Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Miduc được sản xuất bởi Công ty Saga Laboratories – Ấn Độ, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-17669-14, được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
Miduc là thuốc gì?
Thuốc Miduc là thuốc có tác dụng kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng; có thành phần chính là Itraconazole với hàm lượng 100 mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nang cứng chứa pellets.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Miduc có 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên
Bảo quản thuốc Miduc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Miduc giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Miduc giá 1.050.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Bolabio được sản xuất bởi công ty TNHH LIÊN DOANH HASAN – DERMAPHARM
- Thuốc Cefbuten 200 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi – Việt Nam.
- Thuốc Vimotram được sản xuất tại CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP. VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company, Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội – Việt Nam
Thuốc Miduc có tác dụng gì?
Thuốc Miduc có tác dụng trong:
- Các bệnh phụ khoa như Candida âm đạo-âm hộ, …
- Các bệnh nấm móng tay-chân do Dermatophyte, nấm men, …
- Các bệnh ngoài da, nhãn khoa, niêm mạc như lang ben, nấm ngoài da (da thân, kẽ tay, da bẹn, da chân), viêm giác mạc mắt do nấm, Candida miệng-họng, …
- Các bệnh nấm nội tạng do nấm nhiễm qua đường hô hấp (Aspergillus, Histoplasma, Crytococcus, Blastomyces), nấm nhiễm qua đường nội tạng (Sporothrix, Candida), nấm nhiễm qua niêm mạc (Paracoccidioides), nấm nhiễm qua vết thương hở (Chromomycosis)
- Phòng nhiễm nấm khi bạch cầu trung tính giảm kéo dài.
- Phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát ở người bị suy giảm miễn dịch AIDS.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Miduc như thế nào?
Liều dùng đối với từng bệnh:
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm nấm Candida âm hộ–âm đạo: ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 1 ngày hoặc ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 3 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm nấm Candida ở miệng – họng (người bình thường): ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, điều trị liên tục trong 15 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm nấm Candida ở miệng-họng (người bệnh AIDS, cấy ghép cơ quan, giảm bạch cầu trung tính): ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 15 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm ngoài da nhẹ: ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 7 ngày hoặc ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, điều trị liên tục trong 15 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm ngoài da nặng, các vùng sừng hóa cao (nấm lòng bàn chân, lòng bàn tay): ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 7 ngày hoặc ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, điều trị liên tục trong 30 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh lang ben: ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 7 ngày.
- Liều dùng điều trị bệnh nấm móng: ngày 4 viên chia sáng-tối, điều trị 2-3 đợt, mỗi đợt 7 ngày. 3 tuần không dùng thuốc giữa mỗi đợt. Hoặc điều trị liên tục ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 3 tháng.
- Liều dùng điều trị bệnh nhiễm nấm nội tạng:
+ Nhiễm nấm Aspergillus: ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 2-5 tháng hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên nếu bệnh lan tỏa.
+ Nhiễm nấm Histoplasma: ngày 1-2 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trung bình trong 8 tháng.
+ Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não: ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 2 tháng đến 1 năm.
+ Nhiễm nấm Cryptococcus gây viêm màng não: ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên hoặc ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên nếu điều trị duy trì.
+ Nhiễm nấm Blastomyces dermatitidis: ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, điều trị liên tục trong 6 tháng.
+ Nhiễm nấm Sporothrix schenckii: ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, điều trị liên tục trong 3 tháng.
+ Nhiễm nấm Candida: ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 viên, điều trị liên tục trong 3 tuần đến 7 tháng.
+ Nhiễm nấm Paracoccidioides brasiliensis: ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, điều trị liên tục trong 6 tháng.
+ Nhiễm nấm Chromomycosis (Cladosporium, Fonsecaea): ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 viên, điều trị liên tục trong 6 tháng.
Cách dùng: uống thuốc ngay sau khi ăn.
Không sử dụng thuốc Miduc khi nào?
- Không sử dụng thuốc Miduc cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Chống chỉ định với bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng dị ứng (Terfenadin, Astermizol), thuốc điều trị trào ngược dạ dày (Cisapride), thuốc điều trị mất ngủ (Triazolam), thuốc an thần (Midazolam uống).
Thận trọng khi sử dụng thuốc Miduc
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân đã từng mắc các bệnh về gan hay gan bị nhiễm độc do sử dụng các thuốc khác. Nếu điều trị dài ngày cần thường xuyên kiểm tra chức năng gan để thay đổi phác đồ điều trị nếu có vấn đề xảy ra.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Miduc
- Triệu chứng thường gặp: nôn nao, đau đầu, choáng váng, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
- Triệu chứng ít gặp: quá mẫn và dị ứng (ngứa, ngoại ban, nổi mày đay, phù nề), tăng men gan có hồi phục, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Stevens-Johnson.
- Triệu chứng hiếm gặp: giảm nồng độ Kali trong máu.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ trên da như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Miduc được không?
Thuốc Miduc có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Miduc được không?
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng thuốc, chỉ sử dụng khi bị đe dọa tính mạng do nhiễm nấm nội tạng và khi nguy cơ có hại cho thai nhi thấp hơn lợi ích điều trị. Nên thận trọng ngừa thai đầy đủ suốt thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ đang sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Miduc khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như thuốc điều trị trào ngược dạ dày Cisapride, thuốc điều trị mất ngủ (Triazolam), thuốc an thần (Midazolam uống).
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Miduc là thuốc có tác dụng kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng