Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc T fexim được sản xuất bởi Xí nghiệp dược phẩm 150 – Bộ Quốc Phòng , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-12701-10
T fexim là thuốc gì?
Thuốc T fexim là thuốc có tác dụng điều trị các tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, hệ tiết niệu hay tình trạng nhiễm khuẩn ở các mô, có chứa thành phần chính là Cefixim với hàm lượng 100 mg cùng tá dược vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Viên nang
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Bảo quản thuốc T fexim ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh để ở những nơi có độ ẩm cao và để xa tầm tay với của trẻ em.
Thuốc T fexim giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Thuốc T fexim giá 60.000 đồng 1 hộp tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Zithromax 500mg được sản xuất bởi Công ty Pfizer Italia S.R.L từ đất nước Ý.
- Thuốc Cerepone 125mg được sản xuất độc quyền bởi công ty dược phẩm Kolmar Kore.
- Thuốc Cefbuten 200 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi – Việt Nam.
Thuốc T – Fexim 100 có tác dụng gì?
Cefixim là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3. Tác dụng của Cefixim là kháng khuẩn. Cụ thể sau khi được hấp thu vào trong cơ thể, cefixim sẽ đến gắn vào các protein đích từ đó làm ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào của các vi khuẩn, làm tan thành tế bào vi khuẩn. Cefixim bền vững với betalactamase nên có tác dụng với các loại vi khuẩn chứa enzyme này.
Cefixim có tác dụng tốt trên đa số các chủng vi khuẩn gram âm như, Klebsiella species, Haemophilus influenzae, H.Prararainfluenzae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, … ngoài ra cefixim cũng có tác dụng trên một số loài vi khuẩn gram dương như Streptococus pyogennes, Streptococus agalactiae, Streptococus pneumoniae
Cefixim không có khả năng diệt khuẩn đối với Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa Staphylococus, cũng như hầu hết các chủng Clostridia và Bacteroides.
Chỉ định
Điều trị cho cho người bệnh bị viêm tai giữa do Haemophylus influenzae, Streptococcus pyogenes, Moraxella catarrhalis.
Chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm amidan và viêm họng do Streptococcus pyogenes gây ra.
Sử dụng điều trị trong các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu (không bị biến chứng) do Proteus mirabilis hay E. coli và một số ít các trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu (không bị biến chứng) do các trực khuẩn Gram âm khác gây ra
Điều trị cho bệnh nhân viêm phế quản cấp và mạn do Moraxella catarrhalis hoặc Streptococcus pneumonia hay Haemophilus influenzae .
Sử dụng cho một số trường hợp các bệnh nhân mắc viêm thận hay bể thận do các chủng Enterobacteriaceae nhạy cảm.
Điều trị cho những người mắc lậu (không biến chứng) do Neisseria gonorrhoeae gay ra.
Liều dùng và cách dùng thuốc T fexim ?
Cách dùng:
Uống thuốc trực tiếp bằng nước đun sôi, để nguội
Liều dùng:
Liều dùng có thể thay đổi đối với thể trạng và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Đối với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: thông thường uống 4 viên/ ngày chia 2 lần, mỗi lần cách nhau 12h
Đối với người bị lậu không có biến chứng do Neisseria gonorrhoeae: uống 4 viên, dùng 1 lần duy nhất. Có thể kéo dài thời gian điều trị tùy tình trạng của người bệnh
Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: Dùng từ 1- 3 viên/ ngày tùy thuộc vào cân nặng (8 mg/kg/ngày) và tình trạng bệnh
Đối với bệnh nhân suy thận có chỉ số thanh thải creatinin < 60 ml/ phút cần điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Lưu ý:
Tuỳ thuộc vào loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thời gian dùng thuốc từ 2-3 ngày sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã biến mất.
Với bệnh nhân viêm nhiễm đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu (không biến chứng) thường điều trị từ 5 – 10 ngày
Với bệnh nhân viêm nhiễm đường hô hấp dưới hoặc viêm tai giữa: thường điều trị từ 10 – 14 ngày.
Không được uống thuốc cùng nước ngọt, nước canh, vì chúng có thể gây ra những phản ứng không mong muốn đối với cơ thể và giảm tác dụng.
Không sử dụng thuốc T fexim khi nào?
Không sử dụng thuốc T fexim cho người có tiền sử mẫn cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ do dùng penicilin.
Thận trọng khi sử dụng thuốc T fexim
Đối với người bệnh có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng: Cần thận trọng khi dùng cefixim nhất là khi dùng kéo dài, do có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc. Cefixim cũng làm thay đổi hệ vi khuẩn chí ở đường ruột.
Đối với người bệnh suy giảm chức năng thận và những người đang lọc máu nhân tạo: Cần thận trọng và giảm liều lượng tùy vào độ thanh thải creatinin của người bệnh
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Hiện tại vẫn chưa có dữ liệu về độ an toàn cho trẻ trong độ tuổi này
Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có cơ sở khẳng định về sự an toàn cho thai nhi vì vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng nếu sử dụng thuốc này.
Lưu ý:
Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc thì không nên sử dụng tiếp.
Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn của T fexim
Các tác dụng phụ thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chán ăn, khô miệng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, phát ban đỏ ngoài da hoặc sốt. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong 1-2 ngày đầu dùng thuốc và không cần phải ngừng thuốc nếu tình trạng rối loạn không quá nặng.
Các tác dụng phụ ít gặp: Bệnh nhân có thể tiêu chảy nặng, xét nghiệm máu thấy giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit, giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng bilirubin, tăng creatinin huyết tương tạm thời. Toàn thân phù, hồng ban đa dạng. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị viêm gan, vàng da, suy thận cấp.
Các tác dụng phụ hiếm gặp: Có thể xảy ra co giật, tăng thời gian prothrombin
Tương tác thuốc
Probenecid và Nifedipin khi kết hợp cùng cefixim làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của cefixim.
Khi kết hợp cefixim với các thuốc chống đông máu làm thời gian prothrombin kéo dài
Khi kết hợp cefixim với Carbamazepin làm tăng nồng độ của carbamazepin trong huyết tương.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
- Quá liều:
Triệu chứng: Bệnh nhân có thể bị co giật.
Xử trí: Ngừng thuốc và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời
- Quên liều: Không nên quên liều quá 2 lần liên tiếp. Khi uống liều tiếp theo không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc đã được chỉ định
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc T fexim là thuốc có tác dụng điều trị các tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, hệ tiết niệu hay tình trạng nhiễm khuẩn ở các mô