Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin giới thiệu tới quý khách thuốc Nautamine được sản xuất bởi hãng dược phẩm Synthelabo Groupe – Pháp.
Thuốc Nautamine là thuốc gì ?
Thuốc Nautamine là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng do các phản ứng quá mẫn, được bào chế dưới dạng viên nén, thường được dùng trong các trường hợp điều trị buồn nôn, nôn và chứng say tàu xe.
Thành phần:
- Hoạt chất: Diphenylhydramine
- Tá dược vừa đủ.
Hàm lượng: 90 mg
Thuốc Nautamine ở đâu ? Giá bao nhiêu ?
Thuốc Nautamine hiện đang được bán với giá 250.000 đồng/hộp. Thuốc bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Kính mời quý khách tham khảo một số thuốc khác của nhà thuốc chúng tôi:
- Thuốc Ledvir được sản xuất bởi công ty tập đoàn dược phẩm Mylan – một trong những công ty dược lớn nhất thế giới chuyên sản xuất thuốc điều trị bệnh do virus đến từ Ấn Độ.
- Pentaglobin sản xuất bởi công ty Biotest Pharma GmbH – Đức.
- King Fucoidan & Agaricus được sản xuất bởi công ty trách nhiệm hữu hạn Sunso Pharmaceutical, Nhật Bản.
Thuốc Nautamine có tác dụng gì?
Thuốc Nautamine có thành phần chính là Diphenylhydramine. Hoạt chất này có tác dụng đối kháng receptor Histamin H1 giảm giải phóng các chất trung gian gây phản ứng quá mẫn. Ngoài ra còn kháng Histamin nhóm ethanolamin có tác dụng an thần và ức chế hệ cholinergic, giúp chống say khi đi tàu xe một cách hiệu quả.
Liều dùng và cách dùng thuốc Nautamine như thế nào?
Nautamine dùng với liều như thế nào ?
Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: 1- 1.5 viên/lần
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 1 viên/lần
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: ¼ – ½ viên/lần
Dùng trước 30 phút trước khi xuất phát. Sử dụng lại nếu cần sau ít nhất 6h kể từ lần dùng gần nhất.
Bạn nên dùng thuốc Nautamine như thế nào ?
Nautamine được bào chế dưới dạng viên nén.
Cách dùng: Dùng sản phẩm bằng đường uống cùng với nước lọc. Không nên nhai sản phẩm và không sử dụng kèm với nước có ga hay nước ngọt giải khát, rượu bia.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ ngay với dược sĩ hoặc bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời.
Lưu ý: Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.
Không sử dụng thuốc Nautamine khi nào ?
- Mẫn cảm / dị ứng Diphenylhydramine hay với các thành phần khác của thuốc
- Bệnh nhân tăng nhãn áp, khó tiểu do tuyến tiền liệt
- Trẻ em dưới 2 tuổi
Khi có bất kì biểu hiện bất thường nào thì cần liên hệ ngay với dược sĩ hay bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời.
Sử dụng thuốc Nautamine có tác dụng phụ nào xảy ra?
Khi sử dụng Nautamine có thể gặp một số tác dụng phụ như sau: phù, mẩn ngứa, ban đỏ, ngủ gật, không tỉnh táo, chóng mặt, ngủ gà hay thậm chí sốc phản vệ.
Trên đây không phải là tác dụng phụ duy nhất khi sử dụng. Do đó, khi sử dụng phát hiện những tác dụng phụ/ biểu hiện bất thường phải xin tư vấn ngay của dược sĩ, bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Nautamine cần phải lưu ý những gì?
- Nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
- Thuốc gây tăng tác dụng phụ nếu dùng kèm với rượu
- Đọc thật kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc
- Nếu cần thêm thông tin gì thì phải hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ
Thuốc Nautamine có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không?
Đối với phụ nữ đang mang thai, nên sử dụng Nautamine trong thời gian ngắn hạn chỉ một vài ngày. Nếu sử dụng kéo dài đặc biệt là phụ nữ có thai trong giai đoạn cuối có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Không dùng Nautamine cho phụ nữ đang cho con bú do thuốc vào được sữa gây ảnh hưởng tới trẻ đang bú sữa mẹ.
Người lái xe và vận hành máy móc có sử dụng Nautamine được hay không ?
Hiện nay vẫn chưa có những thông tin hay khuyến cáo về việc không sử dụng Nautamine cho người lái xe hay người vận hành máy móc. Tuy nhiên đối với các đối tượng này cần phải được cảnh báo về tác dụng phụ như chóng mặt, mất tinh táo, ngủ gật… để cân nhắc trước khi sử dụng.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc- thuốc:
Nautamine gây ức chế hệ cholinergic khi phối hợp các thuốc kháng cholinergic sẽ gây tăng tác dụng phụ.
Thuốc ức chế thần kinh trung ương không nên dùng cùng Nautamine vig sẽ gây tăng tác dụng ức chế thần kinh.
Tuy nhiên đây không phải những tương tác duy nhất. Hãy thông tin về những thuốc mà bạn đang sử dụng cho dược sĩ hay bác sĩ để hạn chế những nguy hiểm xảy ra do tương tác thuốc.
Tương tác thuốc – thức ăn:
Chưa có các nghiên cứu khoa học nào chỉ ra có xảy ra tương tác thuốc thức ăn gây nguy hiểm đến người bệnh dùng Nautamine.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Nautamine ?
Các đối tượng như bệnh nhân tăng nhãn áp, trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú… đều chú ý đề phòng khi sử dụng Nautamine. Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào để lựa chọn chế độ dùng thuốc tối ưu nhất.
Bảo quản thuốc Nautamine như thế nào ?
- Bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng. Tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm thấp, nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Lưu ý: Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.
Quá liều và cách xử lí
Quá liều Nautamine có thể gây các tác dụng không mong muốn: co giật, sốc phản vệ,rối loạn nhận thức rồi rơi vào tình trạng hôn mê. Do đó trong trường hợp quá liều, hay nếu như xuất hiện dị ứng hoặc biểu hiện bất thường, hãy ngưng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lí kịp thời ( thực hiện càng sớm càng tốt sau khi uống).
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Nautamine có tác dụng chống say khi đi tàu xe cũng như giảm dị ứng một cách hiệu quả