Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Trionstrep được sản xuất bởi Công ty Bluepharma Genericos-Comercio De Medicamenos, S.A – BỒ ĐÀO NHA, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-19809-16, được đăng ký bởi công ty Celltrion Pharm Inc.
Trionstrep là thuốc gì?
Thuốc Trionstrep là thuốc có tác dụng hạ huyết áp có thành phần chính là Irbesartan với hàm lượng 150mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Trionstrep có 4 hoặc 5 hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ có 7 viên
Bảo quản thuốc Trionstrep ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Trionstrep giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Trionstrep giá 152.600/ 4 vỉ đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Apitim 5mg được sản xuất tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – VIỆT NAM
- Thuốc Mezathion được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Tây – Việt Nam
- Thuốc Beatilđược sản xuất tại Gedeon Richter Polska Sp. zo.o. – BA LAN
Thuốc Trionstrep có tác dụng gì?
Tác dụng của thành phần Irbesartan
- Hạ huyết áp
Chỉ định
- Điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp.
- Điều trị bệnh thận cho người bệnh tiểu đường type 2 có huyết áp tăng
Liều dùng và Cách dùng thuốc Trionstrep như thế nào?
- Đối với người lớn: ban đầu mỗi ngày uống 150mg với 1 liều duy nhất. Sau đó duy trì với liều mỗi ngày 150-300mg uống 1 liều duy nhất.
- Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: ban đầu, mỗi ngày uống 1 lần với 75mg. Sau đó duy trì với liều mỗi ngày 1 lần với 75-150mg.
- Đối với trẻ em từ 13 đến 18 tuổi: ban đầu, mỗi ngày uống 1 lần với 150mg. Sau đó duy trì với liều mỗi ngày 1 lần với 150-300mg.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
Không sử dụng thuốc Trionstrep khi nào?
- Phụ nữ đang mang thai từ tháng thứ 3 của thai kỳ.
- Không sử dụng thuốc Trionstrep cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Trionstrep
- Bệnh nhân ghép thận, suy giảm chức năng thận
- Bệnh nhân có nồng độ K máu cao
- Bệnh nhân bệnh tim mạch
- Bệnh nhân tăng aldosteron nguyên phát
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú: Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
- Đối với người lái xe, vận hành máy móc, lao động nặng: Thuốc Trionstrep có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Trionstrep
Sau khi sử dụng thuốc Trionstrep bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng như: hoa mắt, chóng mặt, đỏ mặt, nhức đầu, nhịp tim nhanh, rối loạn chức năng gan…
Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy có bất kì dấu hiệu khác nào thường xuất hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng hay các biểu hiện trên hệ thần kinh, da thì nên dừng thuốc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn
Tương tác thuốc
- Không dùng thuốc này với Lithium
- Cẩn thận khi phối hợp với thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc lợi tiểu giữ K, thuốc bổ cung K
- Khi kết hợp với thuốc kháng viêm non-steroid sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc Trionstrep
- Bởi vậy, trong thời gian sử dụng thuốc, hạn chế tối đa việc uống đồ uống có cồn, có ga. Đồng thời, bệnh nhân cần liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Các triệu chứng gặp phải khi bệnh nhân bị quá liều thường là các biểu hiện nặng hơn của tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng lạ và nguy hiểm hơn cũng xuất hiện kèm theo.
Xử trí: Không được chủ quan mà cần theo dõi bệnh nhân sát sao, đề phòng tình trạng xấu diễn biến rất nhanh. Việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Quên liều: Bổ sung liều nếu quá giờ sử dụng thuốc từ 1 – 2h. Nếu đã quên liều quá lâu thì không bổ sung liều mà uống đúng liều sau đó. Không gấp đôi liều sau.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Trionstrep là thuốc có tác dụng hạ huyết áp