Bé con thường mút ngón tay vì bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Đây là thói quan từ khi còn trong bụng mẹ và hoàn thiện khi sinh ra.
Và khi lớn dần lên, bé mút tay khi bé thấy mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, ốm đau. Bé cũng có thể mút tay để dễ ngủ hơn và giúp quay lại giấc ngủ khi tỉnh giấc vào ban đêm.
LÀM GÌ VỚI CHUYỆN NÀY BÂY GIỜ ?
*** Đừng lo lắng
Hiệp hội nha khoa Mỹ cho biết việc mút tay ở hầu hết trẻ em là an toàn – không làm ảnh hưởng đến sự di lệch của răng hoặc hàm – cho đến khi răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện. (Răng vĩnh viễn thường mọc từ khi trẻ 6 tuổi.)
Và, không phải nào mút tay cũng gây hại như nhau. Các chuyên gia nói rằng cường độ của việc mút và lực đẩy của lưỡi là yếu tố gây biến dạng răng và làm sau này bé sẽ phải đi niềng răng. Các em bé ngậm thụ động ngón tay trong miệng sẽ ít gặp các vấn đề răng miệng hơn những bé mút rất mạnh.
*** Hãy quan sát bé mút.
Nếu bé mút rất mạnh thì bạn nên bắt đầu kiểm soát thói quen của bé sớm hơn, khoảng 4 tuổi. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về miệng hoặc răng, hoặc nếu bạn không chắc liệu bé mút tay có gây ra vấn đề gì không thì hãy đến gặp bác sĩ nhé.
*** Nếu ngón tay bé đỏ và nứt nẻ vì mút tay thì hãy bôi kem dưỡng ẩm khi bé ngủ. (Nếu bạn bôi khi bé thức thì có thể bé sẽ cho vào miệng.)
*** Hầu hết các em bé sẽ tự ngừng mút tay khi 2-4 tuổi. Một số sẽ tiếp tục thói quen này lâu hơn, nhưng áp lực khi bé bắt đầu đi lớp thường là biện pháp ngăn chặn thói quen rất hiệu quả.
*** Trách mắng hay phạt bé sẽ không giúp ích gì đâu vì bé thường không nhận ra là bé đang mút tay. Bên cạnh đó, việc ép bé dừng lại có thể lại càng làm tăng mong muốn bé mút tay hơn. Và các phương pháp như quấn băng thun xung quanh ngón tay khá bất công với bé, vì bé mút tay là để cảm thấy thoải mái và an toàn.
*** Để mọi chuyện tự qua đi.
Các em bé thường bỏ mút tay khi bé tìm thấy các cách khác để tự cảm thấy bình tĩnh và thoải mái.
Ví dụ, một em bé mới tập đi khi đói có thể mút tay, nhưng em bé lớn hơn (3-4 tuổi) có thể chỉ cần mở tủ lạnh và tìm đồ ăn hoặc xin bố mẹ đồ ăn.
*** Ngăn chặn việc mút tay khi nó đi kèm với các hoạt động khác. Nếu bạn có thể xác định thời gian và địa điểm mà có thể em bé sẽ mút tay nhất – ví dụ trong khi xem tv – thì hãy xem xét cách đánh lạc hướng bé bằng một hoạt động thay thế, như một quả bóng cao su hoặc con rối để bé chơi.
*** Nếu bé có xu hướng mút tay khi bé mệt, hãy giúp bé được nghỉ ngơi lâu hơn. Hoặc nếu bé mút tay khi bé cảm thấy thất vọng, hãy giúp bé nói ra cảm giác ấy.
!!! Quan trọng là phải chú ý khi nào và nơi nào mà bé hay mút tay và cố gắng chuyển sự chú ý của bé bằng cách đưa ra một phương thức thay thế.