1. Thuốc Madopar 250 là thuốc gì?
1.1. Nhóm dược lý/ diều trị
Mã ATC: N04 BA
Madopar là dạng phối hợp của Ievodopa và benseraside để điều trị bệnh Parkinson.
1.2. Dạng bào chế
Dạng thông thường:
Madopar viên nang có các dạng Madopar ‘62.5’, ‘125’, ‘250’
Madopar viên nén có khía có các dạng Madopar ‘125’, ‘250’
Dạng viên tan nhanh:
Madopar viên nén tan có khía là Madopar ‘62,5’, ‘125’
Dạng phóng thích có kiểm soát:
Madopar HBS (hệ thống cân bằng thủy lực) viên nang là Madopar ‘125’
1.3. Đường dùng
Đường uống.
1.4. Thành phần định tính và định lượng
Mạdopar là dạng phối hợp của levodopa và chất ức chế men decarboxylase benscraside (dưới dạng hydrochloride) với tỉ lệ 4:1. Có các dạng sau đây:
Madopar ’62,5’ levodopa 50 mg + benserazide 12.5 mg
Madopar ‘125’ lcvodopa 100 mg • benscrazidc 25 mg
Madopar ‘250’ levodopa 200 mg + bensera/idc 50 ing
Tá dược:
- Mannitol
- Calcium hydrogen phosphate
- Microcrystalline cellulose
- Pregelatinised starch
- Crospovidone
- Ethylcellulosc
- Red iron oxide ci 77491
- Colloidal anhydrous silica
- Docusate sodium
- Magnesium stearate
1.5. Thuốc Madopar bán ở đâu?
Thuốc Madopar bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giá 255.000 đồng 1 hộp, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Xem thêm sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi:
2. Các đặc tính lâm sàng
2.1. Chỉ định điều trị
Madopar được chỉ định trong điều trị bệnh Parkinson. Madopar dạng tan là chế phẩm thích hợp cho bệnh nhận bị chứng khó nuốt hoặc bệnh nhân cần dạng chế phẩm có tác dụng khởi phát nhanh hơn. Ví dụ bênh nhân bị chứng mất vận động vào sáng sớm hoặc buổi chiều, hoặc bệnh nhân bị hiện tượng trì hoãn thời gian ‘bật’ hoặc kéo dài thời gian ‘tắt”. Madopar DBS được chỉ định dùng cho các bệnh nhân có mọi dạng đáp ứng dao động (ví dụ bị rối loạn vận động ở liều đỉnh hoặc xấu đi ở cuối liều- ví dụ như bất động vào ban đêm).
2.2. Liều lượng và cách dùng thuốc
Phương pháp dùng thuốc
Khi dùng Madopar thông thường dạng viên nang hoặc Madopar HBS, bệnh nhân phải luôn đảm bảo là nuốt trọn viên nang mà không cân vỗ thuốc. Madopar dạng viên nén thông thường có thể bẻ được để dễ nuốt.
Madopar viên nén tan có thể pha trong một phần tư ly nước (khoảng 25-50ml). Viên nén rã ra hoàn toàn trong nước, tạo thành dung dịch khuếch tán dạng sữa trắng trong vài phút. Vì dung dịch lắng cặn nhanh, nên khuấy đều trựớc khi uống Madopar viên nén dạng tan nên uống trong vòng nửa giờ sau khi chuẩn bị dụng dịch.
Madopar nên uống ít nhất 30 phút trước hoặc 1 giờ sau khi ăn nếu có thể được. Các tác dụng phụ dạ dày ruột, thường xảy ra chủ yếu trong giại đoạn sớm của quá trình điều tri, có thể kiểm soát bằng cách uống Madopar kèm với thức ăn nhẹ (ví dụ:bánh quy) hoặc dịch lỏng hoặc bằng cách tăng liều từ từ.
Liều dùng
Điều trị bằng Madopar nên được dùng tăng dần từ từ. Hơn nữa, liều dùng nên được đánh giá xác định cho từng ngườn bệnh và điều chỉnh để đat được liều cho hiệu quả tối ưu. Những hướng dẫn liều dùng sau đây do vậy chỉ nên coi là những chỉ dẫn chung trong các giai đoạn đầu của bệnh Parkinson nên bắt đầu điều trị với một viên nang Madopar ‘62.5′ hoặc 1/2 viên nén Madopar ‘125’, ba hoặc bốn lần mỗi ngàỵ. Ngay sau khi thấy có sự dung nạp tốt với phác đồ điều trị khởi đầu, liều dùng nên được tăng dần từ từ theo đáp ứng của bệnh nhân tác dụng tối ưu thường đạt được khi liều hằng ngày của Madopar tương ứng với 300 – 800mg levodopa + 75 – 200mg benseraside, được chia làm 3 lần hoặc hơn. Cần khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần để đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu thấy cần phải tăng liều dùng hàng ngày thêm nữa, nên tăng theo từng tháng.
Điêu trị duy trì
Liều duy trì trung bình là một viên nang hoặc viên nén Madopar ‘125’ dùng 3 đến 6 lần mỗi ngày.
Số lần dùng thuốc của mỗi cá nhân (không ít hơn ba) và sự phân chia thời gian dùng thuốc trong ngày phải được điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu. Madopar HBS hoặc Madopar dạng tan có thể dùng để thay thế cho Madopar dạng thông thường để dạt hiệu quả tối ưu.
2.2.1 Các hướng dẫn liều dùng đặc biệt
Liêu dùng phải được điều chỉnh cẩn thận ở tất cả các bệnh nhân (xem mục 2.1 Chỉ định điều tri). Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị Parkinson khác vẫn có thể sử dụng Madopar. Tuy nhiên, trong khi việc điều trị Madopar tiến hành và hiệu quả điều trị trở nên rõ ràng, liều dùng của các thuốc đó có thể giảm dần hoặc từ từ ngừng hẳn. Madopar viên nén dang tan đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị chứng nuốt khó hoặc trong tình huống cần tác dụng khởi phát của thuốc nhanh. Ví dụ: bệnh nhân bị mất vận động vào sáng sớm hoặc buổi chiều, hoặc bệnh nhân bị hiên tượng trì hoãn thời gian ‘bật’ hoặc kéo dài thời gian ‘tắt’.
Với các bệnh nhân đã biết có sự dao động lớn về tác dụng điều trị của thuốc trong ngày điều trị (hiện tượng bật – tắt), thì nên dùng thuốc làm nhiều lần với các liều nhỏ hơn, hoặc nên dùng dạng Madopar HBS. Khi chuyển từ Madopar thông thường sang dùng dạng Madopar HBS nện thực hiện từ ngày này sang ngày kế bắt đầu với liều dùng vào buổi sáng. Liều dùng và số lần dùng trong ngày nên bắt đầu giống như liều của Madopar thông thường.
Sau hai đến ba ngày, liều dùng phải được tăng dần thêm khoảng 50%. Các bệnh nhân phải được thông báo rằng tình trạng bệnh của họ có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian.
Do đặc tính dược học của Madopar HBS, thời gian thuốc có tác dụng bị trì hoãn. Hiệu quả lâm sàng có thể đạt được nhanh hơn bằng cách dùng Madopar HBS chung với Madopar thông thường hoặc Madopar dạng tan. Điều này thực sự có ích đối với liều đầu tiên vào buổi sáng, nên dùng liều cao hơn một chút so với các liều tiếp theo trong ngày. Việc định liều cho từng cá nhân dùng Madopạr HBS phải được thực hiện từ từ và cẩn thận, với các quãng cách ít nhất là hai đến ba ngày giữa mỗi lần thay đổi liều.
Ở các bệnh nhân bị bất động vào bạn đêm tác dụng tích cực đã được báo cáo khi tăng dần liều cuối cùng của buổi tối tới 250 mg Madopar HBS trước lúc đi ngủ.
Hiên tượng đáp ứng quá mức với Madọpar HBS (rối loan vận động) có thể được kiểm soát bằng cách tăng khoảng thời gian quãng cách giữa các lần dùng hơn là bằng cách giảm liều dùng đơn độc. Trong trường hợp đáp ứng kém với Madopar HBS, nên quay trở lại với điều trị trước đó bằng các loại Madopar chuẩn hoặc Madopai dạng phân tán.
Các bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận về các tác dụng phụ về tâm thần không mong muốn có thể xảy ra.
2.3. Chống chỉ định
Madopar không được dùng cho những bệnh nhân đã rõ bị quá mẫn với levodopa hoặc benseraside.
Madopar không được phối hợp với thuốc ức chế không chọn lọc men monoamine oxidạse (MAO) hoặc sự phối hợp của các thuốc ức chế chọn lọc men MAO-A và MAO-B (xem mục 2.4.5 Tương tác với các thuốc khác hoặc các dạng tương tác thuốc) Madopar không được dùng cho nhưng bệnh nhận bị bệnh nội tiết, bệnh gan hoặc thận mất bù (trừ bệnh nhân dạng lọc thận), các rối loạn tim mạch, bệnh tâm thần với biểu hiện loạn thần hoặc glô-com góc đóng.
Madopar không được dùng cho những bệnh nhân dưới 25 tuổi ( vì sự phát triển của hệ xương phải
được hoàn lât).
Madopar không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc những phụ nữ có khả năng mang thai nhưng không áp dụng các biện pháp tránh thai đầy đủ (xem mục 2.5.1 Phụ nữ có thai và 2.5.2 Phụ nữ cho con bú) Phải ngừng thuốc ngay nếu mang thai trong thời gian dùng Madopar (theo hướng dẫn của bác sĩ cho toa)
2.4. Cảnh báo và thận trọng
2.4.1 Tổng quát
Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn ở những bệnh nhân mẫn cảm.
Cần phải thường xuyên đo nhãn áp cho những bệnh nhân bị glo com góc mở, vì theo lý thuyết, levodopa có thể làm tăng nhãn áp.
Trầm cảm có thể xuất hiện ở bệnh nhân được điều trị bằng Madopar, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh đang có.
Nếu bệnh nhân đang sử dụng levodopa cần phải gây mê toàn thân, liều lượng sử dụng nên tiếp tục cho đến càng gần ngày phẫu thuật càng tốt, trừ trường hợp phải gây mê bằng halothane.
Khi gây mê toàn thân với halothane. Madopar nên ngừng trựớc khi can thiệp phẫu thuật 12 – 48 giờ vì có thể xuất hiện sự dao động về huyết áp và/hoặc loạn nhịp tim trên những bênh nhân sử dụng Madopar. Mạdopar có thể được sử dụng tiếp sau khi phẫu thuật; cần tăng liều dần cho tới liều được áp dụng trước khi phẫu thuật.
Không được ngừng Madopar đột ngột vì có thể gây ra hội chứng an thần giống ác tính (sốt cao và co cứng cơ, những thay đỏi về tâm thần và tăng creatinine phosphokinase trong huyết thanh), hội chứng này có thể đe dọa tính mạng. Nếu thấy xuất hiện một tập hợp các triệu chứng như vậy, bệnh nhân cần được theo dõi sát nếu cần phải cho nhập viện và điều trị triệu chứng nhanh và đúng đắn. Việc điều trị này bao gồm cả tái điều trị bằng Madopar sau khi đã đánh giá đầy đủ.
Levodopa có liên quan đến tình trạng ngủ gà hoặc những khoảng ngủ bất chợt. Ngủ bất chợt trong khi đang hoạt động hàng ngày, một vài trường hợp không biết hoặc không có dấu hiệu báo trước đã được báo cáo dù rất hiếm. Bệnh nhân phải được thông báo về điều này và được khuyên nên lưu ý khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang điều trị với levodopa. Bệnh nhân đã từng bị ngủ gà hoặc nhưng khoảng ngủ bất chợt phải ngừng lái xe hoặc vận hành máy móc. Hơn nữa, có thể cân nhắc việc giảm liều hoặc ngừng điều trị (xem mục 2.4.3 Khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc).
Thuốc nhóm Dopaminergic
Chơi bài một cách bệnh lý, tăng ham muốn và họạt động tình dục quá mức đã được báo cáo ở một số bệnh nhân điều trị với dopamine agonist trong bệnh Parkinson. Chưa có mối liên hệ đựợc thiết lập giữa Madopar với các sự kiên trên, thuốc cũng không phải là thuốc đồng vận dopamine. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vì Madopar là thuốc nhóm dopaminergic.
2.4.2 Khả năng lệ thuộc hoặc lạm dụng thuốc
Một nhóm nhỏ bệnh nhân bệnh Parkinson bị rối loạn nhận thức và hành vi có khả năng dùng số lượng thuốc tăng hơn so với hướng dẫn y tế và nhiều hơn lượng thuốc cần thiết để tri liều rối loạn vận động của họ.
2.4.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân điều tri với levodooa và có triệu chứng ngủ gà hoặc các khoảng ngủ bất thình lình phải được thông báo để không lái xe hoặc tham gia các hoạt động mà khả năng giảm cảnh giác có thể làm họ hoặc những người khác bi nguy cơ tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong (ví dụ vận hành máy móc) cho đến khi các triệu chứng ngủ gà hoặc các khoảng ngủ bất thình lình được giải quyết (xem Mục 2.4.1 Tổng quát)
2.4.4 Xét nghiệm cận lâm sàng
Kiểm tra chức năng gan và công thức máu nên được thực hiện trong thơi gian điều trị.
Bệnh nhân đái tháo đường nên tiến hành kiểm tra đường huyết thường xuyên, và liều lượng của các loai thuốc điều tri đái tháo đường nên được điều chỉnh theo hàm lượng đường trong máu.
2.4.5 Tương tác với các thuốc khác và các dạng t trong tác
Tượng tác dược động học
Sử dụng đồng thời thuốc kháng cholinergic trihexyphenidyl với Madopar dạng thông thường làm giảm tốc độ hấp thu levọdopa nhưng không làm giảm mức hấp thu. Sử dụng đồng thời Trihexyphenidyl với Madopar HBS không ảnh hưởng đến dược động học của levodopa.
Sử dụng đồng thời các kháng axit và Madopar HBS làm giảm mức độ hấp thu của levodopa 32%. Sulphate sắt làm giảm nồng độ tối đa trong huyết tương và AUC của levodopa khoảng 30-50%. Người ta quan sát thấy những thay đổi dược động học có ý nghĩa lâm sàng trong lúc cùng điều trị với sulphate sắt ở một số bênh nhân chứ không phải tất cả. Metoclopramide làm tăng tốc độ hấp thu của levodopa
Không có tương tác dược động học giữa levodopa và các hoạt chất sau: bromocriplin, amantadine, selegiline và domperidone.
Tương tác dược lực học
Các thuốc an thần, các opioid và các thuốc chữa tăng huyết áp có reserpine đều ức chế tác dụng của Madopar.
Nếu Madopar được dùng cho những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế men MAO không hồi phục và không chọn lọc thì cần phải ngừng thuốc ức chế men MAỌ này trong ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng Madopar. Nếu không thì các tác dụng phụ như cơn tăng huyết áp có thể xảy ra (xem mục 2.3 Chống chỉ đinh). Các thuốc ức chế chọn lọc trên MAO- B như selegiline và rasagilinc và các ức chế chọn lọc trên MAO-A (như moclobemide có thể chỉ định được cho những bệnh nhân đang điều trị bằng Madopar. Theo khuyến cáo, nên điều chỉnh lại liều levodopa theo từng bệnh nhân dựa trên hiệu quả và độ dung nạp. Sự phối hợp các thuốc ức chế MAO-A và MAO-B cho hiệu quả tương đương như ức chế MAO không chọn lọc, vì vậy không được dùng dạng phối hợp này với Madopar (xem mục 2.3 Chống chỉ định).
Mạdopar không được dùng cùng với các thuốc giống giao cảm (như epinephrin, norepinephrine, isoproterenol hay amphetamine là nhưng chất kích thích hệ thần kinh giao cảm) vì levodopa có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này. Nếu nhất thiết phải dùng cùng, cần theo dõi sát hệ thống tim mạch và nên giảm liều các thuốc kích thích giao cảm.
Có thể phối hợp được với các thuốc khác như thuốc kháng cholinergic, amantadine, chất động vận dopamin, nhưng cả tác dụng mong muốn và không mong muốn đều có thể tăng lên. Cho nện cần giảm liều Madopar hoặc các thuốc kia. Khi bắt đầu điều trị hỗ trợ với thuốc ức chế COMT, cần phải giảm liều Madopar. Không nên dừng đột ngột thuốc kháng cholinergic khi bắt đầu sử dụng Madopar, vì levodopa cần có một thời gian để phát huy tác dụng. Levodopa có thể ảnh hưởng tới kết quả của một số xét nghiêm về catecholamine, creatinine, axit u-ric và glucose.
Test Coom có thể cho kết quả dương tinh giả nếu thực hiện trên bệnh nhân dùng Madopar.
Hiệu quả của thuốc bị giảm bởi khi thuốc được dùng trong bữa ăn giàu protein.
Gây mê toàn thân với halothane; nên ngưng Madopar 12-48 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật cần phải gây mê toàn thân với halothane vì tình trạng huyết áp dao động và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
Trong trường hợp gây mê toàn thân với các thuốc mê khác xem mục 2.4.1 Tổng quát (cảnh báo và thận trọng).
2.5 Sử dụng ở các đối tượng đặc biệt
2.5.1 Phụ nữ có thai
Madopar chống chỉ định ở phụ nữ có thai và phụ nữ có khá năng mang thai nhưng không áp dụng các biện pháp tránh thai đầy đủ (xem mục 2.3 Chống chỉ định. 3.3.4 Tính gây quái thai và mục 3.3.5 Đặc tính khác).
2.5.2 Phụ nữ cho con bú
Vì chưa biết benserazide có được bài tiết vào sữa hay không, các bà me cần điều tri bằng Madopar không nên cho con bú vì không loại trừ khả năng có biến dạng xương ở trẻ.
2.5.3 Sử dụng ở trẻ em
Xem mục 2.3 Chống chỉ định
2.5.4 Bệnh nhân suy thận
Cả Levodopa và benseracide đều chuyển hóa rộng và dưới 10% levodopa được bài tiết dưới dạng không thay đổi qua đường thận. Do đó không cần giảm liều trong các trường hợp suy chức năng thận mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Chưa có các dữ liệu dược động học của levodopa ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Madopar dung nạp tốt ở bệnh nhân tăng ure máu đang tiến hành lọc thận.
2.5.5 Bệnh nhân suy gan
Levodopa được chuyển hóa chủ yếu bởi men aromatic amino acid decarboxylase mà men này còn hiện diện nhiều tại đường tiêu hóa, thân và tim ngoài gan.
Chưa có các dữ liệu dược động học của levodopa ở bệnh nhan suy gan.
2.6 Tác dụng không mong muốn
Thông báo cho bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào có liên quan đến việc dùng thuốc.
2.6.1 Sau khi dưa vào thị trường
Rối loạn huyết học: thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu và tiểu cầu thoáng qua đã được báo cáo trong một vài trường hợp hiếm. Do dó, trong bất kỳ trường hợp nào điều trị dài hạn với các chế phẩm có levodopa, nên theo dõi công thức máu, chức năng gan, thận dịnh kỳ.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: đã có báo cáo về tình trạng chán ăn.
Rối loan tâm thần: trầm cảm là một triệu chứng trong bệnh cảnh lâm sàng chung của bệnh nhân Parkinson và cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị với Madopar. Hồi họp, lo lắng, mất ngủ, ảo giác, hoang tưởng và rối loan tạm thởi khả năng định hướng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân già và bệnh nhân đã có tiền sử bị như vậy.
Rối loan hệ thần kinh: đã có báo cáo các trường hợp đơn lẻ mất vị giác hoặc rối loạn vị giác.
Vào những giai đoan sau của điều trị, có thẻ xuất hiện các động tác vận động tự phát (như đang múa giật hoặc múa vởn). Những biểu hiện này thường mất đi hoặc dung nạp được khi giảm liều. Trong quá trình điều tri dài ngày, cũng phải tính tới khả năng có sự dao động trong đáp ứng với điều trị. Sự daọ động này bao gồm giai đoạn trơ, nặng lên vào cuối liều và hiện tượng “bật – tắt”. Các hiện tượng này mất đi hoặc có thể dung nạp được khi điều chỉnh liều hoặc chia nhỏ liều ra dùng nhiều lần hơn. Sau đó có thể tìm cách tăng liều trở lai để gia tăng hiệu quả điều trị. Madopar thường liên quan đến tình trang buồn ngủ và rất hiếm khi liên quan đến tình trang buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc có những giai đoạn ngủ bất chợt.
Rối loan về tim mạch: thỉnh thoảng loan nhịp tim có thể xảy ra.
Rối loan tĩnh mạch: thỉnh thoảng có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế. Những rối loạn do tư thế thường cải thiện sau khi giảm liều Madọpar.
Rối loạn hệ tiêu hóa: buôn nôn, nôn vầ tiêu chảy đã được báo cáo khi dùng Madopar. Các hiệu quả không mong muốn trên đường tiêu hóa, thường xảỵ ra chủ yếu trong giai đoạn đầu điều trị có thể được kiểm soát chủ yếu bằng cách uống Madopar với thức ăn hoặc chất lỏng hoặc tăng liều chậm
Rối loạn da và mô liên kết: phản ứng dị ứng trên da như ngứa, phát ban xảy ra ở một số trường hợp hiếm.
Xét nghiệm: có thể tăng thoáng quá transaminase và phosphatase kiềm của gan. Đã có báo cáo về trường hợp tăng gamma – glutamyltransferase. Tăng ure nitrogen trong máu cũng đã được ghi nhận khi điều trị bằng madopar.
Nước tiểu có thể bị thay đổi màu sắc, thường có màu đỏ rồi chuyển sang màu sẫm sau khi để lắng.
2.6.1.1 Bất thường trên xét nghiệm
Xem mục 2.6.1 Sau khi đưa vào thị trường
2.7 Quá liều
Triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng và dấu hiệu Madopar ở liều điều trị nhưng mức độ nặng thì trầm trọng hơn. Quá liều có thể dẫn đến tác dụng phụ trên tim mạch (ví dụ loạn nhịp tim), rối loạn tâm thần (ví dụ lăn lộn, mất ngủ), tác dụng trên đường tiêu hóa (ví dụ buồn nôn, nôn) và những vận động ngoại ý bất thường (xem mục 2.6.1 Sau khi đưa vào thi trường (Tác dụng không mong muốn)).
Nếu bênh nhân dùng quá liều dạng Madopar phóng thích châm (ví dụ Madopá HBS viên nang), sự xuất hiên các triệu chứng và dấu hiệu có thể bị trì hoãn do sự trì hoãn hấp thu hoạt chất từ da dày.
Điều trị
Thẹo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và thiết lập các biên pháp hỗ trợ được chỉ định theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ở những trường hợp đặc biệt có thể cần điêu trị triệu chứng như hậu quả trên hệ tim mạch (ví dụ thuốc chống loạn nhịp tim) hoặc hâu quả trên hệ thần kinh trung ựơng (ví dụ thuốc kích thích hô hấp, thuốc an thần). Thêm vào đó, đối với dạng phóng thích chậm phải ngăn ngừa tình trạng hấp thu thêm sau đó dùng các biện pháp thích hợp.
3. Đặc tính và hiệu quả dược lý
3.1. Đặc tính dược lực học
3.1.1 Cơ chế tác dụng
Dopamine, chất đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh trong não, không có đủ nồng độ ở vị trí các nhân xám trung ương của các bệnh nhân parkinson. Levodopa (INN) hoặc L-DOPA (3.4 dihydroxy L-phenylalanin) là chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp dopamine. Levodopa (tiền chất của dopamine) được sử dụng như một tiền chất để gia tăng nồng độ dopamine vì nó có thể xuyên qua hàng rào máu não trong khi tự dopamine không thể qua được. Khi levodopa vào hệ thần kinh trung ương, nó được chuyển hóa thành dopamine nhờ men L-amino acid decarboxylase thơm.
Sau khi dùng Iêvodopa bị khử nhóm carboxyl nhanh chóng đẻ trở thành dopamine, cả trong não cũng như khu vực ngoài nãọ. Kết quả là phần lớn levodopa uống vào không nằm trong các nhân xám trung ương, và dopamine được sản xuất ra ở vùng ngoại vi thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Do vậy điều cần đặc biệt chú ý là phải ngăn chặn quá trình khử carboxyl của levodopa ở vùng ngoài não, điều này có thể đạt được bằng cách dùng đồng thời levodopa với benseraside, chất ức chế men decarboxylase ngoại vi.
Madopar là phối hợp của 2 chất này với tỷ lê 4 : 1, tỷ lệ này đã chứng minh được tính tối ưu trong các thử nghiệm lâm sàng và sử dụng trong điều trị và có hiệu quả tương tự như khi dùng levodopa liều cao một mình.
3.2 Dược dộng học
3.2.1 Hấp thu
Dạng thông thường
Levodopa được hấp thu chủ yếu tại đoạn trên của ruột non, và sự hấp thu không phụ thuộc vào vị trí. Nồng độ tối đa trong huyết tương của levodopa đạt được khoảng một giờ sau khi uống Madopar chuẩn. Dạng viên nhộng và viên nén của Madopar thông thường tương đương về độ sinh khả dụng.
Nồng độ tối đa trong huyết tương của levodopa và mức độ hấp thu của levodopa (AUC) tăng tỉ lệ với liều dùng (50-200mg levodopạ).
Thực phẩm ăn vào làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của lexodopa. Nồng độ đỉnh của levodopa trong huyết tương giảm 30% và xuất hiện trễ hơn khi Madọpar chuẩn được dùng sau bữa ăn chính. Mức độ hấp thu của levodopa giảm 15%.
Dạng tan
Thông số dược động học của levodopa sau khi dùng Madopar dạng tan ở người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân bệnh Parkinson tương tư như ở nhóm người này dùng Madopar chuẩn, nhưng thời gian đạt được nồng độ đỉnh có khụynh hướng ngắn hơn khi dùng Madopar dạng tan. Ít có sự biến thiên giữa các cá nhân đối với các thạm số hấp thu khi Madopar dạng tan được uống dưới dang hỗn dịch.
Dạng phóng thích có kiểm soát
Đặc tính dược động học của Madophar HBS khác với dược động học của Madopar dạng thông thường (viên nén và viên nang) và dạng tan. Hoạt chất được phóng thích chậm trong dạ dày. Nồng độ tối đa trong huyết tương, từ 20 – 30% so với nồng độ tối đa trong huyết tương của các dạng thuốc thông thường, đạt được 3 giờ sau khi uống. Đường cong nồng độ trong huyết tương cho thấy có “khoảng thời gian một nửa giá trị” dài hơn (khoảng thời gian mà trong đó nồng độ thuốc trong huyết tương là tương đường hoặc cao hơn một nửa của nồng độ tối đa) các dạng thuốc thông thường, điều này cho thấy thuốc có đặc tính phóng thích có kiểm soát như đã cống bố.
Độ sinh khả dụng của Madopar HBS bằng khoảng 50 – 70% của dạng viên thông thường và không bị ảnh hưởng của thức ăn. Nồng độ tối da của levodopa trong huyết tương không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng đạt được muộn hơn (5 giờ) sau khi uống Madopar HBS sau ăn.
3.2.2 Phân bố
Levodopa đi qua hàng rào máu não qụa hệ thống vận chuyển bão hòa. Nó không gắn kết với protein huyết tương và thể tích phân bố là 57 lit. AUC củạ levodopa trong dịch não tủy bằng 12% trong huyết tương.
Ngược lại với levodopa, benseraside không xâm nhâp được qụa hàng rào máu não ở liều điều trị. Thuốc chủ yếu tập trung ở thân, phổi, ruột non và gan.
3.2.3 Chuyển hóa
Levodopa được chuyển hóa qua 2 con đường chính (khử carboxyl và O-methyl hóa) và 2 con đường nhỏ khác (transamin hóa và oxy hóa).
Men axit amin thơm decarboxylase chuyển levodopa thành dopamine. Các chất chuyển hóa chính của đường chuyển hóa này là axid homovanillic và axil dihydroxyphenylacetic. Men Catechol-O- methyltransferase methyl hóa levodopa thành 3-O-methyldopa. Các chất chuyển hóa chính trong huyết tương có thời gian bán hủy là 15 giờ. Và nó được tích lũy ở bệnh nhân điều trị bằng Madopar. Việc khử carboxyl ngoại vi của levodopa bị giảm khi uống kèm benserazide được phản ánh thông qua nồng độ huyết tương cao hơn của levodopa và 3-O-methyldopa và nồng độ huyết tương thấp hơn của các cathecholamines (dopamine, noradrenaline) và các axid phenolcarboxylic (axit homovanillic, axit dihydroxyphenylacctic).
Benserazide được hydroxyl hóa thành trihydroxybenzyIhydrazine trong niêm mạc rụột và trong gan. Chất chuyển hóa này là chất ức chế chính của men axit amin thơm decarboxylase.
3.2.4 Thải trừ
Khi có sự ức chế quá trình khử carboxyl của levodopa ở ngoại vi, thời gian bán hủy của levodopa vào khoảng 1.5 giờ. Thời gian bán thải bị kéo dài hơn (25%) ở bệnh nhân lớn tuổi (65-78 tuổi) mắc bênh Parkinson (xem mục 3.2.5 Dược động học ở các đóoi tượng đặc biệt). Độ thanh thải của levodopa trong huyết tương khoảng 430 ml phút.
Benserazide gần như được thải trừ họàn toàn qua quá trình chuyển hóa. Các chất chuyển hóa chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu (64%) và một phần nhỏ qua phân (24%).
3.2.5 Dược động học ở các đối tượng đặc biệt
Không có các dự liệu vẽ dược động học ở các bệnh nhân tăng urê máu hoặc bệnh gan
Ảnh hưởng của tuổi lên dược động học của levodopa ở bệnh nhân bệnh Parkinson lớn tuổi (65-78 tuổi) cả thời gian bán hủy và AUC của levodopa đều cao hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi (34-64 tuổi) khoảng 25%. Hiệu quả có ý nghĩa thống kê của tuổi có ý nghĩa lâm sàng không đáng kể và ít quan trọng trong chế độ liều dùng ở bất cứ chỉ định nào.
3.3 Tinh an toàn tiền lâm sàng
3.3.1 Tính sinh ung thư
Các nghiên cứu về khả năng sinh ung thư chưa được tiến hành với Madopar.
3.3.2 Tinh gây đột biến
Madopar và thành phần của thuốc (levodopa váà benseraside) chưa quan sát thấy có khả năng sinh đột biến trong thử nghiêm Ames.
Chưa có các dữ liệu xa hơn.
3.3.3 Tính giảm khả năng sinh sản
Chưa có các dữ liệu nghiên cứu trên khả năng sinh sản ở động vật được thực hiện bởi Madopar.
3.3.4 Tính gây quái thai
Các nghiên cứu về khả năng gây quái thai cho thấy không có hậu quả gây quái thai hoặc hậu quả trên sự phát triẻn của xương ở chuột (400 mg/kg, chuột 600mg/kg) hoặc thỏ (120mg/kg; 150 mg/kg) liều lượng gây độc cho bào thai, tỉ lệ chết trong tử cung gia tăng (thỏ) và /hoặc trọng lượng thai giảm (chuột).
3.3.5 Đặc tính khác
Các nghiên cứu về độc tính chung ở chuột cho thấy khả năng gây rối loạn sự phát triển của xương. Những dữ liệu có giá trị trên động vât nhiều hơn hiện chưa có.
4. Các đặc tính dược phẩm
4.1 Bảo quản
Hạn dùng: 4 năm kể từ ngày sản xuất.
Madopar 250mg: Bảo quản thuốc không quá 30°C. Vặn chặt nắp lọ sau khi mở. Thuốc nhạy cảm với độ ẩm.
Thuốc không được sử dụng sau khi đã hết hạn sử dụng (EXP) được in trên hộp thuốc.
Madopar dạng tan nên được uống trong vòng nửa giờ sau khi hòa tan viên.
5. Đóng gói
Hộp 1 lọ chứa 30 (viên)
Madopar ‘62.5’, viên nang chứa 50mg levodopa + 12.5 mg benseraside 30.100 có 30
Madopar ‘125’, viên nang chứa 100mg levodopa + 25mg benseraside 30.100
Viên nén (có khía) chứa 100mg levodopa + 25mg benseraside 30.100
Madopar ‘250’ viên nang chứa 200mg levodopa + 50mg benseraside 30.100
Viên nén (có khía) chứa 200mg levodopa + 50mg benseraside 30.100
Madopar ‘viên tan 62.5′ viên nén (có khía) chưa 50mg levodopa + I2.5mg benseraside 30.100
Madopar ‘viên tan 125’ viên nen (có khía) chứa 100mg levodopa * 25mg benseraside 30.100
Madopar HBS, Mèn nang chứa 100mg levodopa + 25mg benseraside 30.100.
Thuốc thay thế thuốc Madopar
Hiện nay, công ty dược phẩm đa quốc gia Roche đã ngừng cung cấp sản phẩm thuốc Madopar tại thị trường Việt Nam.
Đối với bệnh nhân điều trị bệnh Parkinson được bộ y tế khuyến cáo sử dụng thuốc Syndopa của công ty dược phẩm Sun Pharma sản xuất có cùng hoạt chất là Levodopa cùng công dụng với thuốc Madopar.
Sản xuất tại
F.Hoffmann-La Roche Ltd. Basel, Thụy sỹ
Lưu Anh –
Madopar viên nang có các dạng Madopar ‘62.5’, ‘125’, ‘250’