trong đó có khoảng 780 000 người chết mỗi năm do biến chứng của viêm gan B, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan. (Nguồn https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nguoi-trang-hoa-de-mac-viem-gan-b-290978.html )

Tình hình viêm gan B ở Việt Nam

Tại Việt Nam, theo thống kê dữ liệu năm 2017 có khoảng 8 triệu người nhiễm viêm gan B mạn tính trong đó có hơn 51.000 bệnh nhân đã bị xơ gan, hơn 14.000 bệnh nhân ung thư tế bào gan và hơn 32.000 người tử vong.

viêm gan b ở việt nam
Hình ảnh: viêm gan b ở việt nam

Viêm gan B lây qua đường nào?

Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài ít nhất trong 7 ngày. Trong suốt thời gian đó, virus vẫn có thể lây nhiễm nếu nó đi vào cơ thể của một người không được bảo vệ bởi vaccin. Thời gian ủ bệnh của virus trung bình là 75 ngày, nhưng có thể dao động từ 30 đến 180 ngày. Virus có thể được phát hiện  trong vòng 30 tới 60 ngày sau khi lây nhiễm và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B mãn tính. Ở những vùng đặc hữu, viêm gan B hầu hết sẽ được lây truyền từ mẹ sang con lúc mới sinh (lây truyền chu sinh), hoặc thông qua sự lây truyền ngang hàng (tiếp xúc với máu bị nhiễm), đặc biệt từ những đứa trẻ bị nhiễm bệnh đến một đứa trẻ không bị nhiễm bệnh trong 5 năm đầu đời. Sự phát triển thành bệnh mãn tính đối với những em bé mới sinh mà bị lây truyền từ mẹ hoặc những đứa trẻ dưới 5 tuổi rất phổ biến.

Đường lây truyền của viêm gan B
Hình ảnh minh họa: Đường lây truyền của viêm gan B

Viêm gan B cũng bị lây lan bởi việc tiếp xúc qua da hoặc niêm mạc với máu bị nhiễm và các chất dịch khác nhau của cơ thể như nước bọt, kinh nguyệt, âm đạo hoặc tinh dịch. Việc lây lan qua đường tình dục có thể xảy ra, đặc biệt là đối với nam giới chưa được tiêm vaccine mà quan hệ với người đồng giới và những người dị tính, quan hệ với nhiều bạn tình hoặc quan hệ với gái mại dâm. Việc lây nhiễm ở tuổi trưởng thành mà dẫn tới bệnh mãn tính ít hơn 5% trong số các trường hợp. Sự lây truyền virus cũng có thể xảy ra do việc tái sử dụng các kim và ống tiêm, hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe hay giữa những người tiêm chích ma túy. Thêm nữa, bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong các quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, xăm mình. Hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo dâu và những vật có liên quan mà dính máu bị lây nhiễm.

Đường lây truyền của viêm gan B
Hình ảnh minh họa: Đường lây truyền của viêm gan B

Triệu chứng viêm gan B

Hầu hết mọi người không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong suốt giai đoạn lây nhiễm cấp tính. Tuy nhiên, vẫn có vài người gặp phải một số triệu chứng kéo dài đến vài tuần, như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu đậm, mệt mỏi cực độ, buồn nôn, nôn và đau bụng. Có một nhóm nhỏ những người bị viêm gan cấp tính có thể hình thành suy gan thấp, điều này có thể dẫn tới tử vong. Với một vài người, virus viêm gan B cũng có thể dẫn tới viêm gan mãn tính và sau đó phát triển thành xơ gan (gây sẹo trên gan) hoặc ung thư gan.

viêm gan b
Hình ảnh minh họa: triệu chứng vàng da vàng mắt ở bệnh nhân viêm gan B

Người có nguy cơ mặc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính

Khả năng để bệnh trở thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh. Trẻ em dưới 6 tuổi mà bị nhiễm bệnh thì khả năng cao sẽ phát triển thành bệnh mãn tính.

Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ:

  • 80 đến 90% trẻ mới sinh có thể bị lây nhiễm trong suốt năm đầu đời, bệnh có thể trở thành mãn tính;
  • 30-50% trẻ em dưới 6 tuổi có khả năng phát triển thành mãn tính.

Với người trưởng thành:

  • Khoảng dưới 5% số người trưởng thành khỏe mạnh mà bị nhiễm, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính.
  • 20 đến 30% người trưởng thành mà bệnh đã thành mãn tính thì sẽ phát triển thành sơ gan hoặc ung thư gan.

Đồng nhiễm cả HIV và HBV

Có khoảng 1% số người bị bệnh viêm gan siêu vi B – HBV  (2.7 triệu người) cũng bị nhiễm HIV. Ngược lại, tỷ lệ nhiễm HBV ở người nhiễm HIV trên toàn cầu là 7,4%. Từ năm 2015, WHO đã đề nghị điều trị đối với những người bị chuẩn đoán nhiễm HIV ở bất kì giai đoạn nào của bệnh. Tenofovir là một loại thuốc có mặt trong phác đồ phối hợp chữa trị được đề xuất đầu tiên chống lại bệnh HIV, cũng có tác dụng chống lại HBV.

Chẩn đoán nhiễm bệnh viêm gan B

Theo căn cứ lâm sàng thì khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa viêm gan B với các loại viêm gan mà bị gây ra bởi những tác nhân virus khác, vì thế, sự xác nhận của phòng thí nghiệm trong việc chuẩn đoán là cần thiết.

Xét nghiệm viêm gan B

Một số xét nghiệm máu có sẵn để chẩn đoán và theo dõi những người bị viêm gan B. Chúng có thể được sử dụng để phân biệt lây nhiễm cấp tính và mãn tính.

Viêm gan B

Việc chuẩn đoán của phòng thí nghiệm liên quan đến bệnh viêm gan B tập trung vào việc phát hiện các kháng nguyên bề mặt viêm gan B HbsAg.

WHO khuyến cáo rằng tất cả máu hiến tặng đều được kiểm tra viêm gan B để chắc rằng lượng máu đó là an toàn và tránh được những rủi ro trong việc truyền máu cho người khác.

  • HBV cấp tính được đặc trưng  bởi sự xuất hiện của kháng thể HbsAg và immunoglobulin M (IgM) tới kháng nguyên lõi HbcAg. Trong suốt giai đoạn truyền nhiễm ban đầu, các bệnh nhân cũng có huyết thanh dương tính đối với kháng nguyên viêm gan B e (HbeAg). HbeAg luôn luôn đánh dấu mức độ nhân lên cao của virus. Sự xuất hiện của HbeAg chỉ ra rằng máu và các chất dịch cơ thể từ cá nhân bị lây nhiễm cũng có khả năng truyền nhiễm cao.
  • Nhiễm trùng mãn tính được đặc hóa bởi sự tồn tại của HbsAg ít nhất khoảng 6 tháng (có hoặc không có HBeAg đồng thời). Sự tồn tại của HbsAg là dấu hiệu chính về nguy cơ phát triển thành bệnh gan mãn tính và ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) trong quãng đời sau này.

Điều trị viêm gan B

Hiện nay, vẫn chưa có phương thức điều trị đặc biệt nào đối với bệnh viêm gan B cấp tính. Do vậy, sự chăm sóc được nhắm đến duy trì sự thoải mái và cân bằng dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm sự thay thế các chất dịch đã bị mất khi nôn mửa và tiêu chảy.

thuốc điều trị viên gan b

Nhiễm viêm gan B mãn tính có thể được chữa trị bằng các loại thuốc kháng virus. Cách chữa trị này sẽ giúp làm chậm quá trình sơ gan, giảm thiểu các trường hợp dẫn đến ung thư gan và kéo dài sự sống.

Ai nên hoặc không nên điều trị viêm gan B mãn tính?

Những người cần được điều trị viêm gan B mãn tính:

Ưu tiên:  Điều trị cho những người ở mọi lứa tuổi bị nhiễm viêm gan B mãn tính và có bằng chứng lâm sàng về xơ gan còn bù / mất bù (hoặc xơ gan dựa trên điểm APRI> 2 ở người lớn), bất kể mức độ của alanine transaminase (ALT) hay tải lượng virus viêm gan B (HBV) DNA, hoặc tình trạng kháng HBeAg Khuyến cáo: Điều trị cho người lớn bị nhiễm viêm gan B mãn tính mà không có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ gan (hoặc dựa trên điểm APRI ≤2 ở người lớn), nhưng có tất cả các đặc điểm sau và bất kể tình trạng HBeAg :·

  • Lớn hơn 30 tuổi.
  • Có mức ALT bất thường kéo dài.
  • Có bằng chứng về sự sao chép HBV ở mức độ cao (HBV DNA> 20.000 IU / mL). (Nếu xét nghiệm HBV DNA không có sẵn, hãy xem xét điều trị dựa trên mức ALT bình thường liên tục, bất kể tình trạng HbeAg).

Ở những người bị đồng nhiễm virus suy giảm miễn dịch trên người ( HIV) và HBV , bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ART) ở tất cả những người có bằng chứng về bệnh gan mãn tính nghiêm trọng, bất kể số lượng CD4, cũng như  những người có số lượng CD4 là 500 tế bào / mm 3  trở xuống, bất kể giai đoạn bệnh gan của họ.

Viêm gan B

Những người không nên điều trị viêm gan B nhưng cần được theo dõi

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút không được khuyến cáo  và có thể được hoãn lại ở những người có tất cả những điều sau đây , bất kể tuổi hay tình trạng của HBeAg.

  • Không có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ gan (hoặc dựa trên điểm APRI ≤2 ở người lớn).
  • Mức ALT bình thường kéo dài.
  • Mức độ sao chép DNA HBV thấp (HBV DNA <2.000 IU / mL). (Nếu xét nghiệm HBV DNA không có sẵn, việc điều trị có thể được hoãn lại ở những người dương tính với HBeAg từ 30 tuổi trở xuống, những người có mức ALT bất thường kéo dài).

Tất cả những người bị viêm gan B mãn tính, đặc biệt là những người không đáp ứng các tiêu chí điều trị / không điều trị trên trên đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi để xác định xem liệu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có thể được chỉ định trong tương lai để ngăn ngừa tiến triển bệnh gan. Những người như vậy bao gồm những người không mắc bệnh mãn tính, từ 30 tuổi trở xuống:

  • Với mức độ HBV DNA trên 20.000 IU / mL  nhưng  mức ALT bình thường kéo dài.
  • HBeAg âm tính, với mức độ HBV DNA dao động trong khoảng 2.000 đến 20.000 IU / mL hoặc với mức ALT bất thường không liên tục (Nếu xét nghiệm DNA HBV không có sẵn, hãy tiếp tục theo dõi những người không mắc bệnh từ 30 tuổi trở xuống, những người có mức ALT bất thường kéo dài, bất kể tình trạng HBeAg của họ).

Điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus

WHO khuyến cáo việc sử dụng các phương thức chữa trị đường uống tenofovir hoặc entecavir, vì đây là các loại thuốc có tác dụng cao trong việc đẩy lùi virus viêm gan B. Chúng hiếm khi dẫn đến việc kháng thuốc hơn so với các loại thuốc khác, dễ uống (1 viên 1 ngày), và có ít tác dụng phụ nên chỉ cần theo dõi hạn chế.

Tenofovir
Hình ảnh: Công thức cấu tạo của Tenofovir

Một số thuốc điều trị viêm gan B phổ biến trên thế giới và ở nước ta:

Thuốc Entecavir không có bằng sáng chế nhưng có sẵn và giá cả rất đa dạng. Tenofovir được bảo hộ bởi 1 bằng sáng chế, cho tới tận năm 2018 ở các quốc gia có thu nhập trung bình và cao, nơi mà giá cả cho việc chữa trị hàng năm dao động từ 400$ đến 1500$ vào T2/2017. Trong khi một vài nước thu nhập trung bình (như Trung Quốc và Liên bang Nga) vẫn phải đối mặt với dào cản về bằng sáng chế liên quan đến thuốc Tenofovir, thì với hầu hết các nước khác đã có thể tiếp cận được với loại thuốc này. Global Price Reporting Mechanism (GPRM) chỉ ra rằng giá cả điều trị một năm dao động từ 48 đến 50 đô la trong tháng 2/2017.

Điều trị kháng virus hàng đầu

Tất cả các cá nhân từ 12 tuổi trở lên đủ điều kiện điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được khuyến nghị điều trị bằng tenofovir hoặc entecavir, các chất tương tự nucleos(t)ide (NAs) có khả năng kháng thuốc cao. Entecavir được khuyên dùng ở trẻ em từ 2-11 tuổi.Các NA có rào cản thấp đối với kháng thuốc (lamivudine, adefovir hoặc telbivudine) không được khuyến cáo do khả năng kháng thuốc của chúng.Ở những người đồng nhiễm HBV / HIV từ 3 tuổi trở lên, phối hợp tenofovir / lamivudine (hoặc emtricitabine) / efavirenz với liều cố định là lựa chọn ưu tiên để bắt đầu điều trị ART.

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút thứ hai để quản lý thất bại điều trị

Đối với những người bị kháng virut đã được xác nhận hoặc nghi ngờ (ví dụ, tiền sử phơi nhiễm trước đó hoặc không đáp ứng chính) với lamivudine, entecavir, adefovir hoặc telbivudine, WHO khuyến cáo nên chuyển sang tenofovir.

Thời gian điều trị, ngừng thuốc và tái sử dụng

Liệu pháp NA suốt đời

Tất cả các cá nhân bị xơ gan dựa trên bằng chứng lâm sàng (hoặc điểm APRI> 2 ở người lớn) cần điều trị NA suốt đời. Không nên ngừng điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ở những người này do khả năng tái hoạt động của HBV.

Ngừng  điều trị NA Các cá nhân không có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ gan (hoặc dựa trên điểm APRI ≤2 ở người lớn) có tất cả các đặc điểm sau đây có thể được coi là cá biệt khi ngừng NA:

  • Có thể được theo dõi chặt chẽ để sử dụng lại trong thời gian dài.
  • Có bằng chứng về việc mất HBeAg và chuyển đổi huyết thanh thành kháng HBe (ở những người ban đầu có HBeAg dương tính), cũng như sau khi hoàn thành ít nhất một năm điều trị.
  • Có mức ALT bình thường liên tục và nồng độ HBV DNA liên tục không phát hiện được (nơi có sẵn xét nghiệm DNA HBV). (Nếu không có xét nghiệm HBV DNA, hãy cân nhắc ngừng điều trị NA ở những người có bằng chứng về kháng nguyên bề mặt viêm gan B dai dẳng [HBsAg] và sau khi hoàn thành ít nhất một năm điều trị, bất kể tình trạng HBeAg trước đó của họ).

Tái điều trị

Do nguy cơ tái phát sau khi ngừng điều trị NA, WHO khuyến cáo nên tái điều trị khi có các dấu hiệu tái hoạt động quay lại (HBsAg hoặc HBeAg dương tính, tăng mức ALT hoặc DNA HBV có thể phát hiện lại) (nơi có sẵn xét nghiệm DNA HBV).

Giám sát

Theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị trước, trong và sau điều trịWHO khuyến nghị theo dõi hàng năm ở mức tối thiểu sau đây:

  • Mức ALT (và mức AST cho APRI), HBsAg, HBeAg và HBV DNA (nơi có sẵn xét nghiệm DNA HBV).
  • Xơ gan, ở những người không bị xơ gan cơ bản, sử dụng các nghiên cứu không xâm lấn như điểm số APRI hoặc FibroScan.
  • Tuân thủ điều trị trong khi điều trị, đều đặn khoảng thời gian và mỗi lần khám.

Giám sát thường xuyên hơn có thể được chỉ định ở một số cá nhân.

Những người chưa đáp ứng các tiêu chí cho điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.  Những người như vậy là những người có nồng độ ALT bất thường hoặc mức HBV DNA dao động trong khoảng 2.000 IU / mL đến 20.000 IU / mL (nơi có sẵn xét nghiệm DNA HBV), cũng như người nhiễm HBV / HIV.

Những người được điều trị hoặc sau khi ngừng điều trị: Giám sát điều trị được khuyến nghị ít nhất 3 tháng một lần trong năm đầu tiên cho các trường hợp sau:

  • Các cá nhân mắc bệnh tiến triển hơn (xơ gan bù / mất bù).
  • Các cá nhân đồng nhiễm với HBV / HIV.
  • Trong năm đầu điều trị (để đánh giá đáp ứng điều trị và tuân thủ điều trị)
  • Khi tuân thủ điều trị là một vấn đề.
  • Cá nhân sau khi ngừng điều trị.

Theo dõi độc tính tenofovir và entecavir

Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, hãy xem xét đo chức năng thận cơ bản của tất cả các cá nhân cũng như đánh giá nguy cơ rối loạn chức năng thận của họ.

Theo dõi chức năng thận hàng năm ở những người sử dụng liệu pháp tenofovir hoặc entecavir dài hạn; theo dõi cẩn thận sự tăng trưởng ở trẻ em.

Theo dõi ung thư tế bào gan (HCC)

Thường xuyên  siêu âm bụng và kiểm tra mức độ alpha-fetoprotein (AFP) mỗi 6 tháng cho những người:

  • Bệnh xơ gan, bất kể tuổi tác hay sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác.
  • Có tiền sử gia đình bị HCC.
  • Lớn hơn 40 tuổi (tuổi trẻ hơn có thể được chỉ định dựa trên tỷ lệ mắc HCC khu vực), không có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ gan (hoặc dựa trên điểm APRI ≤2) và có mức DNA HBV trên 2.000 IU / mL Xét nghiệm DNA có sẵn).
ung thư gan
Hình ảnh: ung thư gan

Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, việc chữa trị không chữa dứt điểm được sự lây nhiễm của viêm gan B mà chỉ ngăn chặn được sự nhân lên của virus. Do đó với hầu hết những người bắt đầu điều trị viêm gan B thì phải tiếp tục điều trị cả đời.Nhiều cơ sở vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận, chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B. Trong năm 2015, trong số 257 triệu người nhiễm HBV, chỉ có 9% (khoảng 22 triệu người) biết chuẩn đoán của họ. Trong số người được chuẩn đoán thì phạm vi điều trị toàn cầu chỉ có khoảng 8% (1.7 triệu người). Rất nhiều người được chuẩn đoán chỉ khi bệnh gan của họ phát triển.Trong số các biến chứng lâu dài của bệnh HBV, xơ gan và ung thư tế bào gan gây ra gánh nặng bệnh tật rất lớn. Ung thư gan tiến triển nhanh, và vì các lựa chọn chữa bệnh còn hạn chế, kết quả nhìn chung còn kém. Tại những nước thu nhập thấp, hầu hết mọi người bị ung thư gan có thể chết trong vòng vài tháng kể từ sau khi được chuẩn đoán. Với các nước thu nhập cao, phẫu thuật và hóa trị có thể kéo dài sự sống thêm vài năm nữa. Việc thay thế gan thi thoảng được sử dụng với những người xơ gan trong các nước thu nhập cao, với tỉ lệ thành công khác nhau.

Tiêm phòng viêm gan B

Vaccin viêm gan B

Vaccine viêm gan B là phương pháp chính trong việc ngăn chặn viêm gan B. WHO khuyến cáo rằng tất cả những trẻ em mới sinh nên được tiêm vaccin ngay sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính thấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có thể là do sử dụng rộng rãi vaccin viêm gan B. Trên thế giới, vào năm 2015, theo ước tính tỉ lệ người nhiễm HBV trong nhóm tuổi này là khoảng 1,3% so với khoảng 4,7% trước khi có vaccin.

viêm gan b
Hình ảnh: tiêm phòng viêm gan b ở trẻ em

viêm gan b

Tiêm chủng toàn cầu 1989-2017 liều thứ 3 viêm gan B bao phủ ở trẻ sơ sinh, bao phủ toàn cầu tỷ lệ 84% năm 2017
Tiêm chủng toàn cầu 1989-2017 liều thứ 3 viêm gan B bao phủ ở trẻ sơ sinh, bao phủ toàn cầu tỷ lệ 84% năm 2017

Nguồn dữ liệu tham khảo tại WHO.int: Link ở đây

Tiêm ngay sau khi sinh nên được chia thành 2 hoặc 3 liều. Trong nhiều trường hợp, có 2 lựa chọn như sau được xem là phù hợp:

  • Liệu trình 3 liều, liều đầu tiên (đơn trị) được tiêm sau khi sinh, liều thứ 2 và thứ 3(vaccin đơn trị hoặc kết hợp) được tiêm cùng thời điểm với liều thứ nhất và thứ ba của bệnh bạch hầu, ho gà (ho gà) và uốn ván – (DTP); hoặc là
  • Liệu trình 4 liều, liều đơn trị khi sinh sau đó là 3 liều đơn trị hoặc các liều vaccin kết hợp, thường được tiêm cùng các loại vaccin cho trẻ sơ sinh khác.

tiêm phòng viêm gan b

Loạt vaccin hoàn chỉnh tạo ra mức kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Việc bảo vệ kéo dài ít nhất 20 năm và có khi cả cuộc đời. Do vậy, WHO không khuyến cáo tiêm chủng cho người đã hoàn thành liệu trình 3 liều tiêm chủng.

Tất cả trẻ em và các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi và chưa được tiêm phòng trước đó nên được tiêm ngay nếu họ sống ở các nước nơi mà có tỉ lệ lưu hành bệnh thấp hoặc trung bình. Trong số các nước này, có nhiều người trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao có thể bị lây nhiễm, vì thế họ nên được tiểm chủng. Số này bao gồm:

  • Người thường xuyên cần cung cấp máu, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người nhận ghép tạng;
  • Người bị giam trong các nhà tù;
  • Người tiêm chích ma túy;
  • Có quan hệ gia đình hoặc quan hệ tình dục với những người nhiễm HBV mãn tính;
  • Những người chăm sóc sức khỏe và những người tiếp xúc với máu hay các sản phẩm từ máu do đặc thù công việc của họ;
  • Khách du lịch chưa hoàn thành loạt vaccin viêm gan B của họ, những người nên được cung cấp vaccin trước khi đi đến các khu vực lưu hành.

Vắc xin đã được công nhận về độ an toàn và hiệu quả. Từ năm 1982. Trên 1 tỷ liều vắc xin viêm gan B đã được sử dụng trên khắp thế giới. Trong nhiều nước nơi mà khoảng 8-15% số trẻ đã từng bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính, thì tiêm chủng đã giảm được tỉ lệ nhiễm mãn tính xuống đến chỉ dưới 1% Trong năm 2015, tỷ lệ tiêm liều vaccin viêm gan B thứ ba đạt 84%, và tiêm vaccin viêm gan B khi mới sinh là 39% trên toàn cầu. WHO Region of the Americas and WHO Western Pacific Region là những vùng duy nhất có sự bao phủ rộng rãi. Thêm nữa, việc thực hiện chiến lược an toàn máu, bao gồm sàng lọc đảm bảo chất lượng của tất cả các thành phần máu và máu được hiến tặng được sử dụng cho truyền máu, có thể ngăn cản sự lây truyền của HBV. Trên thế giới vào năm 2013, 97% lượng máu được hiến đã được sàng lọc và đảm bảo chất lượng, nhưng một vài dào cản vẫn tồn tại. Thực hành tiêm an toàn, loại bỏ tiêm không cần thiết và không an toàn có thể là những chiến dịch hiệu quả để bảo vệ khỏi sự lan truyền của HBV. Tiêm không an toàn đã giảm từ 39% năm 2000 xuống 5% năm 2010 trên toàn thế giới. Hơn nữa, việc thực hiện quan hệ an toàn, bao gồm giảm số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su, cũng là cách bảo vệ chống lại sự lây truyền.

vaccin viêm gan b

Dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con bằng liệu pháp kháng vi-rút Phụ nữ mang thai đơn nhiễm HBV nên được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút theo chỉ định cho những người lớn khác, với tenofovir là NA được khuyến nghị. Hiện tại, WHO không đưa ra khuyến nghị nào về liệu pháp kháng vi-rút thông thường để dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú bị nhiễm HIV (bao gồm cả những phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), điều trị ARV đầu tay  được khuyến nghị là kết hợp tenofovir / lamivudine liều dùng một lần mỗi ngày áp dụng cho điều trị suốt đời cũng như điều trị ARV khởi đầu để dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con và sau đó dừng lại.

Động thái của WHO

Trong tháng 3 năm 2015, WHO đã khởi động chiến dịch “Guidelines for the prevention, care and treatment of persons living with chronic hepatitis B infection” ( hướng dẫn ngăn chặn, chăm sóc và chữa trị cho người nhiễm viêm gan B mãn tính).

viêm gan b

Cụ thể:

  • Thúc đẩy sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán đơn giản, không xâm lấn để đánh giá giai đoạn bệnh gan và điều kiện điều trị;
  • Ưu tiên điều trị cho những người mắc bệnh gan tiến triển nhất và có nguy cơ tử vong cao nhất;
  • Khuyến cáo sử dụng các chất tương tự nucleos(t)ide ngăn chặn được việc kháng thuốc (tenofovir và entecavir, và entecavir cho trẻ có độ tuổi từ 2 – 11 tuổi) để điều trị tuyến 1 hoặc tuyến 2.

Những hướng dẫn này cũng khuyên những người bị xơ gan nên điều trị suốt đời và kiểm soát thường xuyên đối với tiến trình của bệnh, chất độc của các loại thuốc và sớm phát hiện ung thư gan.

Vào tháng 5/2016, tổ chức y tế thế giới đã thông qua chiến dịch đầu tiên mang tên “Global Health Sector Strategy on Viral Hepatitis, 2016-2020”. Chiến dịch này đánh dấu vai trò quan trọng của Universal Health Coverage (Bảo hiểm y tế toàn cầu) và mục tiêu của nó nhằm làm cho phù hợp với những mục tiêu của Sustainable Development Goals (Mục tiêu phát triển bền vững). Tầm nhìn của chiến dịch này là loại trừ virus viêm gan B do đây vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng và điều này được gói gọn trong mục tiêu toàn cầu nhằm giảm thiểu việc lây nhiễm viêm gan do virus gây ra đến 90% và làm giảm các ca tử vong do virus viêm gan gây ra đến 65% vào năm 2030. Một số quốc gia và Ban thư ký WHO đã tiến hành bắt tay vào hành động để đạt được những mục tiêu đề ra.Để hỗ trợ các quốc gia đang tiến tới đạt được mục tiêu toàn cầu theo Sustainable Development Agenda vào năm 2030, WHO đang làm việc theo những lĩnh vực sau:

  • Nâng cao nhận thức, thúc đẩy quan hệ đối tác và thúc đẩy nguồn lực;
  • Xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng và dữ liệu cho hành động;
  • Ngăn chặn việc truyền nhiễm; và nhân rộng các dịch vụ sàng lọc, chăm sóc và điều trị.

WHO cũng tổ chức Ngày hội viêm gan thế giới (World Hepatitis Day) vào ngày 28/7 hàng năm để nâng cao hiểu biết và nhận thức về virus viêm gan.

Tài liệu tham khảo

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *