Nhà thuốc online Lưu Văn Hoàng xin giới thiệu đến quý khách sản phẩm thuốc Levetral được sản xuất tại Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM), số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-14032-11 do Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) đăng ký.
Levetral là thuốc gì?
Thuốc Levetral là thuốc điều trị động kinh, co giật có thành phần chính là Levetiracetam hàm lượng 500mg và một số tá dược khác vừa đủ 1 viên nén.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Levetral có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén bao phim
Bảo quản: Bảo quản thuốc này ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ở nhiệt độ dưới 30°c.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì
Tiêu chuẩn sản xuất: USP33.
Thuốc Levetral giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Levetral giá 270.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi:
thuốc Morientes được sản xuất tại Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
thuốc Dorocardyl được sản xuất Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – VIỆT NAM
thuốc Lafaxor được sản xuất Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
Thuốc Levetral có tác dụng gì?
Thuốc Levetral được chỉ định trong:
– Điều trị đơn liều cho bệnh nhân trên 16 tuổi mới phát hiện động kinh;
– Điều trị động kinh cục bộ nguyên phát; động kinh toàn bộ thứ phát
– Điều trị phối hợp với các thuốc chống động kinh khác trong điều trị:
+ Hiện tượng co giật cơ xảy ra ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với các cơn động kinh giật cơ thiếu niên.
+ Hiện tượng co giật cục bộ nguyên phát; toàn thể hóa thứ phát xảy ra ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên một tháng tuổi.
+ Hiện tượng co cứng – co giật toàn thể nguyên phát xảy ra ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với bệnh động kinh toàn thể hóa tự phát.
Liều lượng và cách dùng thế nào?
Thuốc Levetral dùng bằng đường uống với liều lượng như sau:
– Đối với điều trị đơn liều:
Liều điều trị dành cho người lớn và trẻ em ≥ 16t:
- Liều khởi đầu là 250 mg, uống 2 lần/ngày.
- Sau khoảng 2 tuần tăng liều lên 500mg, uống 2 lần/ngày.
- Nếu vẫn kém đáp ứng thì có thể tăng lên 750mg sau 2 tuần tiếp theo.
- Liều tối đa có thể dùng là 1500mg/lần.
– Đối với điều trị kết hợp:
+ Liều điều trị dành cho người lớn và trẻ em từ 12-18 tuổi trên 50kg:
- Liều khởi đầu uống 500 mg, uống 2 lần/ngày
- Sau mỗi 2-4 tuần có thể tăng liều 500mg
- Liều tối đa điều trị là 1500mg, uống 2 lần/ngày.
+ Liều điều trị dành cho trẻ em từ 4-11 tuổi, thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi dưới 50kg:
- Liều khởi đầu uống 10 mg/kg; uống 2 lần/ngày
- Sau 2 tuần có thể điều chỉnh liều, mỗi lần điều chỉnh không quá 10mg/kg.
- Có thể tăng liều lên tối đa 30mg/kg.
+ Liều điều trị dành cho bệnh nhân suy thận: điều chỉnh liều theo chỉ dẫn của bác sĩ
+ Liều điều trị dành cho bệnh nhân suy gan nặng: giảm 1/2 liều so với liều điều trị thông thường
Không sử dụng thuốc này khi nào?
Không sử dụng thuốc Levetral cho người có tiền sử mẫn cảm với Levetiracetam hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
Chú ý – Thận trọng khi sử dụng thuốc
Lưu ý khi sử dụng thuốc Levetral cho các bệnh nhân:
– Không dừng thuốc đột ngột, phải giảm liều dần dần cho đến khi dừng hẳn.
– Cẩn thận có thể xuất hiện biểu hiện trầm cảm hoặc xuất hiện ý định tự tử.
– Cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc với phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
Tương tác thuốc
Thuốc Levetral bị ảnh hưởng trong quá trình hấp thu bởi một số thuốc khác. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc không nên dùng cùng với thuốc Levetral.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc này được không?
Không nên sử dụng thuốc Levetral cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú. Khi sử dụng cần có ý kiến của bác sĩ sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng được không?
Thuốc Levetral không nên dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây ảnh hưởng chức năng tâm thần vận động và gây trở ngại đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc của người dùng thuốc.
Các tác dụng phụ của thuốc này là gì?
Thuốc Levetral gây ra một số tác dụng không mong muốn:
– Tác dụng phụ trên hệ hô hấp: ho, gây viêm mũi, viêm họng.
– Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy.
– Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: lo âu, ngủ kém, kích thích, gây trầm cảm, tăng nguy cơ tự tử
– Tác dụng phụ trên toàn cơ thể: nổi ban đỏ, mẩn ngứa; người suy nhược, mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, ngủ lịm; người run, co giật co giật; người mất thăng bằng.
Bệnh nhân cần thông báo ngay và đầy đủ các tác dụng phụ cho nhân viên y tế.
Lưu Anh –
Thuốc Levetral là thuốc điều trị động kinh