Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Daivobet có tác dụng điều trị bệnh vẩy nến thể mảng mạn tính.
Daivobet là thuốc gì?
Trong 1 tuýp thuốc mỡ 15g hoặc 30g có chứa
Hoạt chất
Calcipotriol hàm lượng 50 µg/g dưới dạng Calcipotriol hydrate 52.2 µg/g
Betamethasone hàm lượng 0.5 mg/g dưới dạng Betamethasone dipropionate 0.643 mg/g
Tá dược vừa đủ.
Thuốc Daivobet giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Daivobet hiện đang được bán với giá 300,000VNĐ/1 tuýp thuốc mỡ 15g bôi ngoài da. Thuốc bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Thuốc Daivobet có tác dụng gì?
Calcipotriol, còn gọi là calcipotriene, là một dẫn xuất tổng hợp của calcitriol, một dạng của vitamin D. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến. Thuốc được cấp bằng sáng chế năm 1985 và phê duyệt năm 1991.
Tác dụng của calcipotriol trong điều trị vẩy nến được phát hiện một cách khá tình cờ. Trong một nghiên cứu về bệnh loãng xương, người ta cho bệnh nhân sử dụng các dạng khác nhau của vitamin D, tình cờ phát hiện thấy rằng ở những bệnh nhân bị vẩy nến có sử dụng calcipotriol, các tổn thương của bệnh giảm đi đáng kể.
Cho đến nay, cơ chế hoạt động chính xác của calcipotriol với bệnh vẩy nến vẫn chưa thực sự rõ. Calcipotriol có ái lực với thụ thể của vitamin D tương đương calcitriol, tuy nhiên gây ra đáp ứng liên quan đến chuyển hóa calci ít hơn 1% so với calcitriol. Thụ thể của vitamin D thuộc nhóm siêu họ thụ thể steroid / thyroid và được tìm thấy trên các tế bào ở nhiều mô khác nhau như tuyến giáp, xương, thận và tế bào lympho T của hệ thống miễn dịch. Các tế bào lymphop T được biết là có vai trò trong bệnh vẩy nến, và người ta cho rằng sự liên kết của calcipotriol với thụ thể vitamin D điều chỉnh quá trình phiên mã gen liên quan đến biệt hóa và tăng sinh tế bào T.
Trong các nghiên cứu trên chuột, sử dụng calcipotriol tại chỗ trên tai và da lưng dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất cytokine TSLP (Thymic Stromal LymphoPoietin) phụ thuộc liều bởi tế bào sừng, gây viêm da dị ứng ở nồng độ cao. Sự điều hòa sản xuất TSLP do sự gắn calcipotriol được cho là thông qua sự đồng kích hoạt cấu trúc dị dimer thụ thể vitamin D / RXRα và thụ thể vitamin D / RXRβ. Vì bệnh vẩy nến được cho có nguyên nhân một phần là do các cytokine gây viêm Th1 / Th17, sử dụng calcipotriol ở liều thích hợp có thể làm giảm tổn thương bệnh vẩy nến do ức chế sản xuất TSLP. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lí thuyết này vẫn chưa được xác nhận.
Betamethasone là một corticoid bán tổng hợp. Cơ chế hoạt động của chúng tương tự như cơ chế chung của các corticoid. Trong bệnh vẩy nến, thuốc hoạt động theo hai con đường khác nhau, đó là con đường genomic và con đường nongenomic. Con đường genomic đề cập đến thụ thể glucocorticoid (GR). Khi thuốc kết hợp với GR, GR đi vào nhân tế bào, gây ra các đáp ứng thông qua quá trình phiên mã, dịch mã và tổng hợp protein. Cụ thể hơn, nó tăng cường phiên mã các gen quy định các protein chống viêm và giảm phiên mã các gen quy định các protein gây viêm. Các protein được tăng cường hay giảm mức độ tổng hợp đều được chỉ ra ở ảnh dưới.
Con đường nongenomic thì không yêu cầu tổng hợp protein mới, nó hoạt động theo hướng điều chỉnh mức độ kích hoạt và đáp ứng các tế bào đích, như bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho T và tiểu cầu.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Daivobet có công dụng giảm các triệu chứng tổn thương ngoài da của bệnh vẩy nến.
Thuốc Daivobet được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp: Vẩy nến thể mảng mạn tính.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Daivobet
Cách dùng
Dạng dùng là thuốc mỡ bôi ngoài da. Đầu tiên bạn hãy rửa sạch vùng da bị tổn thương sau đó lau khô bằng khăn thấm. Lấy một lượng kem bằng hạt đậu lên ngón tay sau đó thoa đều ra xung quanh. Chú ý nên để vùng bôi kem thông thoáng, tránh trường hợp bị hấp hơi.
Liều dùng
Liều dùng cho người trưởng thành: Bôi 2 lần/ngày. Thoa đều và dàn mỏng trên vùng da tổn thương, chà xát nhẹ nhàng. Chú ý rửa tay sau khi bôi thuốc.
Chú ý: Không bôi quá 30% diện tích bề mặt da.
Chỉ nên bôi tối đa trong 4 tuần với liều không quá 100g/tuần.
Tác dụng phụ của thuốc Daivobet
Thường gặp (1-10%): ngứa (7.2%), tình trạng vẩy nến nặng hơn (3.4%), teo da (1.9%), viêm nang lông (1.4%), bỏng rát (1.4%), mất sắc tố da (1.4%), tụ máu (1%), ban đỏ (1%), viêm da bàn tay (1%).
Tác dụng phụ liên quan đến corticoid bao gồm:
- Tác dụng phụ toàn thân: Ức chế miễn dịch (gây nhiễm trùng cơ hội, làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (do kích hoạt thụ thể mineralocorticoid), tăng đông máu, rối loạn lipid máu, làm nặng hơn bệnh đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy tuyến thượng thận, ức chế trục HPA (dưới đồi – yên – thượng thận), ức chế tiết ACTH, teo vỏ thượng thận, suy sinh dục, loãng xương, teo cơ, làm nặng thêm các rối loạn tâm thần, loét dạ dày – tá tràng.
- Tác dụng phụ tại chỗ: teo da (làm mỏng lớp hạ bì và biểu bì, tăng tính thấm nước, tăng mất nước qua da), rạn da, hội chứng người sói, mụn, viêm da, ban đỏ, giãn mạch, nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ…
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định của thuốc Daivobet
Quá mẫn cảm với calcipotriol hydrate, betamethasone dipropionate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Có nghi ngờ tăng calci máu.
Thể vẩy nến đỏ da toàn thân, tróc da hoặc có mụn mủ.
Chú ý – Thận trọng khi sử dụng thuốc Daivobet
Thận trọng với phụ nữ có thai: không có dữ liệu liên quan đến dị tật bẩm sinh lớn, sảy thai hoặc những phản ứng bất lợi của thai nhi và bà bầu khi tiếp xúc với calcipotriol; với betamethasone, nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn, các bà bầu nên sử dụng trên diện tích da nhỏ nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể; trong các nghiên cứu trên động vật, sử dụng calcipotriol cho chuột và thỏ đang mang thai trong giai đoạn phát triển cơ quan dẫn đến sự bất thường trong khung xương nhỏ, bao gồm cả thóp mở rộng và xương sườn phụ ở chuột, sự tăng bất thường khung xương nhỏ, bao gồm cả đốt chân trước của thỏ, tiêm betamethasone dipropionate dưới da cho thỏ và chuột mang thai gây ra tử vong cho thai nhi, thai nhẹ cân hoặc dị tật thai (hở vòm miệng, đuôi vẹo hoặc ngắn), tuy nhiên không thể so sánh được sự liên quan giữa dữ liệu này với phơi nhiễm toàn thân ở người sau khi sử dụng thuốc.
Thận trọng với phụ nữ đang cho con bú: không có dữ liệu nào về sự xuất hiện của calcipotriol và betamethasone dùng tại chỗ trong sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa hoặc ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh bú mẹ; sau khi dùng tại chỗ, nồng độ calcipotriol và betamethasone huyết tương rất thấp, vậy nên nồng độ thuốc trong sữa mẹ có khả năng rất thấp. Tuy vậy, vẫn nên sử dụng thuốc trên diện tích da nhỏ nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể, không bôi thuốc trực tiếp lên núm vú hoặc quầng vú.
Tăng calci huyết thanh thoáng qua, nhanh chóng đảo ngược. Nếu bệnh nhên có calci huyết thanh cao hơn mức bình thường trong khi điều trị thì ngừng điều trị.
Không nên sử dụng ở mặt, nách, háng.
Không nên sử dụng cho các khu vực teo da trước đó.
Nếu có nhiễm trùng đồng thời, xem xét sử dụng thuốc kháng nấm hoặc kháng sinh phù hợp.
Thuốc chứa chất dễ cháy, lưu ý tránh xa lửa, không hút thuốc trong và ngay sau khi dùng thuốc.
Ngừng sử dụng khi bệnh nặng hơn.
Biện pháp tránh hấp thu corticoid toàn thân khi sử dụng tại chỗ
- Tránh bôi trên diện tích lớn (không quá 30% diện tích bề mặt da), sử dụng kéo dài hoặc băng kín vết thương.
- Thận trọng với bệnh nhân nhi (do lớp tế bào sừng chưa phát triển đầy đủ), nguy cơ ức chế trục HPA (trục dưới đồi – yên – thượng thận) và suy thượng thận.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc bôi chứa acid salicylic: có thể bất hoạt calcipotriol.
Sử dụng chung với các thuốc chứa calci có nguy cơ làm tằn tác dụng phụ của thuốc, bao gồm: calci, calci acetate, calci carbonate, calci chloride, calci citrate, calci glubionate, calci glucoheptonate, calci gluconate, calci lactate, calci lactate gluconate, calci levulinate, calci pangamate, calci phosphate, calci polycarbophil…
Betamethasone dùng tại chỗ ít hấp thu nên khó xảy ra tương tác thuốc. Nếu hấp thu xảy ra toàn thân thì có thể xảy ra tương tác với nhiều thuốc. Vì vậy cần tránh để thuốc hấp thu toàn thân.
Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều là hiếm khi xảy ra do dùng thuốc dạng bôi. Tuy nhiên vẫn cần thận trọng do da bị tổn thương nhiều thì khả năng hấp thu thuốc vào máu tăng lên đáng kể. Nếu có các biểu hiện quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đươc chăm sóc và điều trị kịp thời.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên bôi thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và bôi liều tiếp theo như bình thường. Không nên tự ý bôi bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Dược sĩ Phạm Chiến –
Thuốc Daivobet có điều trị được các bệnh nấm ngoài da không àd