Tìm hiểu về các loại thuốc thường được dùng sau khi bị đột quỵ

Đột quỵ

Một vài thông tin cơ bản về đột quỵ và lý do sử dụng thuốc sau đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi máu không lưu thông trong não, gây ra tình trạng không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào não, dẫn đến chết não. Do đó, hậu quả của đột quỵ có thể rất nguy hiểm như tổn thương não vĩnh viễn.

Một điều đáng lo lắng là sau khi bị đột quỵ và hồi phục một lần, bệnh nhân vẫn có thể có nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. Trên thực tế, nếu một người sống sót sau đột quỵ lần thứ nhất thì có khoảng 25% -35% nguy cơ có nguy cơ đột quỵ lần 2. Do đó, bác sĩ và bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng thuốc để giảm nguy cơ này, giúp ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Các bệnh làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lần nữa, ví dụ như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường. Các thuốc sẽ được kê bao gồm các thuốc điều trị cao huyết áp để đảm bảo rằng kiểm soát được huyết áp cao hoặc dùng thuốc làm loãng máu, hoặc dùng thuốc để điều trị bất kỳ vấn đề cơ bản nào về tim. Việc sử dụng và kết hợp các loại thuốc căn cứ trên loại đột quỵ mà bệnh nhân đã từng mắc phải. Có 3 loại đột quỵ chính bao gồm:

  • Thứ nhất: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do cục máu đông bị kẹt lại trong mạch máu não, khiến ngăn cản sự cung cấp máu cho não. Những cục máu đông này có thể đến từ chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc cũng có thể đến từ tim do nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung tâm nhĩ.
  • Thứ hai: Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và máu tích tụ trong não gây chảy máu bên trong não.
  • Thứ ba: Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) đôi khi được gọi là cơn thiếu máu cục bộ. Đây không phải là đột quỵ, nhưng là một lời cảnh báo rằng có thể mắc nguy cơ lần 2 rất hơn. TIA không kéo dài như đột quỵ, nguyên nhân đây là tình trạng thiếu máu cục bộ và tự biến mất. Khi mắc TIA, lưu lượng máu trong não bị tắc nghẽn trong một khoảng thời gian nhỏ và gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ (ví dụ: chóng mặt, khó giữ thăng bằng, tê một bên cơ thể).

Chế độ dùng thuốc sau đột quỵ của mỗi người có thể khác nhau. Nhưng có một số loại thuốc điều trị đột quỵ tiêu chuẩn sau đây có thể được kê đơn.

dot quy 31 1
Lý do sử dụng thuốc sau đột quỵ

Thuốc chống kết tập tiểu cầu (thuốc kháng tiểu cầu)

Tiểu cầu là những tế bào máu quan trọng tạo thành cục máu đông để giúp cầm máu. Thông thường, đông máu là một điều tốt, ví dụ như khi bị đứt tay, tiểu cầu giúp máu đông lại và cầm máu, tránh mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu cục máu đông hình thành và mắc kẹt trong các mạch máu não thì đột quỵ có thể xảy ra.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu hay còn được gọi là thuốc kháng tiểu cầu giúp ngăn ngừa các tiểu cầu kết dính với nhau và hình thành cục máu đông. Có một số loại thuốc chống kết tập tiểu cầu như:

  • Aspirin.
  • Aspirin / dipyridamole (Aggrenox).
  • Clopidogrel (Plavix).
  • Ticagrelor (Brilinta).

Tùy thuộc vào chi tiết của cơn đột quỵ mà có thể được kê đơn một hoặc nhiều thuốc chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên, trên lâm sàng, Aspirin là thuốc nổi tiếng và thường được dùng nhất. Bệnh nhân sau đột quỵ nguyên nhân do thiếu máu cục bộ có thể phải dùng Aspirin hoặc các loại kháng tiểu cầu khác trong suốt phần đời còn lại.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu (thuốc kháng tiểu cầu)
Thuốc chống kết tập tiểu cầu (thuốc kháng tiểu cầu)

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có thể còn gọi với tên khác là thuốc làm loãng máu. Những loại thuốc này cũng có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông – nhưng theo một cách khác so với thuốc kháng tiểu cầu. Nếu thuốc kháng tiểu cầu ngăn không cho các tiểu cầu kết dính với nhau thì thuốc chống đông máu ngăn không cho các tế bào hồng cầu dính vào nhau.

Một bệnh nhân có nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung tâm nhĩ thì có nguy cơ rất cao máu có thể bị kẹt trong tim. Sau một thời gian, những tế bào máu đó có thể bắt đầu kết dính với nhau và tạo thành cục máu đông. Nếu cục máu đông này được bơm ra khỏi tim, nó có thể di chuyển và mắc kẹt trong các mạch máu não thì rất có thể gây ra đột quỵ. Thuốc chống đông máu có thể giúp ngăn ngừa các loại cục máu đông này hình thành, hoặc chậm phát triển hơn. Nếu đột quỵ có nguyên nhân là do rung nhĩ, có thể sẽ được kê đơn thuốc chống đông máu.

Một số loại thuốc chống đông máu thường được kê đơn bao gồm:

  • Warfarin (Coumadin, Jantoven)
  • Dabigatran (Pradaxa)
  • Apixaban (Eliquis)
  • Rivaroxaban (Xarelto)

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể yêu cầu dùng cả thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu. Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả loại đột quỵ mắc phải.

Trong các loại thuốc này, Warfarin và Heparin là những thuốc phổ biến nhất thường được dùng.

Lưu ý khi dùng: Bệnh nhân đang dùng thuốc này nên chú ý lượng vitamin K nạp vào cơ thể hàng ngày. Vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Chú ý khi dùng thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ, bông cải xanh và rau xanh. Do đó bệnh nhân nên ăn một lượng như nhau các loại thực phẩm này mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu.

Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu

Thuốc điều trị cao huyết áp

Huyết áp cao (tăng huyết áp) cũng là nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nếu huyết áp cao, bệnh nhân có thể được kê một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp sau khi bị đột quỵ. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc huyết áp, bác sĩ cũng có thể thay đổi liều lượng hoặc chuyển thuốc.

Thuốc huyết áp có thể được kê đơn sau đột quỵ bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide (thuốc nước), chẳng hạn như hydrochlorothiazide (Microzide)
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE), chẳng hạn như lisinopril (Prinivil, Zestril)
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), chẳng hạn như losartan (Cozaar) và valsartan (Diovan)

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo sử dụng thuốc để giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg . Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc giữ huyết áp dưới con số này sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Thuốc điều trị cao huyết áp
Thuốc điều trị cao huyết áp

Thuốc điều trị cholesterol cao

Một tình trạng khác sẽ được kiểm tra sau khi đột quỵ là cholesterol cao. Bác sĩ sẽ đặc biệt theo dõi một loại cholesterol có khả năng gây tăng nguy cơ đột quỵ đó là lipoprotein mật độ thấp (LDL, hoặc cholesterol xấu).

Nếu LDL trên 100 mg / dL, AHA khuyến nghị dùng atorvastatin 80mg (Lipitor) mỗi ngày một lần. Nếu có các vấn đề về tim khác, chẳng hạn như bệnh tim, có thể được kê đơn Atorvastatin cùng với một loại thuốc điều trị cholesterol khác được gọi là Ezetimibe (Zetia).

Bệnh nhân nên cố gắng giữ LDL của mình dưới 70 mg/ dL là tốt nhất.

Thuốc điều trị cholesterol cao
Thuốc điều trị cholesterol cao

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do đó kiểm soát lượng đường trong máu giúp giảm nguy cơ này. Bệnh nhân có thể thay đổi chế độ điều trị bệnh tiểu đường hiện tại sau khi bị đột quỵ, đặc biệt người bị tiểu đường loại 2.

Có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác nhau.

Thuốc điều hòa nhịp tim

Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều, có thể khiến máu đọng lại trong tim và hình thành cục máu đông. Bị bệnh có thể khiến nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người khác. Bệnh nhân có thể dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim hoặc nhịp tim của mình để giúp tim không đập quá nhanh.

Để giúp nhịp tim không quá nhanh, bên cạnh dùng thuốc huyết áp, có thể dùng digoxin (Cardoxin, Digitek, Lanoxin ).

Thuốc để kiểm soát nhịp tim có thể cần thuốc chẹn kênh Natri. Ví dụ Quinidine, Flecainide ( Tambocor ) hoặc propafenone ( Rythmol ). Hoặc thuốc chẹn kênh Kali, ví dụ sotalol ( Betapace, Sorine ) và Amiodarone (Cordarone, Pacerone ).

Thuốc khác cho các tình trạng sau đột quỵ

Đột quỵ có thể để lại các di chứng trong quá trình hồi phục. Các di chứng phụ thuộc vào loại đột quỵ mắc phải, mức độ nghiêm trọng. Các bác sĩ có thể kê thêm các thuốc khác sau đột quỵ như:

Thuốc chống trầm cảm: Trầm cảm hoặc lo lắng quá mức có thể gặp sau đột quỵ. Thuốc chống trầm cảm có cơ chế là ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc thường được dùng nhất như Citalopram (Celexa), Fluoxetine (Prozac, Rapiflux ),  Sertraline (Zoloft ).

Thuốc giảm đau trung ương: Bệnh nhân có thể đau nhức trong cơ thể sau khi đột quỵ. Thuốc được dùng có thể là amitriptyline – một loại thuốc chống trầm cảm, hoặc lamotrigine – một loại thuốc chống co giật .

Thực phẩm bổ sung cho người loãng xương: Sau cơn đợt quỵ có thể dễ bị loãng xương. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung canxi và vitamin D và có thể là một loại thuốc để giữ cho xương của bạn chắc khỏe.

Thuốc chống co thắt cơ: Một cơn đột quỵ có thể khiến cơ bị co cứng. Bệnh nhân có thể được dùng đường tiêm một liều độc tố botulinum (Botox) vào cơ bị ảnh hưởng hoặc dùng thuốc kê đơn thuốc để giảm co thắt và chuột rút.

Dùng thuốc bao lâu sau khi bị đột quỵ?

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất cần biết về đột quỵ là có rất nhiều loại do có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và xảy ra ở các phần khác nhau của não bộ. Bệnh nhân có thể sẽ được làm rất nhiều xét nghiệm trước khi thiết lập kế hoạch điều trị, bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc trong một khoảng thời gian.

Một số bệnh nhân có thể chỉ cần dùng một số loại thuốc trong vài tháng. Các loại thuốc khác có thể cần được dùng trong nhiều năm sau khi bị đột quỵ. Cũng có thể một số người sẽ sử dụng một số loại thuốc lâu dài. Bệnh nhân nên tuân thủ lịch kiểm tra các xét nghiệm do bác sĩ đề nghị. Các xét nghiệm này sẽ giúp họ quyết định nên tiếp tục dùng thuốc trong bao lâu.

Nếu bệnh nhân đã được kê đơn thuốc cho các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có thể dùng chúng lâu dài. Những tình trạng khác này thường mãn tính và thường phải điều trị suốt đời.

Dùng thuốc bao lâu sau khi bị đột quỵ?
Dùng thuốc bao lâu sau khi bị đột quỵ?

Điều gì xảy ra nếu ngừng dùng thuốc điều trị sau đột quỵ?

Nếu ngừng dùng thuốc điều trị sau đột quỵ mà không được sự đồng ý của chuyên gia, điều đó có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khác. Đừng ngừng dùng thuốc trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân đang gặp các tác dụng phụ khó chịu, hãy cho bác sĩ biết để nghiên cứu và đề xuất các cách để giảm bớt những tác dụng phụ này mà không cần ngừng hoàn toàn thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Timothy Aungst, PharmD (Ngày đăng 24 tháng 11 năm 2021). What Medications Are Usually Prescribed After Having a Stroke?, GoodRx. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022
  2. Tác giả Barbara Brody (Ngày đăng 28 tháng 2 năm 2022). What Meds Do You Need to Take After a Stroke?, WebMD. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022 
  3. Dược sĩ Nguyễn Minh Anh (Ngày đăng 1 tháng 4 năm 2022). Thuốc Chống Đột Quỵ (Tai Biến Mạch Máu Não) Hiệu Quả Nhất. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *