Trong bài viết này, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm Pit-Stat Tablet 1mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi – Amvipharm, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là DG3-1-20
Pit-Stat Tablet 1mg là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi viên Pit-Stat Tablet 1mg có chứa:
- Hoạt chất: Pitavastatin 1mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Trình bày
SĐK: DG3-1-20.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.
Xuất xứ: Việt Nam.
Thuốc Pit-Stat Tablet 1mg có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Trong quá trình tổng hợp cholesterol, HMG-CoA chuyển thành mevalonate dưới sự xúc tác của enzyme HMG-CoA reductase. Pitavastatin ức chế đặc hiệu enzym này, từ đó làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và apolipoprotein, đồng thời làm tăng HDL-C ở bệnh nhân tăng cholesterol huyết và rối loạn lipid huyết hỗn hợp.
Pitavastatin làm giảm LDL-C có thể do tăng thụ thể LDL-C và làm giảm tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp, từ đó làm giảm sản sinh và/hoặc tăng dị hóa LDL-C.
Hiệu quả điều trị đạt được sau 1-2 tuần và tối đa xảy ra trong 4-6 tuần. Nồng độ LDL-C huyết giảm phụ thuộc liều dùng.
Dược động học
- Hấp thu
Sinh khả dụng của thuốc xấp xỉ 51%. Khoảng 1 giờ sau khi uống, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương. Uống thuốc trong bữa ăn làm giảm đến 43% tốc độ hấp thu pitavastatin, nhưng mức độ hấp thu không ảnh hưởng.
Ở bệnh nhân lớn tuổi, nồng độ pitavastatin cao hơn. Ở bệnh nhân suy thận vừa, tốc độ và mức độ hấp thu pitavastatin tăng lần lượt là 60% và 70%.
- Phân bố
Pitavastatin trải qua quá trình polypeptid chuyên chở anion hữu cơ 1B1, 1B3 và 2B1 được thu nhận vào tế bào gan.
Có nhiều hơn 99% pitavastatin liên kết với protein huyết thanh. Pitavastatin có trong sữa của chuột cống, nhưng chưa biết có vào sữa người hay không.
- Chuyển hóa và thải trừ
Phần lớn Pitavastatin được chuyển hóa thành liên hợp glucuronid bởi uridine 5′-diphosphat glucuronosyltransferase và sau đó thành pitavastatin lactone không có hoạt tính. Lượng nhỏ pitavastatin được chuyển hóa bởi cytochrome P450.
Thời gian bán thải khoảng 12 giờ. Trong vòng 7 ngày 79% liều uống pitavastatin được đào thải qua phân và 15% qua nước tiểu.
Thuốc Pit-Stat Tablet 1mg được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc Pit-Stat dùng cho người lớn tăng lipid huyết nguyên phát hoặc rối loạn lipid huyết hỗn hợp với mục đích hỗ trợ làm giảm Cholesterol toàn phần, Apo B, LDL-C và triglycerid, đồng thời làm tăng HDL-C.
Liều dùng của thuốc Pit-Stat Tablet 1mg
Cách dùng
Thuốc có thể uống bất kỳ lúc nào
Liều dùng
Uống 1 lần/ngày.
Người lớn tăng Iipid huyết và rối loạn lipid huyết hỗn hợp: khởi đầu 2 viên/ngày, có thể tăng liều lên 4 viên/ngày.
Tối đa 4 viên/ngày
Liều duy trì 1-4 viên/ngày
Bệnh nhân suy thận: 1 viên/ngày. Bệnh nhân suy thận nặng và không thẩm phân máu không dùng pitavastatin.
Bệnh nhân suy gan: Chưa có đầy đủ dữ liệu an toàn ở những bệnh nhân này, bệnh nhân gan tiến triển không dùng pitavastatin.
Trường hợp đang dùng thuốc khác: Nếu đang dùng erythromycin thì chỉ dùng tối đa 1 viên pitavastatin/ngày và 2 viên pitavastatin ở bệnh nhân đang dùng rifampicin.
Không sử dụng thuốc Pit-Stat Tablet 1mg trong trường hợp nào?
- Bệnh nhân mẫn cảm với pitavastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Mắc bệnh gan tiến triển, bao gồm tăng kéo dài nồng độ aminotransferase huyết thanh không giải thích được.
- Phụ nữ có thai/chuẩn bị mang thai, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.
- Người bệnh đang sử dụng cyclosporin.
Lưu ý đặc biệt trong quá trình sử dụng thuốc Pit-Stat Tablet 1mg
Thận trọng
Dùng thuốc có thể gây tăng aminotransaminase huyết thanh nhẹ và thoáng qua, tình trạng này dần hết khi ngưng/tạm ngưng điều trị pitavastatin. Trước khi bắt đầu điều trị với pitavastatin, cần làm xét nghiệm enzym gan.
Đau cơ và tiêu cơ vân có thể xảy ra khi dùng thuốc. Theo dõi creatinin kinase với các trường hợp sau:
- Trước khi điều trị nhược giáp, suy giảm chức năng thận, tiền sử bệnh cơ do sử dụng statin hoặc fibrat, tiền sử bệnh cơ di truyền, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống rượu nhiều, bệnh nhân >70 tuổi có nguy cơ tiêu cơ vân, một số đối tượng đặc biệt và khả năng xảy ra tương tác thuốc. Cần cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ và theo dõi bệnh nhân thường xuyên. Nếu CK lớn gấp 5 lần giới hạn trên của mức bình thường, không nên dùng pitavastatin.
- Nếu có các biểu hiện về cơ như cứng cơ, đau cơ, yếu cơ cần thông báo cho bác sĩ biết và làm xét nghiệm CK để có hướng điều trị phù hợp.
Phụ nữ cần có phương pháp ngừa thai thích hợp khi dùng pitavastatin.
Tác dụng phụ
– Quá mẫn: phát ban, nổi mày đay, ngứa.
– Nhận thức giảm: mất trí nhớ, lú lẫn,..
– Tăng glucose huyết và HbA1c.
– Tiêu cơ vân với các dấu hiệu: đau, mềm, yếu và phù cơ, nước tiểu nâu đỏ, tăng CK
huyết thanh, biến chứng suy thận có thể tử vong.
– Đau cơ: vọp bẻ, cứng cơ, mềm cơ, tăng nồng độ CK.
– Vàng da, rối loạn chức năng gan: tăng men gan kéo dài.
– Giảm tiểu cầu.
Tương tác
– Cyclosporin kết hợp với pitavastatin làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương của pitavastatin gấp 6,8 lần và diện tích dưới đường cong tăng gấp 4,6 lần gây tăng đau cơ, tiêu cơ vân.
– Gemfibrozil, các thuốc giảm cholesterol máu nhóm fibrat khác, Niacin liều cao (trên 1g/ngày): khi sử dụng đồng thời với pitavastatin làm tăng nguy cơ tổn thương cơ vân.
– Erythromycin: làm tăng Cmax của pitavastatin gấp 3,6 lần và AUC gấp 4,6 lần. Nếu dùng kết hợp, giảm liều Pit-Stat Tablet còn 1mg/ngày.
– Rifampicin: làm tăng tiếp xúc pitavastatin. Không dùng pitavastatin quá 2mg/ngày nếu đang dùng rifampicin.
– Thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C: sử dụng đồng thời có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, tiêu cơ vân, suy thận và có thể gây tử vong.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
- Phụ nữ có thai
Vì không có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt nên không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai.
- Phụ nữ cho con bú
Chưa biết pitavastatin có qua được sữa mẹ hay không, tuy nhiên pitavastatin được bài tiết vào sữa chuột cống.
Không dùng pitavastatin cho phụ nữ đang cho con bú vì các thuốc ức chế HMGCoA reductase có thể gây hại cho trẻ bú mẹ.
Quá liều và xử trí
Quá liều pitavastatin không có thuốc điều trị đặc hiệu và thẩm phân máu không có tác dụng, cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ thích hợp.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng phản ứng khi lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Pit-Stat Tablet 1mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá thuốc Pit-Stat Tablet 1mg có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Thuốc Pitalip 2mg là sản phẩm được sản xuất bởi Daewoong Pharmaceutical, chứa hoạt chất Pitavastatin calcium 2mg. Thuốc được dùng điều trị rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc hỗn hợp. Thuốc có dạng viên nén bao phim. Bạn có thể bắt đầu điều trị là 1 viên/ngày. Thuốc có giá 425.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thuốc Vastanic 10 là sản phẩm được sản xuất bởi USA – NIC Pharma, chứa hoạt chất Lovastatin hàm lượng 10mg. Thuốc được chỉ định để điều trị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, dự phòng tiên phát và thứ phát biến cố mạch vành. Bạn có thể sử dụng liều ban đầu 20mg/ngày. Thuốc có dạng viên nén bao phim và có giá 170.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Pit-Stat Tablet 1mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Osart-20 dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn thường thoáng qua, nhẹ và không liên quan đến liều dùng. | Pit-Stat Tablet 1mg không dùng được cho đối tượng phụ nữ có thai/chuẩn bị mang thai hoặc cho con bú. |
So với các statin khác, pitavastatin ức chế men khử HMG-CoA rất mạnh và là chất cảm ứng thụ thể LDL-C hiệu quả của tế bào gan. | Đau cơ và tiêu cơ vân là những biểu hiện có hại thường thấy khi dùng thuốc. |
Sinh khả dụng của pitavastatin cao so với hầu hết các statin khác và góp phần kéo dài thời gian tác dụng thuốc. | |
Pitavastatin nhìn chung được dung nạp tốt và dường như không ảnh hưởng bất lợi đến các thông số chuyển hóa glucose. |
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Yasushi Saito. (Thời gian phát hành tháng 11 năm 2011). Pitavastatin: an overview. Thời gian truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22152281/
- Tác giả Sheridan M Hoy. (Thời gian phát hành tháng 3 năm 2017). Pitavastatin: A Review in Hypercholesterolemia. Thời gian truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28130659/
- Tác giả Stephen P Adams và cộng sự. (Thời gian phát hành ngày 19 tháng 6 năm 2020). Pitavastatin for lowering lipids. Thời gian truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32557581/
Lý –
Thuốc chính hãng, giá phù hợp