Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Lefodine 25mg được sản xuất bởi AhnGook Pharmaceutical Co., Ltd., có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-22678-20.
Lefodine 25 là thuốc gì?
Thành phần
Trong 1 viên thuốc Lefodine có chứa thành phần hoạt chất là Levosulpirid 25mg và các tá dược khác vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén
Trình bày
SĐK: VN-22678-20
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Hàn Quốc
Tác dụng của thuốc Lefodine 25
Cơ chế tác dụng
Levosulpiride là đồng phân của sulpiride, một loại benzamide thay thế được chỉ định là thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn và thuốc chống khó tiêu.
Cơ chế hoạt động chính của Levosulpiride bao gồm ngăn chặn các thụ thể dopaminergic D2, nhất là nằm trên màng trước synap trong đường dẫn truyền dopaminergic của não. Điều này có tác dụng điều chỉnh hoạt động của hệ thống dopaminergic và có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa và rối loạn tâm thần. Trong rối loạn tiêu hóa chức năng, Levosulpiride có khả năng tăng cường động tác của cơ trơn ruột non, giúp cải thiện động tác ruột và các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu và táo bón.
Đặc điểm dược động học
Levosulpiride được hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, chỉ khoảng 25 đến 30% liều lượng uống được hấp thu vào cơ thể. Nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được sau khoảng 3 đến 4 giờ sau khi uống Levosulpirid.
Levosulpiride phân bố chủ yếu trong các mô cơ thể và có thể thẩm thấu vào sữa mẹ, tuy nhiên khả năng đi qua hàng rào máu não của nó thấp.
Quá trình thải trừ Levosulpirid chủ yếu diễn ra thông qua nước tiểu và phân dưới hình thái chưa trải qua quá trình chuyển hóa.
Thuốc Lefodine 25 được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc Lefodine 25mg được chỉ định trong điều trị các trường hợp:
Tâm thần phân liệt cấp tính
Tâm thần phân liệt mạn tính
Giảm các triệu chứng: nôn, buồn nôn, khó tiêu,…
Liều dùng của thuốc Lefodine Tab 25mg
Liều dùng Lefodine Tab cho người lớn:
- Điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa: 1 viên/lần x 3 lần/24 giờ.
- Điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính: 8 – 10 viên/24 giờ chia 3 lần.
Trẻ em > 14 tuổi cần giảm liều.
Liều dùng cho người lớn suy giảm chức năng thận:
Độ thanh thải | Liều dùng |
Dưới 10ml/phút | 1/3 liều bình thường |
10 – 30 ml/ phút | 1/2 liều bình thường |
30-60 ml/phút | 2/3 liều bình thường |
Không sử dụng thuốc Lefodine 25mg trong trường hợp nào?
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Lefodine 25mg.
Người bệnh bị xuất huyết đường tiêu hóa.
Người bệnh bị thủng ruột.
Phụ nữ trong thai kỳ.
Người bệnh u tủy thượng thận.
Người trong giai đoạn hưng cảm bệnh động kinh hoặc tâm thần phân liệt.
Bệnh nhân ung thư vú.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Lefodine 25
Thận trọng
Không có chỉ định dùng Lefodine Tablets cho trẻ dưới 14 tuổi.
Với người bệnh suy giảm chức năng thận, cần theo giảm liều và theo dõi thường xuyên.
Nếu suy thận nặng cần điều trị Lefodine gián đoạn từng đợt.
Tăng cường theo dõi với các bệnh nhân động kinh, hưng cảm.
Thận trọng khi dùng rượu bia nếu đang dùng Levosulpirid.
Tác dụng phụ
Tần suất | Tác dụng không mong muốn |
Thường gặp | Buồn ngủ hoặc mất ngủ, tăng prolactin máu, tăng tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh. |
Ít gặp | Kích thích thần kinh quá mức, hội chứng Parkinson, hội chứng ngoại tháp (ngồi không yên, vẹo cổ, cơn quay mắt), kéo dài khoảng QT. |
Hiếm gặp | Vú to ở nam giới, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp, loạn vận động |
Khác | Nhạy cảm với ánh sáng, hạ thân nhiệt, vàng da |
Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Sucralfat, thuốc kháng acid | Giảm hấp thu Levosulpirid |
Levodopa | Đối kháng với Levosulpirid nên chống chỉ định dùng phối hợp |
Thuốc ức chế thần kinh | Tăng tác dụng ức chế thần kinh |
Lithi | Tăng nguy cơ rối loạn ngoại tháp của Levosulpirid |
Rượu, chất kích thích | Tăng tác dụng an thần |
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Trong thời kỳ mang thai, không nên sử dụng thuốc Lefodine vì có khả năng gây hại cho thai nhi.
Trong thời kỳ cho con bú, việc sử dụng viên Levosulpirid 25mg cũng không được khuyến nghị. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc này cho phụ nữ cho con bú có thể tăng quá trình tiết sữa và một lượng nhỏ thuốc có thể thấm qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho em bé, không nên sử dụng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Lefodine có thể gây buồn ngủ do đó không dùng cho người cần làm các công việc cần tập trung cao, tỉnh táo như lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí
Các triệu chứng khi dùng quá liều Lefodine Tab 25mg có thể xảy ra như lú lẫn, ngủ gà, lo âu, bồn chồn, rối loạn cảm xúc.
Xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng, theo dõi tình trạng bệnh và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Thuốc Lefodine 25mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Lefodine hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Lefodine tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng như:
Numed Levo có giá bán 50.000đ/hộp được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần dược phẩm OPV. Thuốc Numed Levo có thành phần Levosulpirid 25mg được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt cấp hay mạn tính ở người lớn và trẻ > 14 tuổi.
Thuốc Medi – Levosulpirid giá 78.000/hộp được sản xuất bởi Công ty CP dược phẩm Medisun – Việt Nam. Thuốc Medi – Levosulpirid là thuốc có tác dụng điều trị tâm thần phân liệt và chứng khó tiêu có thành phần chính là Levosulpirid với hàm lượng 25 mg
Tại sao nên lựa chọn thuốc Lefodine 25mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giá thành phải chăng.
Lefodine được bào chế dạng viên nén dễ sử dụng và bảo quản. Levosulpirid là một lựa chọn điều trị hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhân mắc chứng khó tiêu chức năng, cũng như ở những người có tốc độ làm rỗng dạ dày chậm |
Thuốc gây buồn ngủ nên không phù hợp với người lái xe và vận hành máy. |
Tài liệu tham khảo
- F Rossi, A Forgione. (Tháng 3 năm 1995). Pharmacotoxicological aspects of levosulpiride. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7596959/
- Jordi Serra. (Tháng 10 năm 2010). Levosulpiride in the management of functional dyspepsia and delayed gastric emptying. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20850200/
Huê –
Tư vấn tốt