Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Satavit được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-18801-13.
Satavit là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Satavit có chứa thành phần:
- Sắt fumarat 162 mg
- Acid folic 750mcg
- Tá dược: Vừa đủ l viên
Dạng bào chế: Viên nang cứng
Trình bày
SĐK: VD-18801-13
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá
Tác dụng của thuốc Satavit
Cơ chế tác dụng
Sắt là nguyên tố tham gia vào quá trình tạo hemoglobin myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Thành phần sắt này hữu ích với người thiếu máu khi có bầu, hiệu quả hơn khi phối hợp acid folic.
Acid folic sau khi vào cơ thể có thể khử thành tetrahydrofolat tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể, ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA, RNA. trong tổng hợp nucleoprotein thì vitamin này không thể thiếu , chúng giúp tạo hồng cầu bình thường. Acid folic tham gia vào 1 vài quá trình biến đổi acid amin, đồng thời cũng có mặt trong sự tạo thành và sử dụng format.
Đặc điểm dược động học
Sắt fumarat: sắt sau khi vào cơ thể được hấp thu ở tá tràng, đầu hỗng tràng. Sự hấp thu sắt tăng lên nếu dự trữ sắt trong cơ thể thấp hoặc nhu cầu dùng nhiều sắt hơn. Đối tượng mang thai, trẻ nhỏ, trẻ trong thời kỳ phát triển có nhu cầu sắt cao. Hấp thu sắt giảm khi cơ sự xuất hiện của chelat tạo phức hoặc tăng khi có mặt HCl, vitamin C. trong cơ thể sắt tồn tại dưới 2 dạng dự trữ là ferritin và hemosiderin. Sắt chủ yếu thải qua phân với khoảng 90%.
Acid folic: Hấp thu chủ yếu ở phần đầu ruột non, hấp thu nhanh, phân bố rộng. Acid folic tích trữ tại gan, đào thải qua nước tiểu. Hoạt chất này qua được nhau thai và sữa mẹ
Thuốc Satavit được chỉ định trong bệnh gì?

Ngăn ngừa + điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và acid folic:
Bà bầu, phụ nữ cho con bú.
Đối tượng vừa phẫu thuật, hoặc trong giai đoạn dưỡng bệnh.
Người bệnh nhiễm ký sinh trùng, bị sốt rét.
Người suy dinh dưỡng.
Nguồn cung cấp không đủ.
Liều dùng của thuốc Satavit
Liều dùng
Người lớn: ngày 2-3 viên
Trẻ em: ngày 1-2 viên
Bà bầu: ngày 1 viên, dùng trong thời kỳ mang thai.
Thiếu máu do thiếu sắt: dùng từ 2-4 tháng.
Cách dùng
Uống Satavit trước bữa ăn
Người dùng uống tối đa 6 viên mỗi ngày.
Thời gian dùng thuốc phải phù hợp với tình trạng thiếu máu và phục hồi nguồn dự trữ sắt.
Không sử dụng thuốc Satavit trong trường hợp nào?
Không dùng thuốc Satavit cho người có bất cứ mẫn cảm nào với các thành phần của thuốc và tình trạng:
Cơ thể thừa sắt gây ra bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin
Thiếu máu tan máu.
Không nên sử dụng acid folic đơn lẻ hoặc phối hợp với vitamin B12 ở liều không đầy đủ để điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ khi chưa xác định rõ nguyên nhân
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Satavit
Thận trọng
Không dùng Satavit cho bệnh nhân có nghi ngờ loét dạ dày tá tràng hoặc tình trạng viêm ruột hồi, viêm loét ruột kết mạc.
Chú ý không uống Satavit khi nằm.
Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có khối u phụ thuộc folat.
Người có nồng độ sắt ở mức bình thường không dùng thuốc lâu ngày
Tình trạng không dung nạp thuốc thì nên dừng sử dụng.
Để Satavit xa tầm với của trẻ.
Tác dụng phụ
Đôi khi: Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, táo bón
Phân màu đen
Hiếm gặp: mày đay, ban da, ngứa.
Tương tác
Folat + sulphasalazin gây giảm hấp thu folat.
Folat + thuốc tránh thai uống: thuốc tránh thai làm giảm chuyển hóa của folat, giảm folat và vitamin B12
Acid folic + thuốc chống co giật: có thể làm giảm nồng độ thuốc chống co giật
Acid folic + cotrimoxazol: giảm hiệu quả điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Không dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.
Thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat, hoặc nước chè có thể gây giảm hấp thu sắt.
Sắt có thể có phản ứng chelat hóa với các tetracyclin gây giảm hấp thu cả 2 thuốc.
Dùng Sắt cùng các thuốc sau methyldopa, penicilamin, carbidopa/levodopa, quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm gây giảm hấp thu các thuốc này.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ đang có thai nên sử dụng Satavit.
Phụ nữ đang cho con bú: có thể sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng
Quá liều và xử trí
Muối sắt gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Liều độc trung bình dưới 30mg Fe2+/kg, liều độcnghiêm trọng là trên 60mg Fe2+/kg. Liều gây chết từ 80-250mg Fe2+/kg.
Triệu chứng
Đau bụng
Buồn nôn, nôn
Ỉa chảy có máu
Nhiễm acid
Mất nước
Sốc có kèm ngủ gà
Có thể có 1 thời gian hết triệu chứng nhưng sau 6-24h có thể xuất hiện lại các triệu chứng trên cùng bệnh đông máu, trụy tim mạch, sốt cao, suy thận, giảm glucose huyết,….
Xử trí
Rửa dạ dày bằng sữa, dung dịch carbonat. Nên định lượng sắt – huyết thanh.
Người bệnh sau khi rửa dạ dày, dùng dung dịch deferoxamin bơm vào dạ dày .
Trường hợp cần tăng huyết áp thì dùng dopamin.
Nếu xuất hiện tình trạng suy thận thì thẩm phân.
Thiết lập lại cân bằng acid base, bù nước, điện giải.
Thuốc Satavit giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Satavit hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Satavit tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc Satavit như:
Sản phẩm Fe Folic chứa Sắt III pyrophosphate, Inulin,…. do Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinphar sản xuất có quy cách Hộp 10 vỉ x 10 viên, sản phẩm có tác dụng dùng cho người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, dùng an toàn cho bà bầu, người đang tuổi dậy thì.
Sản phẩm Eisen-Kapseln chứa Sắt Gluconat, do Công ty Sanct Bernhard sản xuất có quy cách Hộp 1 lọ 60 viên nang cứng. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Sản phẩm đưa vào được gắn link động, nsx, thành phần, lý do chọn, giá
Tài liệu tham khảo
Hanna Czeczot (đăng tháng 8 năm 2008), [Folic acid in physiology and pathology]. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2025, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18772846/
Mai –
Thuốc tốt cho bà bầu đang mang thai