Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin trân trọng giới thiệu sản phẩm thuốc Pfertzel được sản xuất bởi công ty TNHH DAVI PHARM (DAVI PHARM CO., LTD) địa chỉ tại Lô M7A, đường D17, Khu CN Mỹ Phước 1, Phường Thới hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam, số đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam là SĐK: VD-20526-14
Pfertzel là thuốc gì?
Thuốc Pfertzel là thuốc điều trị bệnh lý tim mạch có thành phần chính là Chlopidogrel ở dạng Clopidogrel bisulfat hàm lượng 75mg và Aspirin hàm lượng 75mg, ngoài ra còn có một số tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao gồm Cellulose vi tinh thể, BHA, titan dioxyd, màu oxyd sắt vàng, hydroxypropylmethylcellulose, crospovidon, talc, polyethylen glycol 6000.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Pfertzel có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được ghi rõ trên vỏ hộp thuốc, tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn dùng.
Bảo quản thuốc Pfertzel ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: Tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Thuốc Pfertzel giá bao nhiêu?
Thuốc Pfertzel có giá 250.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi:
- Thuốc Chymodk sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây.
- Thuốc Scanneuron được sản xuất tại công ty dược phẩm liên doanh Stada.
- Thuốc Pentaglobin được sản xuất tại công ty Biotest Pharma GmbH – Đức.
Thuốc Pfertzel có tác dụng gì?
Thuốc Pfertzel có tác dụng kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị đột qụy, mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã xác định.
Ngoài ra, thuốc Pfertzel còn dùng để điều trị dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.
Không sử dụng thuốc Pfertzel khi nào?
Không sử dụng thuốc Pfertzel cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, bệnh nhân bị suy tim nhẹ hoặc vừa, bệnh nhân bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân đang bị chảy máu hoặc loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân bị xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết nội soi, người bị hen hay viêm mũi hoặc mày đay.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Pfertzel được không?
Không sử dụng thuốc Pfertzel cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Các tác dụng phụ của thuốc Pfertzel là gì?
Thuốc Pfertzel gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, táo bón, xuất huyết, tăng thời gian chảy máu, đau bụng, ngoại bạn và các rối loạn da khác, khó thở…
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cách dùng và liều dùng thuốc Pfertzel như thế nào?
Thuốc Pfertzel được dùng bằng đường uống sau bữa ăn với liều lượng khuyến cáo như sau:
- Sử dụng thuốc để điều trị dự phòng thiếu máu cục bộ cho người lớn: mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 1 viên.
- Sử dụng để điều trị hội chứng mạch vành cấp cho gười lớn: liều tấn công mỗi ngày dùng 4 viên chia đều thành 4 lần trong ngày, liều điều trị duy trì mỗi ngày sử dụng 1 lần mỗi lần 1 viên.
Quá liều và cách xử trí thế nào?
Khi sử dụng thuốc Pfertzel quá liều có thể gây ra kéo dài thời gian chảy máu và biến chứng chảy máu kèm theo. Cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị thích hợp nếu quan sát thấy bệnh nhân bị chảy máu.
Hiện nay, không có thuốc giải độc đặc hiệu cho thành phần clopidogrel trong thuốc Pfertzel do đó hướng điều trị là gây bài niệu bằng cách kiềm hóa nước tiểu để tăng ường thải trừ salicylat ra ngoài, không nên sử dụng bicarbonat uống, vì có thể làm tăng hấp thu salicylat.
Tiến hành truyền thay máu, thẩm tách máu cho bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhân quá nghiêm trọng cần thẩm tách phúc mạc cho bệnh nhân ngay.
Trong quá trình điều trị quá liều thuốc, cán bộ y tế cần theo dõi phù phổi, co giật ở bệnh nhân và thực hiện phương pháp xử lý ngay nếu cần.
Để điều trị chảy máu cho bệnh nhân có thể truyền máu hoặc dùng vitamin K ngay.
Dược sĩ Phạm Chiến –
Thuốc Pfertzel có tác dụng kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị đột qụy