Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc OLE 200 được sản xuất bởi Stallion Laboratories Pvt. Ltd., có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 890115138723.
OLE 200 là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi viên Ole 200 chứa:
- Ofloxacin: 200mg
- Tá dược: Vừa đủ
Trình bày
SĐK: 890115138723
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Ấn Độ

Tác dụng của thuốc OLE 200
Cơ chế tác dụng
Ofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, có phổ kháng khuẩn rộng. Cơ chế diệt khuẩn của Ofloxacin là ức chế hai enzyme quan trọng của vi khuẩn là DNA gyrase và topoisomerase IV. Việc ức chế các enzyme này làm gián đoạn quá trình sao chép, phiên mã và sửa chữa DNA của vi khuẩn, dẫn đến cái chết của tế bào vi khuẩn.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thu: Ofloxacin hấp thu tốt và nhanh chóng qua đường tiêu hóa, với sinh khả dụng đường uống gần 100%.
- Phân bố: Thuốc phân bố rộng rãi vào các dịch cơ thể và mô, bao gồm dịch não tủy, có thể đi qua nhau thai và tiết vào sữa mẹ. Khoảng 25% thuốc gắn vào protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Dưới 10% ofloxacin được chuyển hóa trong cơ thể.
- Thải trừ: Một lượng nhỏ (4-8%) được bài tiết qua phân. Thời gian bán thải trong huyết tương là 5-8 giờ, có thể kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.
Thuốc OLE 200 được chỉ định trong bệnh gì?
Ole 200 được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Ofloxacin, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản nặng.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn sinh dục: Lậu chưa biến chứng, nhiễm Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo, viêm niệu đạo không do lậu cầu, viêm cổ tử cung không do lậu cầu.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Liều dùng và cách dùng của thuốc OLE 200
- Cách dùng: Uống trực tiếp viên Ole 200 với nước lọc.
- Liều dùng tham khảo cho người lớn:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 1 viên/lần, 2 lần/ngày, uống từ 3 đến 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 2 viên/lần, 2 lần/ngày, uống trong 10 ngày.
- Viêm phổi hoặc viêm phế quản nặng: 2 viên/lần, 2 lần/ngày, uống trong 10 ngày.
- Viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung (không do lậu cầu): 1.5 viên/lần, 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
- Viêm tuyến tiền liệt: 1.5 viên/lần, 2 lần/ngày.
Không sử dụng thuốc OLE 200 trong trường hợp nào?
- Người có tiền sử mẫn cảm với Ofloxacin, các kháng sinh nhóm quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6PD.
- Bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc rối loạn gân cơ liên quan đến kháng sinh nhóm quinolon.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc OLE 200
Thận trọng
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân động kinh, có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương, bệnh nhân suy thận, và người cao tuổi.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tia UV mạnh trong thời gian điều trị và 48 giờ sau khi ngừng thuốc.
Tác dụng phụ
- Thường gặp: phát ban, ngứa, rối loạn thị giác, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban.
- Ít gặp: Chán ăn, khó tiêu, lo lắng, ảo giác, đau khớp, suy nhược cơ thể, rối loạn huyết học.
- Hiếm gặp: Viêm đại tràng, co giật, khó thở, hạ huyết áp, viêm gan, viêm thận kẽ, phản ứng loạn thần, trầm cảm, viêm mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử nhiễm độc của da.
Tương tác
Ole 200 có thể tương tác với một số loại thuốc khác, làm thay đổi hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Các thuốc cần lưu ý bao gồm:
- Thuốc gây kéo dài khoảng QT.
- Thuốc kháng acid hoặc các thuốc chứa ion kim loại (như sắt, kẽm).
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Không dùng thuốc Ole 200 cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì chưa xác định được độ an toàn chính xác, và ofloxacin có thể gây tổn thương sụn khớp ở động vật non.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Không dùng cho trẻ em và người cần lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phản xạ.
Quá liều và xử trí
Khi có dấu hiệu quá liều như lú lẫn, ảo giác, nhức đầu, khó chịu dạ dày, hoặc suy thận (hiếm gặp), cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và theo dõi kịp thời.
Tài liệu tham khảo
S Thee, A J Garcia-Prats, H M McIlleron, L Wiesner, S Castel, J Norman, H R Draper, P L van der Merwe, A C Hesseling, H S Schaaf. Pharmacokinetics of ofloxacin and levofloxacin for prevention and treatment of multidrug-resistant tuberculosis in children, truy cập ngày 23 tháng 05 năm 2025 từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24550337/
Quyên –
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin hữu ích