Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Spiromide được sản xuất bởi Công ty Searle Pakistan., Ltd – PA KÍT XTAN, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-4616-07, được đăng ký bởi công ty Searle Pakistan., Ltd
Spiromide là thuốc gì?
Thuốc Spiromide là thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp có thành phần chính là Spironolactone với hàm lượng 50 mg , Furosemide với hàm lượng 20 mg
Ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: viên nén
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Spiromide có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên
Bảo quản thuốc Spiromide ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Spiromide giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Spiromide giá 58.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng
- thuốc Dopegyt được sản xuất ở đất nước Hungary bởi công ty Egis Pharma., Ltd
- thuốc Mezathion được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Tây – Việt Nam
- thuốc Disicar được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A – VIỆT NAM
Thuốc Spiromide có tác dụng gì?
Thuốc Spiromide có tác dụng trong:
- Điều trị trong suy tim sung huyết, xơ gan
- Điều trị tăng huyết áp vô căn
- Làm giảm triệu chứng phù do xơ gan và suy tim sung huyết
- Sử dụng phối hợp với các thuốc trong điều trị Hội chứng thận hư
Liều dùng và Cách dùng thuốc Spiromide như thế nào?
- Liều dùng dành cho người lớn: mỗi ngày uống 1-4 viên, chia làm 1 lần trong ngày
- Uống cả viên, không được bẻ
- Uống trong bữa ăn sáng hoặc trưa. Không nên uống buổi tối do thuốc có tác dụng lợi tiểu
Không sử dụng thuốc Spiromide khi nào?
- Không sử dụng thuốc Spiromide cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc
- Chống chỉ định đối với bệnh nhân mắc bệnh Addison’s
- Không điều trị bằng thuốc này cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận, suy thận, suy thận cấp, vô niệu, bệnh nhân có tình trạng tăng kali máu nặng, giảm natri máu nặng
- Phụ nữ đang cho con bú
- Phụ nữ đang hoặc có thể mang thai
Thận trọng khi sử dụng thuốc Spiromide
- Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân xơ gan đang sử dụng phối hợp với các thuốc lợi tiểu mạnh khác
- Cần theo dõi kĩ lưỡng chỉ số điện giải trong quá trình điều trị cho người bênh
- Thận trọng đối với người mắc bệnh suy giảm chức năng thận, bệnh gout, bệnh gan, phì đại tuyến tiền liệt
- Chú ý sử dụng thuốc khi chuẩn bị gây mê hoặc gây tê
- Để xa tầm tay trẻ em
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Spiromide
- Toàn thân: Mệt mỏi, nhức đầu, liệt dương, hay buồn ngủ
- Tác dụng phụ trên hệ nội tiết: Tăng prolactin, chứng to vú ở đàn ông, tăng tiết sữa ở phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu âm đạo, liệt dương
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng.
- Tác dụng phụ trên hệ tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng
- Tác dụng phụ trên da và niêm mạc: ban đỏ, ngứa, eczema, mề đay, trứng cá, rậm lông, rụng tóc, hồng ban dạng nốt.
- Tác dụng phụ trên chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết, Tăng glucose huyết, glucose niệu.
- Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Chuột rút/ co thắt cơ, cảm giác tê, nóng rát ở chi.
- Tác dụng phụ trên hệ sinh dục, tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.
- Tác dụng phụ trên máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.
- Tác dụng phụ trên tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).
- Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ trên hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Spiromide được không?
Thuốc Spiromide có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc do thuốc ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung. Thận trọng khi sử dụng thuốc này điều trị trong giai đoạn đầu
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Spiromide được không?
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú
Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Spiromide khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như:
- Thuốc chống nhiễm khuẩn Cephalothin, Cephaloridin làm tăng độc tính cho thận
- Kháng sinh nhóm Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận
- Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp của thuốc
- Thuốc chống viêm có steroid Corticosteroid là tăng đào thải K+
- Glycozid tim làm tăng độc tính
- Muối lithi làm tăng nồng độ lithi trong huyết, có thể gây độc. Không nên sử dụng nếu không kiểm soát được nồng độ lithi trong máu
- Thuốc điều trị đái tháo đường làm tăng glucose máu
- Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ
- Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.
- Thuốc điều trị ung thư Cisplatin làm tăng độc tính mạnh trên thính giác
- Nhóm thuốc hạ huyết áp khi phối hợp cần điều chỉnh liều
- Thuốc ức chế chuyển hóa angiotensin làm giảm huyết áp đột ngột, cần chú ý khi phối hợp
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào sự mất điện giải và giảm thể tích dịch trong cơ thể như giảm thể tích máu lưu thông tuần hoàn, mất nước, rối loạn nhịp tim. Người sử dụng thuốc có thể gặp các triệu chứng như suy giảm chức nặng thận cấp tính, có cục huyết khối, hạ huyết áp đột ngột, mất cảm giác tay chân, cảm giác mệt mỏi, có thể dẫn tới hôn mê
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; bổ sung nước và điện giải cho bệnh nhân; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Spiromide là thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp