Rối loạn chức năng tình dục nam là gì? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đại cương rối loạn chức năng tình dục nam

Rối loạn chức năng tình dục nam là một loạt các tình trạng, đáng chú ý nhất bao gồm rối loạn cương dương, bệnh Peyronie và xuất tính sớm (Premature Ejaculation – PE); một số thế rối loạn khác bao gồm: chậm đạt cực khoái, giảm ham muốn được xác định bởi chức năng tình dục bị suy giảm.

Tải bản PDF Tại Đây

Nguồn: Sách Đại cương sức khỏe tình dục – Chương 3: Rối loạn chức năng tình dục nam 

Đại cương rối loạn chức năng tình dục nam

Nhà xuất bản Y học

Chủ biên: PGS.TS.BS. Lê Minh Tâm

Biên soạn

PGS.TS.BS. Tôn Nữ Vân Anh

ThS.BS. Hồ Trần Tuấn Hùng

ThS.BS. Nguyễn Đắc Nguyên

ThS.BS. Trần Thị Như Quỳnh

TỔNG QUAN

Tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục nam tăng theo tuổi và tương đối cao với hơn 50% nam giới từ 40 đến 70 tuổi bị rối loạn cương dương ở các mức độ khác nhau. Các yếu t6 nguy cơ đối với rối loạn chức năng tình dục nam bao gồm tuổi tác, đái tháo đường (Diabetes Mellitus – DM), ung thư, đột quỵ, tăng huyết áp, hội chứng truyền hoá, chấn thương dương vật, trầm cảm, lo lắng và các rối loạn dẫn truyền thần kinh thông qua serotonin trung ương và hoạt động của thụ thế sau synap 5-HT.

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm các bệnh lý bất thường di truyền, bệnh tinh hoàn lac cho, sử dụng thuốc, các bệnh lý thần kinh như Parkinson va da xơ cứng, tình trạng chấn thương cột sống và viêm cột sống cắt ngang.

NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NAM

Suy sinh dục

Các nguyên nhân nguyên phát gây suy sinh dục thường gặp bao gồm: hội chứng Kallmann, các khối u tại tuyến yên gây tăng prolactin máu. Các tác động lên vùng dưới đồi – tuyến yên gây ức chế hoạt động tiết xung các hormon hướng sinh duc như: GnRH, LH, FSH gây ức chế hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tỉnh hoàn. Một số hệ quả bao gồm: hoạt động nội tiết bị ức chế, tế bào Sertoli bị ức chế quá trình tổng hợp tinh trùng, tế bào Leydig bị ức chế quá trình tổng hợp testosterone.

Các nguyên nhân thứ phát tại tinh hoàn bao gồm: tình trạng nhiễm trùng tại chỗ như quai bị biến chứng viêm tinh hoàn, sự xoắn tinh hoàn, sự trải qua quá trình hoá xạ trị,… Mặc dù được kích thích một cách đầy đủ từ hệ thần kinh trung ương, nhưng các tế bào sinh dục tại tinh hoàn không có khả năng đáp ứng đầy đủ với các hormone nội tiết hướng sinh dục.

Tình trạng suy sinh duc có thể xảy ra trước sinh. Sự thiếu hụt testosterone trước sinh sẽ làm thay đổi sự phát triển của bộ phận sinh dục, gây ra các rối loạn trong quá trình hình thành bộ phận sinh dục ngoài như lỗ tiểu thấp, tỉnh hoàn lạc chỗ, và bộ phận sinh dục ngoài nữ hoá. Những thay đổi về mặt giải phẫu này sẽ làm suy giảm chức năng sinh dục trong tương lai. Các vấn đề chính trong nhiều trường hợp là không được nhận biết và chẩn đoán khi mới sinh và rất khó điều trị sau 2 tuổi do vai trò giới và xu hướng tính dục đã được thiết lập.

Hình 13.1. Các nguyên nhân gây suy sinh dục
Hình 13.1. Các nguyên nhân gây suy sinh dục

Trong trường hợp rối loạn trước tuổi dậy thì, bệnh nhân có thể mắc tình trạng dậy thì muộn, được định nghĩa ở trẻ trai là không có đặc điểm sinh dục thứ cấp (tăng kích thước tinh hoàn) trước 14 tuổi Những cậu bé này không thể hiện hứng thú tình dục, giảm xu hướng tự kích thích. Một số bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác như không có khả năng cương dương, thay đổi hành vi tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ không có sự phát triển bình thường về đặc tính tình dục nam giới trưởng thành, từ đó đời sống tình dục sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Thiếu hụt testosterone ở người trưởng thành sẽ gây ra các triệu chứng khác so với các dạng suy sinh dục đã đề cập trước đó. Các bệnh nhân có bộ phận sinh dục phát triển bình thường, các đặc tính sinh dục phụ phát triển bình thường chức năng và hành vi tình dục bình thường cho đến khi bắt đầu suy sinh đục. Các triệu chứng tình dục bao gồm mất ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, rụng lông trên cơ thế và bốc hỏa. Các biến chứng chuyển hóa là mất khối lượng xương. thiểu cơ, tăng cân, tăng mỡ cơ thế và tăng nguy cơ các bệnh lý tim máu.

Các bệnh lý di truyền

Suy giảm khả năng sinh tổng hợp tinh trùng do sự suy tinh hoàn nguyên phát có nhiều mức độ nặng né khác nhau: từ vô tinh (không có tinh trùng trong mẫu tinh dich) cho đến thiếu tinh (< 39 triệu tinh trùng/mẫu tinh dịch). Vò tỉnh được chia thành nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau phụ thuộc vào kết quả sinh thiết mô tinh hoàn bao gồm: Hội chứng tế bào Sertoli (Sertoli cell only syndrome – PCOS); Hội chứng ức chế trưởng thành tinh trùng ở các giai đoạn khác nhau (tinh nguyên bào, tinh bào, tinh trùng); ngưng sinh tinh. Tương tự với kết quả giải phẫu bệnh, kết quả của FSH, LH, thể tích tinh trùng và androgen có sự dao động khác nhau phụ thuộc vào khả năng sinh tỉnh của bệnh nhân. Sự không đồng nhất giữa các hình thái bệnh lý khác nhau về suy giảm sinh tính ở nam giới gợi ý khả năng đóng góp vào cơ chế gây bệnh các yếu tố liên quan đến di truyền hoặc bầm sinh. Nhiều loại đột biến gen và bất thường nhiễm sắc thể đã được phát hiện ở các trường hợp này.

Hình 13.2. Các bất thường về số lượng tinh trùng; và tỷ lệ hiện diện các yếu tố di truyền gây bệnh lý. Mối liên quan nghịch giữa số lượng tinh trùng và tỷ lệ mắc các rối loạn về mặt di truyền
Hình 13.2. Các bất thường về số lượng tinh trùng; và tỷ lệ hiện diện các yếu tố di truyền gây bệnh lý. Mối liên quan nghịch giữa số lượng tinh trùng và tỷ lệ mắc các rối loạn về mặt di truyền

Các bệnh lý di truyền thường gặp bao gồm: các bất thường cấu trúc NST, cdu trúc của đoàn hệ gen,  rối loạn trong biểu hiện chức năng của gen. Hội chứng Klinefelter là một trong những rối loạn di truyền thường gặp nhất dẫn đến vô sinh ở nam giới. Tình trạng bộ nhiễm sắc thể 47,XXY là nguyên nhân gây nên bệnh lý này. 80% các trường hợp Klinefelter có bộ NST toàn bộ là 47,XXY, 20% cưng hợp còn lại là thể dị bội, thể khảm 46,XY/47, XXY,hoặc bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể X- Các trường hợp thể khảm được nhận thấy ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Sự hiện diện hai NST X trên bộ NST ở nam giới sẽ dẫn đến sự rối loạn sinh tổng hợp tinh trùng và thất bại trong quá trình giảm phân sinh tinh trùng. Trong hội chứng Klinefelter, sự thoái hoá cic ống sinh tinh bắt đầu xuất hiện ngay từ trước tudi dậy thì, va dẫn đến tình trạng hyalin hóa hoàn toàn các ống ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, nam giới Klinefelter còn được chứng minh mắc phải những rối loạn nặng nề ở hoạt động tinh dục như giảm ham muốn, rối loạn cương nặng nề, một số trường hợp mắc phải những rối loạn về hành vi và nhận thức, từ đó gặp những trở ngại lớn trong quá trình quan hệ tình dục.

 

Một số bất thường di truyền khác như hội chứng NST 47,XYY; hội chứng NST 46, XX. Những hội chứng này thường din đến rồi loạn chất lượng tinh trùng mức độ nhẹ cho đến tình trạng vô tinh. Các rối loạn về chức năng tình dục đã được chứng minh ở bệnh nhân mắc các hội chứng này. Đặc biệt, lưu ý nhóm bệnh nhân này có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng tế bào Sertoli đơn thuần, từ đó gây rối loạn nặng nề khả năng sinh tinh.

Hội chứng 46,XX ở nam giới (hay còn gọi là hội chứng Chapelle) có tỷ lệ 1/20.000 trẻ em mới sinh ra. Hình thái của hội chứng khác so với hội chứng Klinefelter với kiểu hình nam giới có tầm vóc người thường nhỏ hơn, với tỷ lệ lớn các trường hợp có cấu trúc vú tương tự nữ giới, kèm theo tình trạng vô tinh.

Hơn nữa, bệnh nhân có thể có hình thái bộ phận sinh dục không rõ ràng. Sự chuyển đoạn của SUY (yếu tố quan trọng đảm bảo sự biệt hoá rõ ràng cơ quan sinh dục thành tinh hoàn ở thời kỳ phôi bào) trên nhiễm sắc thể X chịu trách nhiệm chính cho 80-90% trường hợp mắc hội chứng này. Trình tự gen tại vùng giả nguyên tử (pseudoautosomal region – PAR) trên cánh ngắn của NST Y, và sự tái cấu trúc trình tự gen có thế mắc lỗi trong quá trình tiếp hợp hai NST giới tính tại vùng PAR. Phương pháp TESE không được khuyến cáo chỉ định trên những bệnh nhân này (khác với nam giới hội chứng Klinefelter) bởi vì sự thiếu hụt yếu tố AZF, đóng nghĩa với sự sinh tinh cục bộ tại chỗ là không thể xảy ra. Nam giới mắc hội

chứng này có thể có thiểu năng nội tiết sinh dục, vì vậy việc đánh giá nội tiết (bao gồm FSH, LH, nồng độ testosterone) là rất cần thiết.

Hình 13.3. Bộ nhiễm sắc thể hội chứng Klinefelter
Hình 13.3. Bộ nhiễm sắc thể hội chứng Klinefelter
Hình 13.4. Đột biến vi mất đoạn trên NST Y nam giới và các bệnh lý liên quan
Hình 13.4. Đột biến vi mất đoạn trên NST Y nam giới và các bệnh lý liên quan

Việc mất đoạn mới trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y (Yq) ở nam giới vo tinh đã thúc diy

việc nghiên cứu nhằm làm rõ yếu tố AZF ở tinh trùng.

Kaletsky và cộng sự đã xác định các vùng AZF ở cấp độ phân tử và xác định hàm lượng gen của các vùng này. Tần suất đột biến mất đoạn AZF trong dân số nói chung là khá hiếm (1/4.000), nhưng tỷ lệ này tăng cao với 10% ở bệnh nhân vô sinh không tắc nghẽn, và ở 5% nam giới bị thiểu tinh trùng nặng (những người có < 2 triệu tinh trùng/ml khi xuất tinh). Mất đoạn AZF là nguyên nhân di truyền phần tử thường gặp nhất của tình trạng không có tinh trùng và thiểu tinh trùng nghiêm trọng. Việc sàng lọc những mit đoạn này được chỉ định ở nam giới có mau tinh dịch < 5 triệu tinh trùng/ml.

Các bệnh lý thần kinh

Trong qua trinh kich thich tinh dyc, hoat động đối giao cảm từ tủy sống bắt đầu một loạt các sự kiện giải phóng oxit nitric (NO) và làm ting guanosine monophosphate tuần hoàn nội bào (cGMP). Tang cGMP din đến giãn cơ trơn mạch máu và tăng lưu lượng máu vào thể hang. Dòng máu chảy vào nhanh chóng này din đến chèn ép mạng lưới tĩnh mạch, làm giảm dòng chảy ra của tĩnh mạch, do đó làm tăng áp lực trong thể hang và gây cương cứng.

Các bất thường thần kinh liên quan đến hoạt động chức năng sinh lý kể trên có thế gây nên những tác động tiêu cực lên chức năng tình dục ở nam giới. Một số các rối loạn thường gặp như: các bệnh làm suy yếu hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh da xơ cứng và bệnh Parkinson, có thế làm gián đoạn các con đường thần  kinh gây cương cứng, gây ra rồi loan cương dương. Hơn nữa, chăn thương tủy sống cũng có thể làm gián đoạn các đường di truyền thần kinh này và gây ra rối loạn cương ở nam giới. Các nghiên cứu về chức năng và giải phẫu thần kinh cho thấy có mối quan hệ giữa mức độ chấn thương và chức năng

cương dương của nam giới do suy giảm các con đường đi xuống, kích thích và ức chế có trong tủy sống.

Hình 13.5. Hoạt động hệ thần kinh và vùng chi phối
Hình 13.5. Hoạt động hệ thần kinh và vùng chi phối

Sử dụng thuốc

Khoảng 20% nam giới sử dụng thuốc chẹn beta (thuốc đối kháng thụ thể beta) để điều trị tăng huyết áp bị rối loạn cương dương. Thuốc chủ vận alpha tác dụng trung ương (ví dụ clonidin) và thuốc lợi tiểu cũng có liên quan đến việc làm suy giảm chức năng tình dục. Thuốc chẹn thụ thể aldosterone spironolactone có khả năng ngăn chặn thụ thể androgen và có liên quan đến rối loạn chức năng cương dương và chứng vú to ở nam giới.

Nhiều thuốc chống trầm cảm gây khó khăn trong tình dục. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – noradrenaline gây ức chế ham muốn, gây rối loạn cương dương, Chúng cũng làm giảm cực khoái ở S-7 1% bệnh nhân. Tác dụng phụ này được sử dụng trong điều trị để trì hoãn xuất tinh sớm.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế ham muốn tình dục và cực khoái. Tác dụng của các loại thuốc cụ thể khác nhau tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của chúng. Ví dụ, clomipramine gây khó đạt cực khoái ở 90% bệnh nhân, trong khi nortriptyline gây rối loạn cương dương nhiều hơn nhưng ít ảnh hưởng đến cực khoái hơn.

Đàn ông dùng thuốc chống loạn thần có thế xuất hiện rối loạn cương dương, giảm chất lượng cực khoái với xuất tinh chim, bị ức chế hoặc xuất tỉnh ngược dòng và giảm hứng thú với tình dục. Phần lớn các thuốc chống loạn thần gây ra rối loạn chức năng tình dục bằng cách phong tỏa thụ thế dopamine. Điều này gây ra chứng ting prolactinaemia với sự ức chế sau đó của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục và thiểu năng sinh dục ở cả hai giới. Điều này làm giảm ham muốn tình dục và làm giảm hưng phấn và cực khoái.

Trước khi bắt đầu dùng thuốc đối kháng thụ thể dopamin, điều cần thiết là đánh giá mức độ prolactin cơ bản, vì sự gia tăng sau đó có thé là do thuốc. Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu không do thuốc như khối u tuyến yên nên được xem xét ở những bệnh nhân dùng thuốc đối kháng thụ thể dopamin.

CÁC YẾU TỔ NGUY CƠ CUA ROI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NAM

Độ tuổi

Rối loạn cương có mối tương quan thuận với tuổi tác: 52% nam giới từ 40 đến 70 tuổi thường gặp tình trạng rối loạn cương ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu cắt ngang cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cương dương ở nam giới ở độ tuổi 70 tăng gấp bốn lần so với nam giới ở độ tuổi 20.

Mức độ phổ biến của tình trạng giảm hứng thú hoặc ham muốn đã được báo cáo trong nghiên cứu với tỷ lệ từ 15% đến 25% đối với các độ tudi và vị trí địa lý khác nhau. Mức độ quan tâm tình dục én định từ cuối tuổi thiếu niên đến khoảng 60, tuy vậy, sau độ tuổi này tỷ lệ này suy giảm đáng kể.

Hầu hết các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ rối loạn chức năng cực khoái phổ biến trong khoảng 1 1,8% đến 19,4%. Báo cáo toàn cầu về rối loạn khả năng cực khoái của Nicolosi và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh từ S% đến 8% đối với tất cả các khu vực trên thế giới ngoại trừ Đông và Đông Nam A, nơi có tỷ lệ mắc bệnh là 10% đến 15%. Tỷ lệ này tăng lên gấp 1,5 lần đối với nam giới trên 40 tuổi.

Một phát hiện của một nghiên cứu tong hop gin day là sự khác biệt gáp 10 lần về nguy cơ mắc rối loạn tình dục liên quan đến người lớn tuổi, bát kế tình trạng sức khỏe hay chức năng cương dương trước đó.

Hình 13.6. Tỷ lệ mắc rối loạn cương dương theo độ tuổi ở nam giới
Hình 13.6. Tỷ lệ mắc rối loạn cương dương theo độ tuổi ở nam giới

Yếu tố lối sống

  • Sự bức xạ là nguồn năng lượng tự nhiên có những ảnh hưởng nhất định lén con người. Trong bối cảnh sức khỏe sinh sản nam giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm khảo sát mối liên quan cia điện thoại di động với sự suy giảm chất lượng tinh trùng. Những nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh rằng sự bức xạ các điện từ làm tăng sự sản xuất gốc oxy hóa và đứt gãy ADN trong tinh trùng, ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở nam giới.
  • Thuốc lá chứa hơn 4000 các hợp chất hoá học bao gồm alkaloids, nitrosamine, và các phân tử hoá học khác. Hơn nữa, những người hút thuốc lá có nguy cơ giảm các chất chống oxy hóa trong tỉnh dịch như vitamin E, vitamin C, tạo môi trường nguy cơ với sự sinh tổng hợp tinh trùng. Sự phơi nhiễm với khói thuốc lá cũng đã được chứng minh làm tăng đứt gãy ADN tinh trùng và quá trình chết tế bào, dẫn đến vô sinh ở nam giới. Nicotin trong khói thuốc lá có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng sinh sản ở nam giới: nồng độ MDA, NO được nhận thấy tăng đáng kế trong khi nồng độ của SOD và GSHr trong huyết tương lại giảm đi. Trong khi đó, nồng độ LPO, SOD và GSHr đều có mối liên quan với mật độ tinh trùng, độ di động và hình thái tinh trùng, Hầu hết các nghiên cứu đều cùng đồng thuận về giả thuyết hút thuốc chủ động hay thụ động đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng và giảm khả năng sinh sản nam giới.
  • Rượu bia được xác định là yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ tế bào bằng các chất chống oxy hóa, dic biệt tại gan. Uống quá nhiều rượu bia thường liên quan với sự suy giảm tỷ lệ tinh trùng bình thường, suy giảm sinh tổng hợp testosterone tại tỉnh hoàn từ đó gây nên những rồi loạn hoạt động tình đục ở nam giới. Tình trạng nghiện rượu mạn tính có thể ảnh hướng bất lợi đến cấu trúc tinh hoàn, làm ting thâm nhiễm bạch cầu, ảnh hướng quá trình sinh tinh, các tự kháng thể ở tinh hoàn dẫn đến tổn thương tinh hoàn.

 

Hình 13.7. Các yếu tố lối sống gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới
Hình 13.7. Các yếu tố lối sống gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới

Tinh hoàn hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 35-36°C. Tăng nhiệt độ vùng bìu được nhận thấy gây nên tác động tiêu cực đến tính ổn định của màng tế bào tinh trùng và làm giảm khả năng thụ tỉnh tỉnh trùng, Ngoài ra hoạt động tổng hợp testosterone suy giảm rõ rệt, từ đó gây nên các rối loạn về hoạt động tình dục nam giới. Một số yếu tố có khả năng gây tăng nhiệt độ vùng bìu như: tình trạng giãn tĩnh mạch thong tinh, hội chứng truyền hoá, sự phơi nhiễm với nhiệt độ ngoại cảnh cao kéo dài như thói quen tắm nước nóng…

Các bằng chứng hiện nay đều cho thấy được sự cải thiện về chất lượng tinh trùng ở nam giới khi kiểm soát được yếu tố béo phì thông qua quá trình tập luyện hoặc thay đổi chế do ăn. Mặc dù có thế chỉ số BMI không thay đổi rõ rệt nhưng các chỉ số tinh trùng như mật do, tỷ lệ di dong hình thái bình thường và độ đứt gãy ADN đều có sự cải thiện tốt. Các nghiên cứu trên động vật nhận thấy rằng việc giảm cân mang lại các lợi ích như ting chit lượng phôi, tăng phát triển và trao đổi chất ở thế hệ sau có bo bị béo phì. Hơn nữa, chế độ ăn cũng có những mối liên quan với chất lượng tinh trùng cụ thể hơn: chế độ an

nhiều trái cây, rau củ, chất xơ, hải sản, hạt, dầu thực vật và các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. BG sung các vi chất như carotenes, acid ascorbic, tocopherols, selenium, co-enzyme Q10 cũng có những cải thiện rõ rệt. Tập luyện thể dục mức độ vừa phải có thể thay đổi các chỉ số tinh dịch, giảm stress oxy hóa và sự đứt gãy ADN tinh trùng. Tuy nhiên, việc vận động hay hoạt động thế lực quá sức nên hạn chế bởi vì những tác dụng ngược lại.

Một số bệnh lý liên quan

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân chính gây nên vô sinh ở nam giới, với tỷ lệ 15% ở quán thé nam giới nói chung và 40% ở các trường hợp vô sinh. Stress oxy hóa là cơ chế ảnh hưởng chính của bệnh lý này. Sự tăng ROS và suy giảm nồng độ các chất chống oxy hóa thường hiện diện ở các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ở Nam giới giãn tĩnh mạch thừng tỉnh, ROS được sản xuất từ 3 loại tế bào dưới điều kiện của nhiệt độ cao và thiếu oxy. Các tế bào này bao gồm tế bào mào tinh, tế bào nội mô ở các đám rối giãn tĩnh mạch, và tế bào tinh hoàn như tế bào mầm, tế bào Leydig, đại thực bào, và tế bào biểu mô. Ở ty thể, stress do nhiệt độ cao và thiếu oxy có thể kích hoạt trực tiếp lén kênh vận chuyển điện tử và gây tăng sản xuất ROS. Mic khác, Nó được sản xuất từ tinh hoàn và các tế bào nội mô tinh hoàn có giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể kích hoạt phức hợp Iva IV, và sau đó phức hợp Ill nhằm thúc đẩy sản xuất ROS. Stress oxy hóa còn đóng vai trò chính gây tổn thương mô tinh hoàn. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm do mức độ stress oxy hóa trong tinh dịch của nam giới vô sinh có giãn tĩnh mạch thừng tinh và so với những nam giới vo sinh chưa rõ nguyên nhân. Kết quả là đối tượng có giãn tĩnh mạch thing tính thì kết quả nồng độ các gốc oxy hóa cao hơn rõ rệt như NO, H;O;, nitric oxide synthase, va MDA.

Các tế bào nội môi cũng có thể sản xuất lượng lớn các gốc oxy hóa. Nồng độ NO và eOS trong huyết tương ở tĩnh mạch thừng tinh của những nam giới giãn tĩnh mạch thừng tính cao hơn hắn so với những tĩnh mạch khác. Các chất chống oxy hóa enzyme và khổng phải enzyme đã được đo lường nhằm nghiên cứu tác động của stress oxy hóa ở nam giới vô sinh có giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Kết quả nhận thấy rằng tổng nồng độ các chất chống oxy hóa thấp hơn ở bệnh nhân nam vô sinh có giãn tĩnh mạch thừng tinh so với nhóm nam giới khỏe mạnh… Điều này chứng tỏ giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ sản xuất ROS và din đến các tổn thương do stress oxy hóa gây nên. Mức độ giãn tĩnh mạch thừng tỉnh cũng liên quan với mức độ stress oxy hóa: giãn tĩnh mạch thừng mức độ càng nặng thì sự rối loạn oxy hóa càng cao.

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng rối loạn chuyển hóa bao gồm: tăng huyết áp, tăng đường huyết, béo phì trung tâm, tăng triglyceride máu, giảm HDL-cholesterol.

Hình 13.8. Sản xuất gốc oxy hoá ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hình 13.8. Sản xuất gốc oxy hoá ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Tiêu chuẩn của IDF AHA/NHLBI nhận thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hoá ở nam giới vô sinh và khỏng vo sinh lần lượt là 17,9% so với 6,1%.

Nhiều cơ chế đã được tìm hiểu nhằm làm rõ mồi ảnh hưởng giữa rối loạn chuyển hóa và chức năng sinh sản ở nam giới như: sự rối loạn về hoạt động nội tiết, tăng các chỉ điều hoà phản ứng viêm, tăng nồng độ các góc oxy hoá, và tăng nhiệt độ ở vùng bìu.

Bệnh nhân rối loạn chuyển hoá có sự suy giảm về mật độ tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, hình thái bình thường, tỷ lệ sinh sóng, độ bền vững DNA tinh trùng, và bất thường tính ổn định màng bào tương ty thể. Hơn nữa, hội chứng chuyển hoá còn gây nên suy giảm testosterone, FSH và inhibin B. Chính sự sụt giảm nóng do nội tiết sinh dục nam giới gây nên các rối loạn vé hoạt động tình dục thế hiện ở: sự rối loạn cương, tình trạng xuất tinh sớm, giảm ham muốn dáng kế.

hinh13.9

Hình 13.10. Béo phì và tác động của gốc oxy hóa lên sự sản xuất testosteron
Hình 13.10. Béo phì và tác động của gốc oxy hóa lên sự sản xuất testosteron

Phản ứng viêm

Phản ứng viêm là tình trạng phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự tấn công của vi sinh vật hoặc tổn thương mô và cuối cùng din đến tái tạo hệ động mạch và cải thiện chức năng của nó. Sau khi phản ứng viêm xảy ra, mặc dù các đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm, nhưng bạch cầu trung tính chính là hàng rào miễn dịch đầu tiên xuất hiện tại vùng phản ứng viêm. Các đại thực bào và các tế bào thúc đẩy phản ứng viêm khác tiết ra một lượng lớn prostaglandin E2 (PGE2), cytokine và NO. Tuy nhiên, phản ứng viêm củng ảnh hưởng đến sự tổng hợp các steroids và quá trình sinh tinh. Nhiễm trùng có thể làm giảm rõ rệt nóng độ testosterone và LH trong máu.

Các nghiên cứu đánh giá sự nhiễm virus MERS-CoV 2 lên chất lượng tinh dịch và chức năng sinh sản nam giới đã được thực hiện điều cho thấy các tác động tiêu cực của tình trạng nhiễm virus lên hoạt động tình dục của nam giới.

Tóm lại, các yếu tố nguy cơ được xác định gây nên những rối loạn về hoạt động tình dục ở nam giới bao gồm: độ tudi; các yếu tố lối sống như sự hút thuốc lá, rượu bia, sự bức xạ… ; và một số bệnh lý liên quan như tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, hội chứng rối loạn chuyển hoá, các bệnh lý nhiễm trùng tại chd và toàn thân. Các nguyên nhân chính gây nên rối loạn hoạt động tình dục như sự suy sinh bệnh lý di truyền, các tổn thương thần kinh và sử dụng một số loại thuốc trong điều trị tâm thần, huyết áp.

Hình 13.11. Sự sinh tổng hợp tính trùng trong điều kiện nhiễm trùng
Hình 13.11. Sự sinh tổng hợp tính trùng trong điều kiện nhiễm trùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. A.Leisegang K, Dutta S, (2021), “Do lifestyle practices impede male fertility?”, 53 (1), pp. 13595.
  2. Abad C, Amengual M J,Gálvez J, Coward K, et al, (2013), “Effects of oral antioxidant treatment upon the dynamics of human sperm DNA fragmentation and subpopulations of sperm with highly degraded DNA”, Andrologia, 45 (3), pp. 211-216.
  3. Agarwal A, Gupta S, Du Plessis S, Sharma R, etal, (2016), “Abstinence Time and Its Impact on Basic and Advanced Semen Parameters’, Urology, 94 pp. 102-110.
  4. Cho C-L, Esteves Š C, Agarwal A, (2016), “Novel insights into the pathophysiology of varicocele and its association with reactive oxygen species and sperm DNA fragmentation”, Asian journal of andrology, 18 (2), pp: 186-193.
  5. Dai J B, Wang ZX, Qiao Z D, (2015), “The hazardous effects of tobacco smoking on male fertility”, Asian | Android, 17 (6), pp. 954-960.
  6.  Gaskins A J, Colaci D S, Mendiola J, Swan S H, et al, (2012), “Dietary patterns and semen quality in young men”, Hum Reprod, 27 (10), pp. 2899-2907.
  7. .Sansone A, Di Da To C, de Angelis C, Menafra D, etal, (2018), “Smoke, alcohol and drug addiction and male fertility”, Reprod Biol Endocrinol, 16 (1), pp. 3.
  8. Lê Minh Tâm và Nguyễn Đắc Nguyên (2018), “Vai trò của stress oxy hóa với phân mảnh của DNA tinh trùng và cập nhật các giải pháp can thiệp”, Sản phụ khoa – Từ bằng chứng đến thực hành. 9, pp. 147- 162
  9. .Ferlin A and Raicu F, Gatta V, Zuccarello D, Palka G, Foresta C (2007), “Male infertility: role of genetic background”, Reprod BioMed Online. 14, pp. 734-745.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Khi phân tích mẫu tinh dịch, tiểu tinh được xác định khi:

  1. <15 triệu tinh trùng/ 1 ml mẫu tinh dịch.
  2. <1 triệu tinh trùng/ 1 ml mẫu tinh dịch.
  3. Không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 2. Dậy thì muộn ở nam được định nghĩa khí trẻ không tăng kích thước tinh hoàn trước

  1. :12 tuổi.
  2. 14 tuổi.
  3. 16 tuổi.
  4. 18 tuổi

Câu 3. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thứ phát gây suy sinh duc:

  1. Nhiễm trùng.
  2. Xạ trị.
  3. Hội chứng Kallmann.
  4. Hội chứng Klinefelter.

Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân của rối loạn cương dương:

  1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  2. Thuốc ức chế 5-alpha reductase.
  3. Trimethoprim.
  4. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt can.

Câu 5. Thuốc hạ huyết áp nào dưới đây ít có nguy cơ gây rối loạn cương dương:

  1. Chẹn beta.
  2. Thuốc ức chế men chuyển.
  3. Spironolactone.
  4. Methyldopa.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *