Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Tarvicetam được sản xuất bởi Công ty Jiangsu Chenpai Pharmaceutical Co., Ltd. – Trung Quốc , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-19528-15, được đăng ký bởi Công ty China National Pharmaceutical Foreign Trade Corporation (Sino-Pharm)
Tarvicetam là thuốc gì?
Thuốc Tarvicetam là thuốc có tác dụng làm giảm các biểu hiện chóng mặt, thiếu máu lên não và tổn thương não, thuốc có thành phần chính là Piracetam với hàm lượng 10g trong 50ml ; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 chai
Dạng bào chế: thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Tarvicetam chứa 1 chai có thể tích 50 ml
Bảo quản: thuốc Tarvicetam nên được hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; tránh để thuốc ở những nơi có độ ẩm cao, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC
Thuốc Tarvicetam giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Tarvicetam giá 74.500 đồng 1 hộp có bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Amecolin được sản xuất bởi Công ty Natural Vitamins Laboratory Corp – Mỹ.
- thuốc Meken Nhất Nhất được sản xuất bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Nhất Nhất.
- thuốc Kotase được sản xuất bởi Công ty Korea Pharm Co., Ltd
Thuốc Tarvicetam có tác dụng gì?
Thuốc Tarvicetam có tác dụng:
- Điều trị cho người não bị thương tổn do nhiều nguyên nhân: hiện tượng máu đông, chấn thương,..
- Làm giảm các biểu hiện chóng mặt, thiếu máu lên não
- Giảm mức độ giật cơ
- Làm giảm mức độ các cơn thèm rượu
- Chỉ định cho người lớn tuổi trí tuệ suy giảm
Liều dùng và cách dùng thuốc Tarvicetam như thế nào?
- Đối với người bệnh ở mức độ nhẹ và vừa: liều tiêm truyền thông dụng từ 30mg/kg đến 160mg/kg trong 1 ngày. Có thể chia thành nhiều lần tiêm
( khoảng 2-4 lần tùy theo hướng dẫn của bác sĩ )
- Đối với bệnh nhân ở mức độ nặng hơn: liều truyền tĩnh mạch 1 ngày là 12g
- Với người bệnh trong thời gian cai rượu : giai đoạn đầu mỗi ngày dùng liều 12g ; giai đoạn ổn định dùng liều hàng ngày 2,4g
- Liều dùng cho bệnh nhân cơ rung giật : 1 ngày dùng 2-3 lần với tổng liều 7,2g. Sau từ 3 đến 4 ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ mà dùng liều tăng 4,8g mỗi lần, liều cao nhất không vượt quá 20g.
- Đối với bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu hình liềm: thời gian đưa thuốc trong 1 ngày khoảng 6 giờ ( tức 4 lần/ngày). Liều cho mỗi lần đưa thuốc là 40mg/kg cân nặng
- Với người cao tuổi: tùy vào mức độ và biểu hiện của từng bệnh nhân mà liều duy trì trong khoảng từ 1,2-2,4g/ngày, liều nặng khoảng 4,8g trong 1 ngày
- Với người bệnh bị di chứng do não bị thương tổn : thời gian điều trị kéo dài trên 3 tuần; liều khởi đầu 1 ngày từ 9 đến 12g ; đến giai đoạn ổn định bệnh nhân sử dụng 2,4g 1 ngày.
Không sử dụng thuốc Tarvicetam khi nào?
- Không sử dụng thuốc Tarvicetam cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì nào có trong thuốc.
- Phụ nữ mang bầu và đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ không sử dụng thuốc Tarvicetam
- Không điều trị bằng Tarvicetam đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng
- Bệnh nhân chảy máu não không dùng thuốc Tarvicetam
- Không sử dụng Tarvicetam cho người bệnh tổn thương não di truyền
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tarvicetam
- Cần cân nhắc trong việc lựa chọn sử dụng hay không sử dụng Tarvicetam để điều trị cho phụ nữ có thai và thời kì cho con bú
- Khi dùng Tarvicetam cho những bệnh nhân chức năng thận suy giảm, nên lưu ý cần chỉnh liều theo hướng dẫn của bác sĩ
- Nên theo dõi các biểu hiện và thận trọng khi sử dụng Tarvicetam ở những bệnh nhân cao tuổi
- Trong thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc uống để tăng hiệu quả
- Không nên tự ý ngừng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ
Lưu ý:
- Đối với đã qua hạn sử dụng hoặc xuất hiện dấu hiệu lạ như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không sử dụng tiếp.
- Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào thuốc hoặc đặt thuốc ở nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc ở gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trẻ em với được và uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Tarvicetam
- Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: đầu óc quay cuồng, ngủ không ổn định, lo lắng, hồi hộp, biểu hiện kích động
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: nôn mửa, tiêu hóa bất thường.
- Tác dụng phụ toàn thân ( ít gặp ): cơ thể mệt mỏi
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Tarvicetam được không?
Thuốc Tarvicetam do có tác dụng phụ trên hệ thần kinh như choáng váng, kích thích nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc đối với lái xe và những người vận hành máy móc, thiết bị nguy hiểm hoặc những công việc đòi hỏi tỉnh táo.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Tarvicetam được không?
Tốt nhất không nên sử dụng Tarvicetam để điều trị cho bà bầu và phụ nữ cho con bú do có thể gây sảy thai, dị tật,.. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Thuốc Tarvicetam có tương tác với các hormon của tuyến giáp T3, T4 có thể gây ra các biểu hiện trên hệ thần kinh như kích động.
- Đối với người bệnh đã sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin thì Tarvicetam làm tăng tỉ lệ prothrombin
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này cho bác sĩ biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Tarvicetam ít gây độc khi dùng quá liều. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì người bệnh nên uống bổ sung ngay liều đó. Với bệnh nhân đã bỏ liều đã quá lâu thì nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục, tuyệt đối không tự ý tăng liều
Bệnh nhân không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Tarvicetam là thuốc có tác dụng làm giảm các biểu hiện chóng mặt, thiếu máu lên não và tổn thương não