Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Mezamazol được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – VIỆT NAM, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-21298-14, được đăng ký bởi công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – VIỆT NAM
Mezamazol là thuốc gì?
Thuốc Mezamazol là thuốc điều trị cường giáp như bướu giáp kích thước nhỏ hoặc chưa thấy xuất hiện bướu, điều trị dự phòng cho các trường hợp nguy cơ bị cường giáp hay người có tiền sử cường giáp, … có thành phần chính là Thiamazol với hàm lượng 5 mg/viên; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nén.
Quy cách đóng gói: mỗi hộp thuốc Mezamazol gồm 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
Bảo quản: thuốc Mezamazol bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa với tầm tay trẻ em.
Thuốc Mezamazol giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Mezamazol giá 125.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thyrozol sản xuất bởi công ty Merck K.G.A.A – ĐỨC.
- Thuốc Morientes được sản xuất tại Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM).
- Thuốc Eslo 20 được sản xuất bởi công ty dược phẩm HETERO, Ấn Độ.
Thuốc Mezamazol có tác dụng gì?
Thuốc Mezamazol được sử dụng cho các trường hợp:
- Điều trị cường giáp: bướu giáp kích thước nhỏ hoặc chưa thấy xuất hiện bướu, chuẩn bị cho phẫu thuật, trước khi điều trị bằng iod phóng xạ hay sau khi điều trị bằng iod phóng xạ.
- Điều trị dự phòng cho các trường hợp nguy cơ bị cường giáp hay người có tiền sử cường giáp, u tuyến giáp tự động khi phải tiếp xúc với iod.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Mezamazol như thế nào?
Thuốc viên nén dùng đường uống, dùng trong bữa ăn.
Liều lượng khuyến cáo như sau:
- Liều điều trị ở người trưởng thành: mỗi ngày 10-40 mg, chia đều uống thành nhiều lần trong ngày.
- Liều điều trị ở trẻ em: liều dùng khởi đầu khoảng 0.5 mg/kg/ngày, sau đó dùng liều duy trì thấp nhất để đạt được trạng thái bình giáp.
- Điều trị dự phòng: mỗi ngày 10-20 mg, trong thời gian khoảng 10 ngày.
Lưu ý: Cần hiệu chỉnh liều phù hợp khi dùng cho người cao tuổi, bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
Không sử dụng thuốc Mezamazol khi nào?
- Không dùng thuốc Mezamazol cho người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Rối loạn công thức máu trung bình đến nặng.
- Ứ mật không do nguyên nhân cường giáp.
- Người có tiền sử tủy xương bị tổn thương sau khi điều trị bằng Thiamazole hoặc Carbimazole.
- Người sử dụng phối hợp hormon tuyến giáp trong thời gian mang thai.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mezamazol
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn mức độ nhẹ, bướu giáp lớn xuất hiện tắc nghẽn khí quản, bướu phát triển khi quá liều, suy giáp muộn sau khi điều trị.
- Thận trọng khi sử dụng cho người bịrối loạn dung nạp galactose bẩm sinh, thiếu Lapp lactase, người có khản năng hấp thu glucose và galactose kém.
- Thận trọng với bệnh nhân đang gặp tình trạng ho ra máu, vì thuốc có thể làm tăng xuất huyết.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng, … hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng Mezamazol nếu cần thết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc Mezamazol hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Mezamazol
Khi sử dụng thuốc Mezamazol có thể gặp tác dụng không mong muốn như:
- Mất các bạch cầu hạt, giảm số lượng dòng tế bào tiểu cầu
- Giảm dòng tế bào hồng cầu, bệnh hạch bạch huyết
- Xuất hiện hội chứng insulin tự miễn, rối loạn vị giác
- Viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, sưng viêm tuyến nước bọt cấp tính
- Viêm gan, ứ mật, đau nhức khớp, có thế có sốt
- Mẩn đỏ trên da, rụng tóc, lupus ban đỏ.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Mezamazol.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Mezamazol được không?
Thuốc Mezamazol có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Mezamazol được không?
Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc Mezamazol.
Tương tác thuốc
- Thuốc Mezamazol khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Mezamazol là thuốc điều trị cường giáp như bướu giáp kích thước nhỏ hoặc chưa thấy xuất hiện bướu, điều trị dự phòng cho các trường hợp nguy cơ bị cường giáp hay người có tiền sử cường giáp
Dung Vũ –
Em chào bác sĩ ạ. Bác sĩ làm ơn cho em hỏi 1 chút, e vừa sinh con được 6 tháng và vẫn đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng em đi khám và phát hiện mình bị cường giáp và rất lo lắng vậy nếu em dùng thuốc mezamazol 5mg thì có thể cho con bú tiếp được không ạ? Em cảm ơn và rất mong được hồi đáp ạ.