Quantum Pharmacology là gì ? Có ích lợi gì không ?

Quantum Pharmacology

Tào lao Dược lý học : ” Nhờ thầy giải thích quantum pharmacology là gì ? Có ích lợi gì không ? Nếu có xin thầy cho ví dụ.”

Trước đây khi giảng bài cho các bạn tôi chẳng bao giờ nói về khía cạnh này nhưng tôi có nhắc nhở các bạn những gì không nói tới trong nhà trường không có nghĩa đó là những vấn đề không có trong cuộc đời này, chỉ mới dạy Molecular pharmacology đã bị coi là kẻ dị giáo nếu còn dại dột nói về quantum pharmacology chắc tôi sẽ được gửi vào bệnh viện tâm thần để giám định.

Trước hết ta hãy xem về học thuyết thụ thể ( Receptor theory) có phải chúng ta đều biết một ligand hay thuốc muốn có tác động trước tiên phải gắn vào thụ thể. Thực chất điều này là gì ? Có phải lực nối hóa học dù là lực nối yếu vẫn dựa trên cơ học học Newton ? Stereochemistry cho ta biết vị trí nối kết của một thuốc hay ligand cái gọi là pharmacophore chẳng qua là vị trí nối kết mà lực nối kết chính là lực hấp dẫn của Newton. h1. Có phải nếu như thế thì 2 phân tử có pharmacophore như nhau sẽ có tác động như nhau điều này sẽ dẫn đến một hệ luận là tất cả thuốc betablocker đếu tác động như nhau vì có pharmacophore như nhau ? Các bạn biết rồi học thuyết thụ thể sẽ hoàn toàn bất lực trong trường hợp này hãy nhớ lại khi Sir W. Black tổng hợp phân tử betablocker đầu tiên là propranolol chất này khóa cả 2 loại thụ thể beta về sau người ta tổng hợp nhiếu betablockers có tính chọn lọc trên thụ thể beta1 và cả loại khóa cả thụ thể Alpha lẫn beta. Điều quái quỷ gì đang xảy ra các bạn ? Thật ra dù tất cả nhựng chất này có pharmacophore gần tương tự như nhau nhưng chính phần còn lại của phân tử tạo ra tác động khác nhau đôi chút mà phần còn lại này trên từng phân tử thuốc có khối lượng khác nhau như vậy phải chăng chính khối lượng phân tử quyết định tác động khác biệt của từng phân tử thuốc ? Câu hỏi này dẫn tới bế tắc một thời gian dài. Bây giờ các bạn thử nhìn xem 2 phân tử Benzaldehyde ( mùi hương của hạt hạnh nhân) & Cyanide potassium dẫn xuất từ Cyanhydric acid ( thuốc độc mà các điệp viên dùng để tự tử rất chắc ăn) h2 & h3 cả 2 chất này đều có mùi hạnh nhân như nhau. Rõ ràng là 2 chất có khối lượng khác nhau vì sao lại có mùi như nhau khi gắn vào thụ thể khứu giác (odor receptor) ? Một bế tắc nữa nếu học thuyết thụ thể chỉ dựa vào cơ học Newton, những khảo sát chi tiết cho thấy cả 2 chất này khi gắn vào thụ thể cho một tần số dao động (oscilatory frequency) như nhau vì thế cho cảm nhận mùi như nhau. Người ta làm lại thực nghiệm với với acid cyanhydrique nhưng Hydrogen được thay thế bằng Deuterium có khối lượng gấp đôi Hydrogen để thay đổi tần số dao động của liên kết cọng hóa trị giữa H-C bây giờ là D-C . Các bạn biết điều gí xảy ra không người ta không còn cảm nhận được mùi hạnh nhân. Cái gì vừa gắn với khối lượng (hạt) vừa gắn với dao động (sóng ) nếu không phải là cơ học lượng tử thì là cái quái gì các bạn?

 

 

 

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *