Trong bài viết này, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Omeprazole Stada 20mg được sản xuất tại Nhà máy STADA Việt Nam, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-13152-10
Omeprazole Stada 20mg là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi viên Omeprazole Stada 20mg có chứa:
- Hoạt chất: Vi hạt chứa 8,5% omeprazole tương ứng với omeprazole 20mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Trình bày
SĐK: VD-13152-10.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Xuất xứ: Việt Nam.
Thuốc Omeprazole Stada 20mg có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Omeprazole tác động vào tế bào viền của dạ dày ức chế có hồi phục hệ enzym H+/K+ – ATPase (còn gọi là bơm proton), từ đó ức chế sự bài tiết acid của dạ dày.
Omeprazole bắt đầu phát huy tác dụng nhanh, kéo dài nhưng có thể hồi phục được. Omeprazole không tác động lên thụ thể histamin và thụ thể acetylcholin. Sau khi uống 4 ngày, thuốc đạt tác dụng tối đa.
Dược động học
Omeprazole trong Omeprazole Stada 20mg được thiết kế dạng vi hạt tan trong ruột.
Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống. Sau uống khoảng 0,5 – 3,5 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương.
Với liều 20 – 40 mg, sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 30 – 40%.
Thời gian bán thải khoảng 0,5 – 1 giờ trong huyết tương, tốc độ thanh thải 500 – 600 ml/phút.
Khả năng liên kết với protein huyết tương cao (khoảng 95%).
Khoảng 77% liều dùng dưới dạng ít nhất 6 chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu.
Thuốc Omeprazole Stada 20mg được chỉ định trong bệnh gì?
Điều trị và dự phòng viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản, loét tá tràng, loét dạ dày.
Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
Liều dùng của thuốc Omeprazole Stada 20mg
Cách dùng
Omeprazole 20mg uống trước ăn hay sau ăn?
Thuốc nên được uống trước bữa ăn. Khi uống, không nên nhai hoặc nghiền làm vỡ viên thuốc.
Liều dùng
Loét dạ dày, tá tràng: Uống 1 viên ( nặng hơn có thể dùng 2 viên) x 1 lần/ngày, với loét tá tràng dùng trong 4 tuần và 8 tuần với loét dạ dày.
Viêm loét thực quản nặng hoặc viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: 1-2 viên/ngày, dùng trong 4 – 8 tuần. Liều duy trì 1 viên x 1 lần/ngày.
Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu 3 viên x 1 lần/ngày.
Không sử dụng thuốc Omeprazole Stada 20mg trong trường hợp nào?
Quá mẫn với Omeprazol hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Omeprazole Stada 20mg
Thận trọng
Điều trị bằng Omeprazole có thể làm giảm triệu chứng và gây trở ngại cho chẩn đoán vì vậy nên loại trừ khả năng bệnh ác tính khi nghi ngờ loét dạ dày.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn | Biểu hiện |
Thường gặp | Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, táo bón, đau bụng, chướng bụng. |
Ít gặp | Mất ngủ, ngứa, mệt mỏi, nổi ban, tăng tạm thời transaminase. |
Hiếm gặp | Đổ mồ hôi, sốt, phù mạch, kích động, giảm các tế bào máu, trầm cảm. |
Tương tác
- Trên lâm sàng, khi dùng Omeprazole cùng với thức ăn, rượu, bacampicilin, amoxicilin, lidocain, cafein, quinidin hay theophylin không có tương tác quan trọng xảy ra.
- Cyclosporin: Omeprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của chất này, làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ vi khuẩn HP.
- Các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ 450 enzym trong cytochrom P của gan: Omeprazole ức chế chuyển hóa của các thuốc này và làm tăng nồng độ của warfarin, diazepam và phenytoin. Omeprazole ức chế chuyển hóa của warfarin nhưng ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
- Dicoumarol: tác dụng chống đông tăng khi dùng cùng Omeprazole.
- Nifedipin: bị giảm chuyển hóa ít nhất 20% và tăng tác dụng khi dùng cùng Omeprazole.
- Clarithromycin: ức chế chuyển hóa của omeprazole và làm tăng gấp đôi nồng độ của omeprazole
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Omeprazole không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trừ trường hợp thật sự cần thiết.
Quá liều và xử trí
Đã có trường hợp uống tới 160 mg trong thời gian 3 ngày vẫn chưa xảy ra quá liều.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu khi quá liều mà chỉ áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ có thể ảnh hưởng, do đó cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Omeprazole Stada 20mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá thuốc Omeprazole Stada 20mg có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Thuốc Omeprazol 20-HV được sản xuất bởi công ty TNHH US Pharma USA, chứa Omeprazole 20mg. Thuốc dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, kết hợp cùng với kháng sinh trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do khuẩn HP và trào ngược dạ dày, thực quản. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, trong điều trị viêm loét tá tràng bạn có thể uống 1 viên/lần/ngày. Thuốc có giá 95.000 đồng/ 1 hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Omsergy 20mg được sản xuất bởi Công ty Saga Laboratories chứa Omeprazol 20mg được chỉ định điều trị loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, giảm thiểu triệu chứng ợ nóng ở các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày-tá tràng. Thuốc được bào chế dạng viên nang, trong loét dạ dày bạn có thể uống 20 mg 1 lần mỗi ngày trong 2 đến 4 tuần.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Omeprazole Stada 20mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Omeprazole được FDA phê chuẩn để điều trị ngắn hạn bệnh loét dạ dày ở người lớn, loét tá tràng và nhiễm H. pylori, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và người lớn, bệnh viêm thực quản ăn mòn, hội chứng Zollinger-Ellison. | Các tác dụng không mong muốn thường gặp là: Nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, táo bón, chướng bụng. |
Tác dụng ức chế của omeprazole xảy ra nhanh chóng trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc. | Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng Omeprazole Stada 20mg. |
So với các liệu pháp điều trị hiện có, omeprazole được dung nạp tốt và cho thấy tốc độ lành vết loét nhanh hơn. Nó vượt trội hơn các liệu pháp thông thường trong điều trị hội chứng Zollinger-Ellison. | |
Omeprazole có tỷ lệ chữa lành vết thương ngắn hạn vượt trội so với thuốc đối kháng thụ thể histamine H2 trong loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược. |
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Neal Shah và cộng sự (Thời gian phát hành ngày 07 tháng 02 năm 2023). Omeprazole. Thời gian truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2023, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539786/
- Tác giả F Massoomi và cộng sự. (Thời gian phát hành tháng 1-2 năm 1993). Omeprazole: a comprehensive review. Thời gian truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8437967/
- Tác giả C W Howden. (Thời gian phát hành tháng 01 năm 1991). Clinical pharmacology of omeprazole. Thời gian truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2023, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2029801/
- Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
Thủy –
Thuốc chính hãng, tác dụng tốt, tư vấn nhiệt tình