Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Allerfar được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic. Số đăng ký: VNB-0741-03
Allerfar là thuốc gì?
Thuốc Allerfar với thành phần chính là Chlorpheniramine. Dùng trong các trường hợp dị ứng ngoài da, dị ứng đường hô hấp.
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 20 viên, hoặc lọ 400 viên.
Bảo quản thuốc Allerfar nơi khô ráo ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Allerfar giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Allerfar giá 168000 VNĐ 1 hộp 10 vỉ. Thuốc bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Liên hệ hotline để được tư vấn trực tiếp.
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm khác của chúng tôi như:
Thuốc Colergis được sản xuất bởi nhà sản xuất PT. Ferron Par Pharmaceuticals tại Indonesia.
Thuốc Dibetalic được sản xuất bởi Công ty cổ phần TRAPHACO Việt Nam.
Thuốc Bisilkon được sản xuất bởi công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR)
Thuốc Allerfar có tác dụng gì?
Cho phần dược lực học của hoạt chất Chlorpheniramine. Hoạt chất này thường được sử dụng cho các trường hợp dị ứng ngoài da, dị ứng đường hô hấp, eczema hoặc sổ mũi, ngạt mũi.
Cơ chế dược lực của thuốc dựa trên việc ức chế thụ thể Histamin H1. Thụ thể này là nguyên nhân gây kích thích và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân lạ, kháng nguyên lạ.
Dược động học
Hấp thu
Hoạt chất Chlorpheniramine chứa trong Allerfar có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu sau khoảng 30-60 phút. Đồng thời có thể đạt sinh khả dụng lên đến 50%.
Phân bố
Thuốc Allerfar đạt tỷ lệ phân bố trong huyết tương dưới dạng liên kết protein là 70%. Điều này được chứng minh với chỉ số thể tích phân bố (Vd) lên tới 3.5 lít/kg ở người lớn và 8.5 lít/kg ở trẻ em.
Chuyển hoá
Thuốc chuyển hoá tốt qua gan. Thời gian chuyển hoá thuốc nhanh và hiệu suất chuyển hoá cao. Các hoạt chất sau khi chuyển hóa trở thành dạng không còn hoạt tính thường là các dẫn chất desmethyl.
Thải trừ
Sau khi được chuyển hoá, Allerfar được bài tiết qua nước tiểu thông qua sự tái hấp thu và bài tiết ở cầu thận và ống thận. Sự bài tiết của thuốc qua thận phụ thuộc nhiều vào pH nước tiểu và mức lọc cầu thận. Đồng thời một lượng nhỏ thuốc cũng được bài tiết qua phân thông qua mật. Thời gian bán thải của thuốc có thể đạt 12-15 giờ.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Allerfar
Allerfar chứa Chlorpheniramine là một chất kháng histamin H1 đặc hiệu và chứa rất ít tác dụng an thần. Chlorpheniramine có trong Allerfar có tính chất tương tự các chất kháng histamin H1 khác trong việc ức chế tiết Acetylcholin. Ngoài ra việc phong bế thụ thể histamin H1 của Allerfar rất đặc hiệu với các tế bào động. Đồng thời khu trú tác dụng tại những vùng dị ứng và viêm. Do đó thuốc được dùng phổ biến với các trường hợp dị ứng ngoài da như nổi mày đay, eczema, kích ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi, viêm phế quản.
Liều dùng và Cách dùng thuốc như thế nào?
• Liều dùng Allerfar dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần dùng 1 viên. Chia 3 lần/ngày.
• Liều dùng Allerfar dành cho trẻ em độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi: Mỗi lần dùng ½ viên chia 2-3 lần/ngày.
Chống chỉ định của thuốc Allerfar
Không sử dụng thuốc Allerfar cho người có tiền sử mẫn cảm với hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Đồng thời chống sử dụng thuốc cho các trường hợp sau:
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
Bệnh nhân đang trong các cơn hen cấp
Bệnh nhân đang mắc Glaucoma góc đóng
Bệnh nhân bị tắc cổ bàng quang, tiểu tiện bí, tiểu ít
Bệnh nhân đang mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, biến chứng tắc môn vị
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Bệnh nhân mắc chứng phì đại tiền liệt tuyến
Các trường hợp dị ứng dùng thuốc tại chỗ
Thận trọng khi sử dụng thuốc Allerfar
• Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc Allerfar. Thuốc có thể ảnh hưởng đến thần kinh nhẹ. Cần thận trọng với các bệnh nhân đang làm việc yêu cầu tập trung đầu óc, người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Lưu ý:
• Với các thuốc Allerfar hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
• Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
• Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Allerfar
- Trong thời gian dùng thuốc Allerfar, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến việc điều trị tiếp như: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, táo bón hoặc đi ngoài); chán ăn, đau dạ dày.
- Bệnh nhân có thể mắc chứng buồn ngủ, khó tập trung khi dùng thuốc.
- Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ trên da như ngứa ngáy, nổi ban đỏ thì nên ngừng thuốc và xin thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
- Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn khác gặp phải khi sử dụng thuốc.
Người lái xe và vận hành máy móc có uống thuốc Allerfar được không?
Thuốc Allerfar không nên dùng cho bệnh nhân đang lái xe hoặc vận hành máy móc. Vì các thuốc ức chế histamin H1 đều có thể gây ảnh hưởng đến trung tâm gây ngủ ở hành não, gây buồn ngủ và mất tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Allerfar được không?
Hạn chế sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Nguyên nhân là do các nghiên cứu hiện nay chưa chắc chắn về khả năng bài tiết qua sữa mẹ cũng như khả năng xuyên qua hàng rào nhau thai của Allerfar.
Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc Allerfar cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Allerfar khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ. Nên uống thuốc sau ăn khi no. Không dùng thuốc chung với các thức ăn chứa nhiều acid hoặc có tính chua. Đồng thời không sử dụng chung với sữa hoặc nước trái cây hoặc thức uống có cồn có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Đặc biệt thuốc có thể tương tác với các kháng sinh nhóm aminoside, trường hợp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng
Khi quá liều thuốc bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như hôn mê, mê sảng, nôn và buồn nôn. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp các rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc tiêu chảy. Đồng thời có thể gặp các tác dụng không mong muốn trên da như nổi ban đỏ, ngứa.
Xử trí
Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì dị ứng thuốc thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn. Cần báo sớm với các bác sĩ hoặc dược sĩ để đưa ra hướng khắc phục tối ưu nhất.
Quên liều
Nếu liều Allerfar quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu. Bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Allerfar chứa Chlorpheniramine là một chất kháng histamin H1 đặc hiệu và chứa rất ít tác dụng an thần