Nhà thuốc online Lưu Văn Hoàng xin giới thiệu đến quý khách sản phẩm thuốc Vimotram được sản xuất tại CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP. VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company, Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội – Việt Nam, số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-23728-15 do Công ty cổ phần dược phẩm VCP đăng ký.
Vimotram là thuốc gì?
Thuốc Vimotram là thuốc điều trị nhiễm khuẩn hô hấp và các nhiễm khuẩn khác có thành phần chính là Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin natri) có hàm lượng 1g, Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri) có hàm lượng 0,5g và một số tá dược khác vừa đủ 1 lọ pha tiêm.
Quy cách đóng gói: Vimotram gồm hộp 01 lọ, Hộp 10 lọ, Hộp 01 lọ + 02 ống nước cất pha tiêm 5ml.
Bảo quản : Bảo quản thuốc này ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ở nhiệt độ dưới 30°c.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì
Tiêu chuẩn sản xuất: USP33.
Thuốc Vimotram giá bao nhiêu?
Thuốc Vimotram giá 550.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi:
Viên xương khớp Cây Đa Sao Thái Dương
Thuốc Vimotram có tác dụng gì?
Thuốc được chỉ định trong điều trị một số bệnh như:
– Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới, trong đó có bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản
– Nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn tại thận
– Nhiễm khuẩn tại ổ bụng hoặc một số bệnh phụ khoa gây ra bởi vi khuẩn kỵ khí.
– Nhiễm khuẩn da, cơ, xương, khớp.
– Bệnh viêm màng não.
– Viêm nội tâm mạc, dự phòng viêm nội tâm mạc.
– Bệnh lậu âm thầm, không biến chứng.
– Bệnh thương hàn.
Liều lượng và cách dùng thế nào?
Cách dùng thuốc Vimotram
Thuốc Vimotram dùng bằng đường tiêm: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch.
Liều lượng sử dụng Vimotram
– Người lớn: dùng liều từ 1,5 – 3g (1-2 lọ)/lần (tùy vào mức độ nhiễm khuẩn), dùng mỗi cứ 6 giờ một lần. Liều tối đa sulbactam với bệnh nhân là 4g/ngày
Liều sử dụng tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn như sau:
Mức độ nhiễm khuẩn | Liều Vimotram hàng ngày |
Nhẹ
Vừa Nặng |
1- 2 lọ
Liều tối đa là 4 lọ Liều tối đa là 8 lọ |
– Liều điều trị lậu không biến chứng: Tiêm bắp duy nhất 1 liều 1,5g (1 lọ) hoặc 3g(2 lọ) hoặc phối hợp với uống 1g probenecid.
–Trẻ em:
+ Hạn chế dùng cho trẻ em. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết có thể dùng liều 100mg amoxicilin + 50g sulbactam/kg/ngày cho trẻ. Tiêm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau từ 6-8h.
+ Có thể dùng liều cho trẻ em đối với trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi nhưng phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.
Điều trị duy trì từ 5-14 ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn ngay cả khi bệnh nhân đã hết triệu chứng sốt.
– Liều dùng ở bệnh nhân suy thận:
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân suy thận có mức độ suy thận khác nhau, không nên tự quyết định liều điều trị cho mình
Liều khuyến cáo ở người bênh suy thận và khoảng cách liều dựa trên độ thanh thải creatinin, có thể tính từ creatinin huyết thanh theo công thức sau:
Với nam giới:
ClCr (ml/phút) = ( Thể trọng (kg) x (140 – số tuổi)/(72 x creatinin huyết thanh (mg/dl)
Với nữ giới: 0,85 x giá trị trên.
Liều khuyên dùng Vimotram đối với bệnh nhân suy thận | ||
Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73 m2) | Thời gian bán thải Vimotram (giờ) | Liều dùng |
≥ 30 | 1 | 1 – 2 lọ trong 6 – 8 giờ |
15 -29 | 5 | 1 – 2 lọ trong 12 giờ |
5 -14 | 9 | 1 – 2 lọ trong 24 giờ |
Không sử dụng thuốc này khi nào?
– Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicilin và cephalosporin.
– Bệnh nhân đang gặp tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus Herpes.
Chú ý – Thận trọng khi sử dụng thuốc
– Cẩn trọng với hiện tượng sốc phản vệ của thuốc. Bệnh nhân cần nắm rõ tiền sử quá mẫn thuốc của mình trước khi sử dụng
– Thận trọng khi sử dụng Vimotram cho người đang bị rối loạn tiêu hóa có tiêu chảy, vì thuốc có khả năng gây viêm đại tràng màng giả
– Thận trọng khi sử dụng với người đang gặp tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân do thuốc có thể làm tăng tỷ lệ phát ban đỏ da trong quá trình điều trị bằng aminopenecilin.
– Thuốc có thể không nhạy cảm với một số loại vi khuẩn như Pseudomonas. Cần theo dõi đáp ứng của vi khuẩn hoặc đề phòng tình trạng bội nhiễm
Tương tác thuốc của thuốc Vimotram
– Probenecid đường uống có thể gây ức chế cạnh tranh sự thải trừ của cả amoxicilin và sulbactam qua ống thận, do đó kéo dài thời gian tồn tại của hai thuốc trong máu
– Giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống khi sử dụng cùng lúc.
– Nifedipin có thể làm tăng sự hấp thu amoxicilin.
– Tác dụng phụ là phát ban có thể tăng lên khi dùng chung với alopurinol.
– Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như loramphenicol, tetracyclin.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc này được không?
Thời kì mang thai
Chưa có nghiên cứu chính xác về tính an toàn của Vimotram trong thai kì đối với phụ nữ. Nghiên cứu trên quá trình sinh sản ở chuột nhắt thì không thấy có độc tính đối với thai nhi.
Thời kì cho con bú
Trong sữa mẹ có thể có một lượng nhỏ amoxicilin và sulbactam khi mẹ uống thuốc. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng trong thời gian cho con bú.
Khi bé tiếp xúc với các hoạt chất trong thuốc này có thể gây ra 3 vấn đề tiềm tàng: biến đổi vi khuẩn chí ở ruột; xuất hiện dị ứng, cản trở phân tích kết quả nuôi cấy khi trẻ sốt cần làm xét nghiệm.
Có thể sử dụng liều lượng nhỏ cho phụ nữ đang cho con bú vì thuốc Vimotram bị bài tiết rất ít qua sữa.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng được không?
Thuốc Vimotram dùng được cho người lái xe và vận hành máy móc do các thành phần trong thuốc không ảnh hưởng chức năng tâm thần vận động và không gây trở ngại đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc của người dùng thuốc.
Các tác dụng phụ của thuốc này là gì?
Khi sử dụng Vimotram thường khá ít gặp tác dụng phụ do thuốc được dung nạp tốt. Một số phản ứng phụ có thể gặp khi dùng thuốc:
Tác dụng phụ thường gặp, ADR > 1/100
– Rối loạn tiêu hóa: Ỉa chảy (3%).
– Dị ứng da: nổi mẩn đó, phát ban.
– Triệu chứng tại chỗ: Đau tại vị trí tiêm: 16% (tiêm bắp) và 3% (tiêm tĩnh mạch).
– Triệu chứng trên tim mạch: Viêm tĩnh mạch huyết khối (3%).
Tác dụng phụ ít gặp, 1/1000 < ADR<1/100
– Biểu hiện toàn thân: mề đay, ngứa ngáy, nôn nào, nhiễm nấm Candida, mệt mỏi, nhức đầu, đau người, phù.
– Biểu hiện trên tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm đại tràng màng giả.
– Biểu hiện mẫn cảm với thuốc: nổi mẩn ngứa, ban màu hồng, sốc phản vệ
– Tác dụng phụ ở máu: Giảm bạch cầu hạt.
Bệnh nhân cần thông báo ngay và đầy đủ các tác dụng phụ cho nhân viên y tế.
Quá liều và cách xử trí
Quá liều
Các phản ứng thần kinh, kể cả co giật có thể xuất hiện khi nồng độ beta – lactam cao trong dịch não tủy.
Cách xử lý
Amoxicilin và sulbactam có thể được thải trừ bằng con đường thẩm phân máu, quá trình này có thể làm tăng tốc độ thải trừ của thuốc trong xử lí quá liều đối với bệnh nhân suy thận.
Dược sĩ Phạm Chiến –
Thuốc này là kháng sinh ạ