Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Tăng lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Thuốc hạ lipid máu là gì? Có những lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc này? Bài viết dưới đây, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thuốc hạ mỡ máu

Tăng lipid máu là gì?

Tăng lipid máu được coi là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch (CVD). CVD chiếm 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, các nhà khoa học tin rằng CVD (các bệnh tim mạch) sẽ trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới vào năm 2020.

Tăng lipid máu là sự gia tăng một hoặc nhiều lipid trong huyết tương, bao gồm triglycerid, cholesterol, este cholesterol và phospholipid và hoặc lipoprotein huyết tương bao gồm lipoprotein mật độ rất thấp và lipoprotein mật độ thấp, và giảm mức lipoprotein mật độ cao.

Tăng cholesterol máu và tăng triglycerid máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, liên quan chặt chẽ đến bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tim thiếu máu cục bộ và tỷ lệ tử vong cao. Hơn nữa, nồng độ cholesterol trong huyết tương tăng cao gây ra hơn 4 triệu ca tử vong trong một năm.

Xơ vữa động mạch là một quá trình xơ cứng động mạch do sự lắng đọng cholesterol trong thành động mạch gây hẹp động mạch. Xơ vữa động mạch và các rối loạn liên quan đến xơ vữa động mạch như bệnh mạch vành, mạch máu não và mạch máu ngoại biên được đẩy nhanh do sự hiện diện của tăng lipid máu.

Tăng lipid máu liên quan đến sự gia tăng căng thẳng oxy hóa gây ra sự sản sinh đáng kể các gốc tự do oxy, có thể dẫn đến sự biến đổi oxy hóa trong các lipoprotein mật độ thấp, có chức năng quan trọng trong việc khởi đầu và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch liên quan.

Nguyên nhân

Tăng lipid máu được chia thành hai loại chính: tăng lipid máu nguyên phát (gia đình) hoặc thứ phát (mắc phải). Tăng lipid máu nguyên phát xuất phát từ rất nhiều rối loạn di truyền mà bệnh nhân có thể di truyền qua khi sinh, trong khi tăng lipid máu thứ phát thường bắt nguồn từ một nguyên nhân cơ bản thay thế, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh, thuốc (amiodarone, glucocorticoid), suy giáp, tiểu đường không kiểm soát được và/hoặc chế độ sinh hoạt kém.

Nguyên tắc điều trị rối loạn lipoprotein máu

Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc điều trị

Để giảm tối đa nguy cơ xuất gây bệnh tim mạch, người bệnh cần hạ LDL và tăng HDL trong máu.

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường.
  • Điều trị nguyên nhân gây tăng lipoprotein máu bao gồm: hút thuốc lá, sử dụng thuốc corticoid, sử dụng rượu bia, thuốc tránh thai,…
  • Tăng vận động thể lực.
  • Sử dụng thuốc giảm mỡ máu khi cần thiết. Có thể cần phải phối hợp 2-3 thuốc có cơ chế khác nhau để kiểm soát nồng độ lipoprotein trong máu: Cholestyramin phối hợp với dẫn xuất statin, Cholestyramin phối hợp với acid nicotinic, Cholestyramin phối hợp với dẫn xuất statin và acid nicotinic.
  • Cần lưu ý rằng, các dẫn xuất statin thường được chỉ định cho những bệnh nhân tăng cholesterol còn dẫn xuất acid fibric được chỉ định cho bệnh nhân tăng triglyceride. Có thể sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp 2 loại thuốc này trong trường hợp tăng lipoprotein hỗn hợp nhưng cần thận trọng.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi lượng lipoprotein trong máu và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Phân loại các thuốc hạ mỡ máu

Dựa vào cơ chế tác dụng, các thuốc hạ mỡ máu được chia thành 2 nhóm:

  • Thuốc hạ mỡ máu giúp làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid.
  • Thuốc hạ mỡ máu giúp làm giảm tổng hợp lipid.

Thuốc hạ mỡ máu làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid

Thuốc hạ mỡ máu làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid
Thuốc hạ mỡ máu làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid

Cơ chế: Hấp thụ mạnh đồng thời tạo phức với acid mật từ đó làm giảm quá trình nhũ hóa lipid ở ruột dẫn đến làm giảm quá trình hấp thu và tăng đào thải lipid qua phân. Bên cạnh đó, các thuốc hạ mỡ máu nhóm này còn có tác dụng gián tiếp làm tăng chuyển hóa cholesterol thành acid mật nhờ sự thoát ức chế hydroxylase ở microsom gan đồng thời làm tăng số lượng, tăng hoạt tính của LDL-receptor ở màng tế bào.

Cholestyramin

Cholestyramine được sử dụng để làm giảm lượng cholesterol cao trong máu, đặc biệt là lipoprotein mật độ thấp (LDL).

Đặc điểm của Cholestyramine:

  • Là chất nhựa trao đổi ion.
  • Có tính bazơ mạnh.
  • Không tan trong nước.
  • Khi sử dụng theo đường uống gần như không hấp thu qua đường tiêu hóa.
  • Không gây ảnh hưởng đến các enzym ở đường tiêu hóa.

Cơ chế tác dụng:

  • Trao đổi ion ion clo với acid mật tạo phức hợp nhựa gắn acid mật làm tăng đào thải qua phân.
  • Ức chế chu kỳ gan ruột của acid mật từ đó làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol.
  • Giảm acid mật dẫn đến giảm sự hấp thu sterol.

Sau khi uống, thuốc hạ mỡ máu Cholestyramine có tác dụng làm giảm LDL trong máu sau 4-7 ngày, tác dụng tối đa trong vòng 2 tuần.

Ở hầu hết bệnh nhân, Cholestyramine có tác dụng làm tăng triglycerid từ 5 đến 20% so với trước khi điều trị. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ dần trở về giá trị ban đầu trong 4 tuần.

Cholestyramine có tác dụng làm tăng HDL – cholesterol khoảng 5%, giảm LDL-cholesterol khoảng 10-30% (còn phụ thuộc vào liều lượng).

Do cơ chế tác dụng là tạo phức với acid mật nên khi sử dụng Cholestyramine, một số người bệnh có thể gặp tình trạng buồn nôn, khó chịu vùng bụng, hạ prothrombin.

Cholestyramine có thể làm giảm hấp thu một số thuốc dùng đồng thời bao gồm:

  • Digoxin.
  • Phenylbutazon.
  • Phenobarbital.
  • Clorothiazid.
  • Thuốc chống đông dẫn xuất coumarin.
  • Thyroxin.

Colestipol

Đặc điểm:

  • Là polyme của dethylpentamin và epiclohydrin.
  • Tan trong nước.
  • Hút ẩm rất mạnh.

Cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn tương tự như Cholestyramin.

Neomycin

Là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng làm hạ lipoprotein máu (đặc biệt là LDL-cholesterol).

Tác dụng hạ mỡ máu không phụ thuộc vào tác dụng kháng khuẩn.

Ezetimibe

Là thuốc ức chế hấp thu cholesterol ở ruột.

Thường được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với statin cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu do chế độ ăn hoặc di truyền. Liều dùng trong trường hợp này là 10mg/ngày.

Thuốc hạ mỡ máu làm giảm tổng hợp lipid

Các thuốc nhóm này bao gồm:

  • Dẫn xuất của acid fibric: Bezafibrate, gemfibrozil, fenofibrate, ciprofibrate.
  • Dẫn xuất statin: Pravastatin, Rosuvastatine, Simvastatin, Lovastatin.
  • Acid Nicotinic.
  • Probucol.
  • Thuốc ức chế PCSK9.

Các dẫn xuất của acid fibric có tác dụng làm tăng hoạt tính của lipoprotein lipase.

Các dẫn xuất của statin có cấu trúc tương tự với HMG-CoA nên có tác dụng ức chế cạnh tranh với HMG-CoA-reductase từ đó làm giảm tổng hợp cholesterol, đồng thời thuốc cũng có tác dụng làm tăng sinh LDL-receptor ở màng tế bào.

Acid nicotinic là một vitamin được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh Pellagra. Tuy nhiên, acid nicotinic cũng có tác dụng làm hạ lipoprotein máu. Cơ chế tác dụng của thuốc là do làm tăng sinh LDL-receptor đồng thời ức chế sự tích tụ của AMP trong mỡ, tăng hoạt tính của triglyceride lipase.

Probucol có cấu trúc khác với các nhóm thuốc khác. Cơ chế tác dụng của Probucol đến nay vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. Một số nghiên cứu cho thấy, Probucol làm tăng chuyển hóa LDL-cholesterol tuy nhiên không thông qua LDL-receptor. Có giả thuyết cho rằng, Probucol có tác dụng ngăn cản oxy hóa của acid béo đồng thời làm giảm khả năng tiếp nhận LDL của các tế bào nội mô.

Acid Nicotinic (Vitamin PP, Vitamin B3, Niacin)

Acid Nicotinic
Acid Nicotinic

Đặc điểm:

  • Tan trong nước.
  • Tìm thấy nhiều trong các thực phẩm bao gồm: Thịt, cá, gan, rau, quả, ngũ cốc. Ngoài ra, các vi khuẩn trong đường ruột có thể tổng hợp được một lượng nhỏ vitamin PP.

Acid Nicotinic có tác dụng làm giảm lipoprotein máu rõ rệt. Mức độ giảm triglyceride là 20 đến 80% sau 1-4 ngày sử dụng thuốc. Acid Nicotinic có tác dụng tối đa sau 3 đến 5 tuần điều trị.

Cơ chế tác dụng:

  • Làm giảm sản xuất và tăng thải VLDL.
  • Ức chế phân hủy lipid.
  • Giảm cung cấp acid béo cho gan.
  • Giảm tổng hợp triglyceride.
  • Giảm vận chuyển triglyceride, VLDL.
  • Giảm sản xuất LDL.
  • Tăng HDL nhưng chưa rõ cơ chế.

Lưu ý:

  • Để làm giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn, người bệnh nên uống thuốc vào bữa ăn.
  • Liều uống tăng dần.

Acid Nicotinic được chỉ định cho bệnh nhân tăng lipoprotein máu typ II, III, IV và V.

Có thể cần thiết phối hợp với cholestyramine và colestipol để giảm tác dụng không mong muốn.

Dẫn xuất của acid fibric

Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat
Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat

Đặc điểm:

  • Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
  • Gắn mạnh với protein huyết.

Cơ chế tác dụng là làm tăng hoạt tính lipoprotein lipase ở tế bào cơ từ đó làm tăng thủy phân triglyceride và tăng thoái hóa VLDL.

Các dẫn xuất của acid fibric có tác dụng làm tăng HDL nhưng cơ chế chưa rõ ràng.

Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy thận, bệnh nhân có sỏi ở mật, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em < 10 tuổi.

Tên thuốc Biệt dược Thuốc thương mại
Fenofibrate Thuốc hạ mỡ máu Lipanthyl.

Đặt hàng
Đặt hàng

Ngoài ra, còn có một số biệt dược khác như Antara , Fenoglide, Lipofen, TriCor, Triglide.

Colestrim Supra do Mega Lifesciences Public Company Ltd. sản xuất.

Fenostad 160 do Công ty TNHH Liên doanh Stella Pharm sản xuất có giá 105.000 đồng/hộp 30 viên.

Fenofibrat Savi 200M do Công ty cổ phần dược phẩm Savipharm sản xuất có giá 240.000 đồng/hộp 30 viên.

Bezafibrat Bezalip Zafular do Medochemie Ltd. sản xuất có giá 225.000 đồng/hộp 50 viên.

Agibeza 200 chứa Bezafibrat hàm lượng 200mg do Công ty cổ phần Agimexpharm sản xuất.

Gemfibrozil Lopid SaVi Gemfibrozil 600 chứa Gemfibrozil hàm lượng 600mg do Công ty 

SaVipharm sản xuất.

Gemfibstad 300 chứa Gemfibrozil hàm lượng 300mg do Công ty TNHH Liên doanh Stella Pharm sản xuất có giá 155.000 đồng/hộp 60 viên.

Ciprofibrate Lipanor Glenlipid 100mg do Công ty Glenmark Pharmaceuticals LTD sản xuất.

Đặt hàng
Đặt hàng

Modalim 100mg do Sanofi-Synthelabo sản xuất có giá 240.000 đồng/hộp 28 viên.

Dẫn xuất statin

Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin
Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin
Tên gốc Biệt dược Liều lượng Thuốc thương mại
Atorvastatin Lipitor với các hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg Ban đầu, 10mg mỗi ngày. Nên dùng thuốc giảm mỡ máu atorvastatin trước khi đi ngủ, nhưng có thể dùng liều bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Tăng liều nếu đáp ứng không đủ sau 4 tuần.

Liều tối đa: 80 mg mỗi ngày

Lipitor 10mg do Pfizer Ireland Pharmaceuticals sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá 475.000VNĐ/hộp. Ngoài ra, còn có Lipitor 20mg.

Đặt hàng
Đặt hàng

Lipitor 40mg.

Đặt hàng
Đặt hàng

 

Fluvastatin Lescol Ban đầu, 20 mg mỗi ngày trước khi đi ngủ, không liên quan đến bữa ăn.

Tăng lên 40 mg mỗi ngày nếu đáp ứng không đủ sau 4 tuần.

Liều tối đa: 80 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Lescol XL do Công ty Novartis AG nghiên cứu và sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá khoảng 300.000VNĐ/hộp. 

Autifan 40 do Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên nghiên cứu và sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá 130.000VNĐ/hộp. Ngoài ra công ty còn sản xuất Autifan 20mg.

Đặt hàng
Đặt hàng
Lovastatin Mevacor Ban đầu, 20 mg với bữa ăn tối.

Nếu cholesterol huyết thanh > 300 mg/dL, bắt đầu với liều 40mg mỗi ngày.

Tăng liều nếu đáp ứng không đủ sau 4 tuần.

Liều tối đa: 80 mg mỗi ngày.

Nếu CrCl < 30 mL/phút (< 0,5 mL/giây), liều hàng ngày không được vượt quá 20 mg.

Vastanic 10 do Công ty TNHH dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma) nghiên cứu và sản xuất. Thuốc hiện đang được bán với giá 170.000VNĐ/hộp.

Đặt hàng
Đặt hàng

AgiFovir– F do Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm nghiên cứu và sản xuất.

Đặt hàng
Đặt hàng
Pravastatin Vasten Ban đầu, 10mg mỗi ngày trước khi đi ngủ, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Tăng liều nếu đáp ứng không đủ sau 4 tuần.

Liều tối đa: 40 mg mỗi ngày, 10 mg ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận.

Fasthan 20 do Công ty cổ phần Dược phẩm SaVi – Savipharm sản xuất có giá 290.000 đồng/hộp 30 viên.
Rosuvastatin Crestor Liều khởi đầu là 10-20mg/lần/ngày. Tăng liều nếu đáp ứng không đủ. Crestor 20mg do AstraZeneca Singapore Pte., Ltd đưa ra thị trường, thuốc hiện đang được bán với giá 470.000VNĐ/hộp.

Đặt hàng
Đặt hàng

Rosuvastatin STELLA 10mg do Công ty TNHH LD Stellapharm sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá 150.000VNĐ/hộp.

Simvastatin Lodales Ban đầu, 20 mg mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Tăng liều nếu đáp ứng không đủ sau 4 tuần.

Liều tối đa: 40mg hai lần mỗi ngày, 5mg mỗi ngày trước khi đi ngủ nếu bệnh nhân là người già hoặc bị suy thận nặng.

Zocor 20mg do Merck Sharp & Dohme Ltd sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá 270.000VNĐ/hộp. Ngoài ra, công ty còn có thêm chế phẩm Zocor 10mg.

Simvastatin STADA 20mg do Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam sản xuất, thuốc hiện đang được bán với giá 105.000VNĐ/hộp.

Đặt hàng
Đặt hàng

Cơ chế: Ức chế HMG-CoA từ đó làm giảm LDL-cholesterol. Tuy nhiên, tác dụng hạ triglyceride kém hơn các thuốc thuộc nhóm dẫn xuất acid fibric do đó được lựa chọn ưu tiên cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu type II, III, IV, V.

Lưu ý:

Không sử dụng cho người suy giảm chức năng gan, thận, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ < 18 tuổi do có thể xuất hiện bất thường ở xương.

Việc sử dụng dài ngày có thể làm tăng transaminase máu.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi chức năng gan và creatinin phosphokinase.

Probucol

Đặc điểm:

  • Tan trong lipid.
  • Khả năng hấp thu kém.
  • Thức ăn làm tăng hấp thu.
  • Do tan tốt trong lipid nên thời gian lưu trong cơ thể kéo dài.

Cơ chế tác dụng: Làm giảm LDL-cholesterol, không có tác dụng làm hạ triglyceride.

Hạ HDL-cholesterol mạnh và kéo dài nên chỉ được chỉ định trong điều trị sau các thuốc hạ mỡ máu khác.

Lưu ý:

  • Không sử dụng Probucol cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có khoảng QT kéo dài, trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh đang điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp nhóm I, III, bệnh nhân đang sử dụng thuốc trầm cảm loại 3 vòng dẫn xuất phenothiazin.

D-Thyroxin

Biệt dược: Choloxin.

Cơ chế tác dụng: Giúp hạ lipoprotein máu mạnh do tăng chuyển cholesterol thành acid mật đồng thời tăng thải sterol ra khỏi cơ thể.

D-Thyroxin được chỉ định cho bệnh nhân nhỏ tuổi có lipoprotein cao.

Lưu ý: Không sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tim vì dễ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim và cơn đau vùng trước tim.

Thuốc ức chế PCSK9

Thuốc ức chế PCSK9
Thuốc ức chế PCSK9

Các chất ức chế PCSK9 ngăn chặn các protein PCSK9 phá vỡ các thụ thể LDL từ đó làm tăng số lượng LDL receptor giúp làm giảm LDL-cholesterol.

Evolocumab

Biệt dược: Repatha.

Chỉ định:

  • Người lớn mắc bệnh tim mạch để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và một số loại phẫu thuật tim.
  • Phối hợp cùng với chế độ ăn kiêng hoặc cùng với các loại thuốc giảm cholesterol khác ở người lớn có mức cholesterol trong máu cao được gọi là tăng lipid máu nguyên phát (bao gồm một loại cholesterol cao gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử để giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu.
  • Phối hợp cùng với chế độ ăn kiêng và các thuốc hạ LDL khác ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên mắc bệnh tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử để giảm cholesterol LDL.
  • Phối hợp cùng với các thuốc hạ LDL khác ở người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên mắc một loại cholesterol cao gọi là tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử, để giảm cholesterol LDL.

Alirocumab

Biệt dược: Praluent Pen, Praluent Syringe.

Chỉ định:

  • Alirocumab được sử dụng ở người lớn mắc bệnh tim để giảm nguy cơ đau tim , đột quỵ và một số loại tình trạng đau ngực (đau thắt ngực không ổn định ) cần phải nhập viện.
  • Alirocumab cũng được sử dụng cùng với chế độ ăn ít chất béo, riêng lẻ hoặc cùng với các loại thuốc giảm cholesterol khác (thuốc statin) ở người lớn có mức cholesterol trong máu cao gọi là tăng lipid máu nguyên phát.

Tuy nhiên, thuốc ức chế PCSK9 hiện nay vẫn chưa thực sự phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Các acid béo không no đa trị họ Omega 3

Nguồn gốc: Có nhiều trong các loại cá đặc biệt là cá ngừ, cá hồi,…

Các acid béo không no đa trị họ Omega 3 có tác dụng làm giảm triglyceride và VLDL nhưng ít ảnh hưởng đến LDL và HDL-cholesterol.

Có 2 loại acid béo Omega 3 hay được sử dụng là:

  • Omega 3 acid ethyl esters (biệt dược là Omacor).
  • Omega 3 marine triglyceride (biệt dược là Maxepa).

Tổng kết các nhóm thuốc hạ mỡ máu

Nhóm thuốc Tác dụng Tác dụng phụ
Statin

Atorvastatin (Lipitor)

Fluvastatin (Lescol XL)

Lovastatin (Altoprev)

Pitavastatin (Livalo)

Pravastatin (Pravachol)

Rosuvastatin (Crestor)

Simvastatin (Zocor)

Giảm LDL và chất béo trung tính, tăng nhẹ HDL Đau cơ, tăng lượng đường trong máu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút, men gan tăng cao
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ezetimibe (Zetia)

Giảm LDL, giảm nhẹ chất béo trung tính, tăng nhẹ HDL Đau dạ dày, tiêu chảy, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp; tránh khi mang thai và cho con bú
Thuốc ức chế PCSK9

Alirocumab (Praluent)

Evolocumab (Repatha)

Giảm LDL, thường dành riêng cho những người mắc bệnh di truyền gây ra mức LDL rất cao hoặc những người mắc bệnh tim không thể dung nạp statin hoặc các loại thuốc giảm cholesterol khác Ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím tại chỗ tiêm
Chất ức chế lyase citrate

Axit Bempedoic (Nexletol)

Axit Bempedoic-ezetimibe (Nexlizet)

Giảm LDL Co thắt cơ và đau khớp, bao gồm cả bệnh gút cấp tính
Chất cô lập axit mật

Cholestyramine (Prevalite)

Colesevelam (Welchol)

Colestipol (Colestid)

Giảm LDL, có thể tăng nhẹ HDL Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol phối hợp và statin

Ezetimibe-simvastatin (Vytorin)

Giảm LDL và chất béo trung tính, tăng HDL Đau dạ dày, mệt mỏi, đầy hơi, táo bón, đau bụng, chuột rút, đau nhức cơ, đau và yếu
Fibrate

Fenofibrate (Antara, Lipofen, các loại khác)

Gemfibrozil (Lopid)

Giảm chất béo trung tính, giảm nhẹ LDL, tăng HDL Buồn nôn, đau bụng, đau cơ
Niacin

Thuốc kê đơn (Niacor, Niaspan)

Giảm LDL và chất béo trung tính; tăng HDL Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, khó chịu ở dạ dày, tăng lượng đường trong máu
Axit béo omega-3

Các phiên bản kê đơn bao gồm Lovaza, Omacor và Vascepa

Giảm chất béo trung tính; có thể tăng HDL Ợ hơi, tanh, khó tiêu; có thể làm tăng nguy cơ chảy máu

Một số thuốc hạ mỡ máu mới

BMS-201038 và Avasimibe là 2 thuốc mới đang được thử nghiệm lâm sàng pha II và III ở người có rối loạn lipoprotein.

BMS-201038 là thuốc hạ triglyceride với cơ chế làm giảm vận chuyển triglyceride và các lipid không phân cực đến apolipoprotein.

Cơ chế tác dụng của Avasimibe là làm giảm sự ester hóa cholesterol ở gan, ruột, đại thực bào.

Thực phẩm giúp hạ mỡ máu không cần dùng thuốc

Thực phẩm hỗ trợ làm hạ mỡ máu

Việc thay đổi chế độ ăn uống góp phần đáng kể vào việc làm hạ mỡ máu.

  • Giảm chất béo bão hòa.
  • Loại bỏ chất béo chuyển hóa.
  • Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega-3 không có tác dụng nhiều trong việc làm giảm cholesterol LDL. Tuy nhiên, axit béo omega-3 lại có những lợi ích đáng kể đối với sức khỏe tim mạch.
  • Tăng chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu.
  • Bổ sung đạm whey.

Sản phẩm hạ mỡ máu có nguồn gốc từ thảo dược

Táo Gai

Táo gai rất giàu các chất có lợi khác nhau như axit táo gai, axit tartaric, axit citric,… Những thành phần này góp phần làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, hạ mức cholesterol và tăng cường hoạt động của các enzyme tiêu hóa dạ dày.

Táo gai có nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả dạng viên và dạng hạt, thuận tiện cho việc tiêu thụ. Ngoài ra, quả táo gai sống khô có thể được sử dụng để pha trà thảo dược hoặc thuốc sắc, cho phép sử dụng các phương pháp sử dụng thay thế.

Hà Thủ Ô (Polygonum multiflorum)

Hà Thủ Ô có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm sự hấp thu cholesterol và đẩy nhanh quá trình bài tiết cholesterol. Điều này làm cho nó có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol và mang lại lợi ích chống xơ vữa động mạch.

Bạch quả

Nghiên cứu phát hiện ra rằng Ginkgo biloba có tác dụng làm giãn mạch vành và có thể làm giảm cholesterol huyết thanh bao gồm cholesterol toàn phần và chất béo trung tính.

Giảo Cổ Lam

Thành phần chính của dược liệu Giảo Cổ Lam là: Saponin, Flavonoid,…

Vào năm 1999 một nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Phạm Thanh Kỳ đã thực hiện một thử nghiệm trên chuột được gây rối loạn mỡ máu. Theo đó, động vật thử nghiệm sẽ được sử dụng Giảo Cổ Lam liên tục trong 30 ngày liên tiếp. Kết quả lượng Cholesterol toàn phần giảm 71% so với nhóm không được sử dụng. 

Một nghiên cứu của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc cũng chứng minh được kết quả tương tự.

Theo đó việc sử dụng Giảo Cổ Lam có thể làm giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Hiệu quả kiểm soát mỡ máu của Giảo Cổ Lam được đánh giá tương đương với Atorvastatin.

Một số sản phẩm chiết xuất từ thảo dược giúp làm giảm mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu nguồn gốc thảo dược
Thuốc hạ mỡ máu nguồn gốc thảo dược

Thuốc giảm mỡ máu của Mỹ FAZ Ecogreen do Công ty St. Paul Brands sản xuất có giá 290.000 đồng/lọ 30 viên.

Hamoic Danapha Viva do Dược phẩm Danapha sản xuất.

Mỡ máu Tâm Bình do Công ty TNHH SX & TM Dược phẩm Tâm Bình sản xuất.

Cholesterol Tín Phong do Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn sản xuất có giá 155.000 đồng/lọ 30 viên.

Lời khuyên từ dược sĩ

Khi nào cần uống thuốc giảm mỡ máu?

Khi điều trị, bác sĩ sẽ xem xét mức cholesterol hiện tại và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của người bệnh để kết luận có nên sử dụng thuốc hạ mỡ máu không?

Thuốc hạ cholesterol sẽ được chỉ định nếu:

Người bệnh đã có tiền sử đau tim, đột quỵ hoặc mắc bệnh động mạch ngoại biên.

Chỉ số LDL-cholesterol ≥ 190mg/dL.

Bệnh nhân từ 40-75 tuổi mắc bệnh tiểu đường và có chỉ số LDL-cholesterol ≥ 70mg/dL.

Bệnh nhân từ 40-75 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ và có chỉ số LDL-cholesterol ≥ 70mg/dL. 

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Việc ngừng thuốc hạ mỡ máu cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ tăng cholesterol quá mức.

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu?

Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc làm giảm mỡ máu trong vòng 2-3 tháng, sau đó bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Sanjai Sinha (Thời gian phát hành ngày 3 tháng 7 năm 2023), Atorvastatin. Thời gian truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2023, từ https://www.drugs.com/atorvastatin.html
  2. Tác giả Cerner Multum (Thời gian phát hành ngày 26 tháng 9 năm 2023), Lovastatin. Thời gian truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2023, từ https://www.drugs.com/mtm/lovastatin.html 
  3. Tác giả Jennifer Robinson (Thời gian phát hành ngày 19 tháng 7 năm 2023). Which Medicines Lower ‘Bad’ (LDL) Cholesterol?. Thời gian truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023 từ https://www.webmd.com/cholesterol-management/cholesterol-lowering-medication 
  4. Tác giả Leigh Ann Anderson, PharmD (Thời gian phát hành ngày 10 tháng 10 năm 2023). FDA-Approved Weight Loss Drugs: Can They Help You?. Thời gian truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023 từ https://www.drugs.com/article/fda-approved-weight-loss-drugs.html 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *