Trong bài viết này, Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin được giới thiệu tới Quý khách sản phẩm thuốc Pm Remem được sản xuất bởi Công ty Probiotic Pharma Pty Ltd –Australia.
Thuốc uống Pm Remem là thuốc gì?
Thuốc Remem là một loại thuốc thần kinh có nguồn gốc từ thảo dược, có tác dụng tích cực trên não bộ. Thuốc có thành phần chính là chiết xuất cây bạch quả với hàm lượng là 120mg. Ngoài ra, còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao gồm: muối sterate của Mg, muối phosphate của Ca, cellulose, nước tinh khiết,…
Thuốc Remem được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Thuốc Remem được nhà sản xuất đóng gói theo quy cách:
- 1 hộp chứa 1 lọ nhựa, gồm 60 viên nén thuốc Remem.
- 1 hộp chứa 4 vỉ, mỗi vỉ gồm 15 viên nén thuốc Remem.
Bảo quản thuốc Remem ở những nơi có nhiệt độ không cao vượt quá 25 độ C. Giữ thuốc ở vị trí thoáng mát, không ẩm ướt, tránh xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong gia đình. Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của thuốc với ánh nắng mặt trời.
Thuốc Pm Remem có giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Thuốc Pm Remem hiện được bán với giá 550.000 VNĐ trên 1 hộp chứa 60 viên nén bao phim, có bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng và tư vấn miễn phí trên toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi:
- Thuốc Sibelium được sản xuất bởi Công ty Olic., Ltd tại đất nước Thái Lan
- Thuốc Lyrica 75mg được sản xuất bởi Công ty Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH, Đức
- Thuốc Cijoint được sản xuất bởi Công ty Micro Labs., Ltd – Ấn Độ
Thuốc Remem có tác dụng gì?
Thuốc Pm Remem có các tác dụng sau:
- Cải thiện tình trạng triệu chứng của bệnh tiền đình.
- Tăng khả năng tập trung khi làm việc, giảm tình trạng trí nhớ sa sút.
- Tăng cường khả năng sinh hoạt tình dục.
- Giảm thiểu nguy cơ gặp phải di chứng sau khi bị đột quỵ.
- Hỗ trợ điều trị những rối loạn về nhận thức và cảm xúc.
Liều lượng và cách dùng thuốc Pm Remem như thế nào?
Thuốc Remem được dùng trực tiếp bằng cách uống với nước lọc. Nên uống thuốc trước khi ăn.
Về liều dùng đối với người lần: bạn nên uống thuốc Remem với liều khuyên dùng là 1 viên trên 1 lần uống, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần.
Khi sử dụng thuốc Remem cho trẻ em trong độ tuổi nhỏ hơn 12 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không sử dụng thuốc Pm Remem khi nào?
- Không sử dụng thuốc Remem trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với cao lá bạch quả hoặc mẫn cảm với các dược chất khác có trong thành phần của thuốc.
- Không dùng thuốc Remem trên đối tượng là những bệnh nhân bị rối loạn khả năng đông của máu.
- Nên tạm ngừng sử dụng thuốc Remem trước khi người bệnh bước vào quá trình thực hiện phẫu thuật khoảng 14 ngày.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Remem
- Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Remem trong trường hợp mắc những vấn đề liên quan đến huyết áp.
- Thận trọng trên những đối tượng người bệnh bị động kinh.
- Thận trọng khi dùng thuốc Remem trên những bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường vì thuốc có ảnh hưởng đến lượng glucose huyết.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc Pm Remem được không?
Đối với phụ nữ đang mang bầu: Thuốc Remem có thể gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, không sử dụng thuốc Remem trên đối tượng là bà bầu.
Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ: chưa có nhiều nghiên cứu rằng thuốc Remem có thể bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé bú hay không. Do đó, nên thận trọng khi dùng thuốc Remem trên đối tượng này. Tốt nhất chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ xấu và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Người lái xe và vận hành máy móc có sử dụng thuốc Remem Pm được không?
Thuốc Remem có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ hoặc chóng mặt. Chính vì vậy, không nên sử dụng thuốc Remem trên đối tượng là người đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc người làm nghề nghiệp liên quan đến việc sử dụng vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Pm Remem là gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc Remem, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn được thống kê lại như sau:
- Xuất hiện hiện tượng dị ứng, nổi mẩn đỏ.
- Cảm giác buồn ngủ.
- Chóng mặt, choáng váng, đôi khi ở trạng thái hưng phấn, kích thích thần kinh.
- Trên tiêu hóa: ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn và nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc khó đi đại tiện,…
- Khô miệng.
- Thay đổi huyết áp.
Việc xuất hiện tác dụng phụ là khác nhau tùy vào đáp ứng của cơ thể với thuốc và phụ thuộc vào sự hấp thu của thuốc trên cơ địa mỗi người. Vì vậy, nếu như trong khi dùng thuốc mà bạn thấy xuất hiện biểu hiện bất thường nào trên sức khỏe thì hãy đến thông báo với bác sĩ để có được lời khuyên kịp thời và đúng đắn nhất.
Tương tác thuốc
Thuốc Remem có thể tương tác với một số thuốc khác làm giảm hoạt tính hoặc tăng tác dụng phụ. Chính vì thế, điều bạn nên làm là trình bày với bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng để tránh những hậu quả khó lường.
Một số loại thuốc tương tác với thuốc Remem là:
- Một số thuốc ngăn cản quá trình đông máu.
- Thuốc làm giảm sự kết tụ của tiểu cầu.
- Thuốc làm loãng máu.
- Thuốc điều trị bệnh động kinh.
Quá liều thuốc và cách xử trí
Hiện nay chưa có nhiều báo cáo về độc tính của thuốc Remem khi sử dụng quá liều thuốc. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Thuốc Remem tăng khả năng tập trung khi làm việc, giảm tình trạng trí nhớ sa sút.