Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng – Chủ đề: Miễn dịch nhóm máu
Nguồn Bác Sĩ: Trúc Phan
Tình huống câu hỏi
Nhân câu hỏi một bạn đăng lên Diễn đàn về miễn dịch truyền máu, mình xin trình bày một ca mình có cơ hội tham gia thảo luận với các bạn đồng nghiệp ngoại quốc. Cho quý anh/chị em hiểu hơn về cách xử lý khi đối diện với miễn dịch huyết học.
Đặc biệt là khi, bệnh nhân thiếu máu tán huyết tự miễn, định nhóm máu thông thường sẽ không được, Bs lâm sàng phải xử lý như thế nào?
Khi có nhóm máu, mà không chọn được túi máu nào phù hợp vì túi nào cũng dương thì phải hiểu và xử lý như thế nào?
Bệnh nhân nữ, người Tây Ban Nha, nhóm máu B+, 32 tuổi
- Tự chứng (autocontrol): m tính
- Coombs trực tiếp (DAT): âm tính
Sàng lọc kháng thể (Screening test, là tên gọi mới của Coombs gián tiếp) với 3 hồng cầu mẫu: pha IS (Intermediate spin) 2+/ pha AHG: 3-4+
- Họ tiến hành xử trí hồng cầu mẫu với DDT => vẫn dương như cũ
- Xử trí hồng cầu mẫu với enzyme (Papain) => dương mạnh hơn
Họ tiến hành thử huyết tương bệnh nhân với các kháng nguyên Lub-, I-, Vel-, Jk(a-b-), P-, đều dương 2+ ở pha IS và 3+ ở pha AHG.
Họ thử hồng cầu bệnh nhân với huyết thanh mẫu anti-Ge2, -Ge3, -Dib, -Wrb đều dương.
Đến đây họ không biết được, liệu dị kháng thể bất thường ở bệnh nhân này là kháng thể gì?
Khi điều tra tiền sử, bệnh nhân này có tiền căn sảy thai nhiều lần => gợi ý đến một kiểu hình hiếm gặp của hệ nhóm máu P là p (vắng mặt kháng nguyên P) => hiện diện kháng thể anti-PP1Pk, thường xuyên gây tán huyết dị miễn dịch mẹ con, là nguyên nhân gây sảy thai vào 3 tháng đầu. May mắn, họ tìm được hồng cẫu mẫu âm tính kháng nguyên P, họ đem thử với huyết tương bệnh nhân, kết quả ra âm tính => kháng thể này là kháng thể chống lại kháng nguyên P (anti-PP1Pk).
Một tình huống cho thấy, nếu bệnh nhân gặp phải dị kháng thể chống lại kháng nguyên có tần số cao (>90% dân số có mang kháng nguyên đó) thì rất khó khăn để xác định, cũng như chọ túi máu thích hợp để truyền cho bệnh nhân (trung bình tỷ lệ chọn được 1 túi phù hợp là 1000 túi).
Các bạn chưa hiểu về coombs có thể xem thêm tại bài giảng:
Nguồn video: Bác sĩ Trúc Phan