Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Ozip- 10 được sản xuất bởi Công ty Medley Pharma., Ltd – ẤN ĐỘ , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-18015- 14, được đăng ký bởi công ty Medley Pharma., Ltd.
Ozip- 10 là thuốc gì?
Thuốc Ozip- 10 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh loạn thần không điển hình và tâm thần phân liệt. Thuốc có thành phần chính là Olanzapine với hàm lượng 10mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Dạng bào chế: viên nang nén bao phim.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Ozip- 10 có 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén.
Bảo quản thuốc Ozip- 10 ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Ozip- 10 giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Ozip- 10 giá 134.779 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Opelan 5mg được sản xuất bởi công ty dược phẩm Micro Labs., Ltd đến từ ẤN ĐỘ
- thuốc Devodil được sản xuất tại Remedica., Ltd – CH SÍP
- thuốc Morientes được sản xuất tại Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
Thuốc Ozip- 10 có tác dụng gì?
Thuốc Ozip- 10 được chỉ định cho các trường hợp
- Chỉ định dùng cho các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt đợt cấp hung cảm hay hỗn hợp hoặc điều trị những kích động do bệnh tâm thần phân liệt.
- Chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh lưỡng cực chu kỳ nhanh hoặc điều trị các kích động do bệnh lưỡng cực gây ra.
- Điều trị tâm thần hưng cảm ở người trưởng thành và trẻ nhỏ từ 12- 18 tuổi dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ có chuyên môn về bệnh.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Ozip- 10 như thế nào?
Thuốc được dùng bằng đường uống, có thể uống trong hoặc sau bữa ăn với liều lượng khuyến cáo như sau:
- Liều dùng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên:
+ Bệnh nhân tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu là mỗi ngày 1 viên, ngày uống 1 lần, sau 1 tuần điều chỉnh liều tăng hoặc giảm ½ viên, liều duy trì sau đó là mỗi ngày 1- 2 viên, ngày uống 1 lần.
+ Bệnh nhân bị bệnh lưỡng cực, điều trị đợt hung cảm cấp hoặc hỗn hợp: Liều khởi đầu là mỗi ngày 1 viên, ngày uống 1 lần, sau 1 ngày hiệu chỉnh liều tăng ½ viên, liều duy trì sau đó là mỗi ngày 1-2 viên, ngày uống 1 lần.
- Liều dùng cho trẻ em từ 12-18 tuổi: mỗi ngày 1 viên, ngày uống 1 lần, sau có thể hiệu chỉnh liều đến liều mỗi ngày 1-2 viên, ngày uống 1 lần.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: không cần hiệu chỉnh liều.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Cần hiệu chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
Không sử dụng thuốc Ozip- 10 khi nào?
- Không sử dụng thuốc Ozip- 10 cho người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Không dùng thuốc cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp thấp, người gặp cơn đau thắt ngực, nhịp tim chậm và bệnh nhân có nguy cơ bị glaucom góc đóng.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Ozip- 10
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi, nếu phải sử dụng cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
- Thận trọng khi sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, glaucoma góc hẹp và bệnh nhân từng bị liệt ruột.
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có bệnh về tim mạch và bệnh nhân tiểu đường
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài, hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Ozip- 10
- Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sau
+ Trên thần kinh trung ương: ngủ gà ngủ gật, mất ngủ, chóng mặt, trí nhớ kém, hội chứng ngoại tháp, phát âm khó…
+ Trên tiêu hóa: chướng bụng đầy hơi, táo bón, miệng khô, nôn nao và có thể gây nôn mửa, thèm ăn và tăng cân nhanh.
+ Trên gan: tăng men gan
+ Trên cơ- xương: yếu cơ, run cơ
+ Trên tim mạch: huyết áp hạ, đau tức ngực
+ Trên thị giác: giảm thị lực, gây viên kết mạc.
- Một số tác dụng phụ khác ít gặp hơn: Giảm bạch cầu, nhịp chậm, viên tụy ( hiếm gặp)
- Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Ozip- 10.
- Xử trí: giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Ozip- 10 được không?
- Thuốc Ozip- 10 cần cực kỳ thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho hệ thần kinh như: ngủ gà ngủ gật, chóng mặt, trí nhớ kém.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Ozip- 10 được không?
- Trong thời kỳ mang thai cần thận trọng khi sử dụng.
- Đối với các bệnh nhân đang cho con bú: Không nên sử dụng thuốc này. Nếu bắt buộc phải điều trị cho người mẹ thì mẹ không nên cho con bú nữa.
Tương tác thuốc
- Không phối hợp Ozip- 10 với levomethadyl và metoclopramide do làm tăng độc tính trên tim mạch và thần kinh.
- Không nên dùng thuốc với các chất ức chế thần kinh trung ương như: rượu, thuốc an thần gây ngủ, thuốc ức chế enzyme chuyển hóa ( cafein, cimetidine, erythromycin,…), các thuốc có tác dụng hiệp đồng với Ozip- 10 do làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc.
- Không dùng cùng các thuốc cảm ứng enzyme chuyển hóa ( phenobarbital, omeprazole,…) do làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không dùng chung với các thuốc điều trị Parkinson như levodopa.
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Liều độc gây tử vong của Ozip- 10 là 200mg, bị quá liều xuất hiện sau khoảng 1-2h với các triệu chứng: bệnh nhân bị kích động mạnh, nhịp tim tăng nhanh, giãn đồng tử, co cứng cơ, sùi bọt mép, có thể ngừng hô hấp, ngừng tim, hôn mê và tử vong.
Xử trí: Điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ về dinh dưỡng, rửa dạ dày kèm uống than hoạt kèm sorbitol, hỗ trợ thông khí và theo dõi các triệu chứng về tim mạch.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Ozip- 10 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh loạn thần không điển hình và tâm thần phân liệt