Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc L-Stafloxin 500 được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm , có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-24565-16
L-Stafloxin 500 là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc L-Stafloxin 500 có chứa thành phần:
- Levofloxacin 500mg
- Thành phần tá dược: Microcrystallin cellulose, natri stearyl fumarat, crospovidon, hypromellose 6 cps, polyethylen glycol 6000, talc, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Trình bày
SĐK: VD-24565-16
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên
Xuất xứ: Việt Nam
Tác dụng của thuốc L-Stafloxin 500
Cơ chế tác dụng
Levofloxacin là một kháng sinh Quinolon thế hệ thứ 3, cấu trúc L-Ofloxacin. Dạng L đóng vai trò chính trong việc tiêu diệt vi khuẩn.
Cơ chế tác động:
- Ức chế DNA gyrase và Topoisomerase IV
- Levofloxacin ức chế hai enzyme này, khiến vi khuẩn không thể nhân DNA, dẫn đến chết vi khuẩn.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thu: Levofloxacin đi vào cơ thể nhanh, sau 1-2 giờ đạt Cmax.
- Phân bố đến nhiều mô, ít xâm nhập dịch não tủy. Phần trăm Levofloxacin gắn vào protein trong máu: 30-40%.
- Chuyển hóa: Hầu hết Levofloxacin không bị biến đổi trong cơ thể, thành chất không hoạt động.
- Thải trừ Levofloxacin qua nước tiểu (dạng không đổi là chủ yếu), ít qua phân.
- Thời gian bán thải: 6-8 giờ
Thuốc L-Stafloxin Levofloxacin 500 được chỉ định trong bệnh gì?
Chỉ định cho người trưởng thành:
- Nhiễm khuẩn da và các mô dưới da
- Nhiễm trùng đường tiết niệu nặng (kể cả viêm thận-bể thận).
- Nhiễm trùng phổi cộng đồng do vi khuẩn.
- Tuyến tiền liệt viêm mãn tính do vi khuẩn tấn công.
Chỉ định hạn chế (do nguy cơ tác hại nghiêm trọng):
- Cơn cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính (khi không có lựa chọn khác).
- Nhiễm khuẩn đường tiểu đơn giản (khi không có lựa chọn khác).
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn (khi không có lựa chọn khác).
Liều dùng và cách dùng của thuốc L-Stafloxin 500
Liều dùng
Chẩn đoán | Liều dùng | Thời gian điều trị |
Nhiễm trùng phổi cộng đồng do vi khuẩn | 1 viên x 1 hoặc 2 lần/ngày | 1-2 tuần |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng | 1 viên/lần/ngày | 1-2 tuần |
Viêm thận – bể thận | 1 viên/lần/ngày | 7 -10 ngày |
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn | 1 viên/lần/ngày | 4 tuần |
Nhiễm khuẩn da và mô mềm | 1 viên x 1 hoặc 2 lần/ngày | 1-2 tuần |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đơn giản | ½ viên/lần/ngày | 3 ngày |
Cơn cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính | 1 viên/lần/ngày | 7 -10 ngày |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn | 1 viên/lần/ngày | 10 -14 ngày |
Liều dùng cho người bệnh suy thận:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều ban đầu | Liều duy trì |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận – bể thận cấp | ||
|
|
|
Các chỉ định khác | Không cần điều chỉnh liều | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thẩm tách máu | 1 viên | ¼ viên/ngày |
Thẩm phân phúc mạc liên tục | 1 viên | ¼ viên/ngày |
L-Stafloxin 500 uống trước hay sau khi ăn?
Thuốc L-Stafloxin 500 không phụ thuộc bởi bữa ăn, nghĩa là bạn có thể uống thuốc bất kể lúc nào, trước khi ăn, cùng với thức ăn hoặc sau khi ăn đều được.
Không sử dụng thuốc L-Stafloxin 500 trong trường hợp nào?
Không sử dụng L-Stafloxin 500 nếu bạn:
- Dị ứng với Levofloxacin hoặc các quinolon khác.
- Dưới 18 tuổi.
- Động kinh.
- Thiếu hụt G6PD.
- Từng bị bệnh gân cơ do Quinolon.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc L-Stafloxin 500
Thận trọng
Nguy cơ cao:
- Dễ bị kích ứng bởi ánh sáng.
- Làm tăng khoảng QT, gây ra rối loạn nhịp tim.
- Làm trầm trọng thêm tình trạng nhược cơ.
- Nhiễm trùng Clostridium difficile có biểu hiện tiêu chảy dữ dội, kéo dài, có máu.
- Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ.
- Tăng nguy cơ viêm và đứt gân, nhất là người già, người dùng corticoid hoặc mức liều Levofloxacin lớn.
- Tăng/giảm đường huyết ở người đang điều trị tiểu đường
Cần thận trọng:
- Dùng chung thuốc kéo dài khoảng QT.
- Người có bệnh lý thần kinh.
- Người dễ bị co giật.
- Người thiếu men G6PD.
- Người suy giảm chức năng thận.
Ngưng sử dụng thuốc ngay khi:
- Biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ xuất hiện.
- Da mẩn đỏ, ngứa ngáy khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Đi ngoài phân lỏng dữ dội, kéo dài, lẫn máu.
- Nhận thấy các triệu chứng thần kinh và tâm lý không bình thường.
- Nhận thấy dấu hiệu gân bị viêm hoặc đứt.
Tác dụng không mong muốn
Cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa | Nôn ọe, đi ngoài nhiều lần | Đau tức bụng, chướng bụng, tiêu hóa kém, nôn, táo bón | Viêm ruột giả mạc, miệng khô, viêm dạ dày, lưỡi sưng phù |
Gan | Tăng men gan | Bilirubin trong máu cao | |
Thần kinh | Khó ngủ, đau nhức đầu | Hoa mắt, stress, kích động, bồn chồn | Co giật, mơ ác mộng, trầm cảm, rối loạn tâm thần |
Tim mạch | Cao huyết áp, huyết áp thấp, loạn nhịp | ||
Cơ xương khớp | Đau nhức cơ khớp, yếu cơ | Viêm tủy xương, viêm gân Achille | |
Tiết niệu, sinh dục | Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục | ||
Da | Mẩn ngứa | Dị ứng: Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell |
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác | Hậu quả | Cách xử lý |
Muối sắt, thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm (Sucralfat) | Giảm hấp thu Levofloxacin | Levofloxacin không được hấp thu đầy đủ | Uống Levofloxacin trước hoặc sau 2 giờ so với các thuốc này |
Probenecid, Cimetidin | Giảm thải trừ Levofloxacin | Tăng nồng độ Levofloxacin trong máu | Giảm liều Levofloxacin hoặc theo dõi nồng độ Levofloxacin |
Theophylin, Fenbufen, thuốc kháng viêm không steroid | Giảm ngưỡng co giật | Tăng nguy cơ co giật | Thận trọng khi sử dụng chung, theo dõi nồng độ Levofloxacin |
Thuốc hạ đường huyết | Rối loạn đường huyết | Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết | Theo dõi đường huyết chặt chẽ |
Warfarin | Tăng tác dụng | Tăng nguy cơ chảy máu | Giám sát các chỉ số đông máu |
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ về Levofloxacin trên phụ nữ mang thai.
- Levofloxacin có thể gây hại cho sụn khớp của thai nhi.
- Không sử dụng Levofloxacin khi mang thai.
Phụ nữ cho con bú:
- Levofloxacin bài tiết vào sữa mẹ.
- Levofloxacin có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.
- Không sử dụng Levofloxacin khi đang cho con bú.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng:
- Hệ thần kinh trung ương: Mất khả năng nhận thức, choáng váng, co giật, lú lẫn, tăng khoảng QT.
- Dạ dày-ruột: Tổn thương lớp niêm mạc bên trong dạ dày, muốn nôn
Xử trí:
- Xử lý các triệu chứng
- Ghi lại hoạt động điện của tim để phát hiện bất thường.
- Trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Phương pháp lọc máu không thể loại bỏ Levofloxacin ra khỏi cơ thể.
- Không có thuốc cụ thể để giải độc Levofloxacin.
Thuốc L-Stafloxin 500 giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc L-Stafloxin 500 hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc L-Stafloxin 500 tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc L-Stafloxin 500 như:
- Thuốc Tavanic 500mg (Levofloxacin) là thuốc kháng sinh do Sanofi sản xuất, giá 310.000đ/hộp, dùng điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn, bao gồm viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da và mô mềm, và có thể thay thế kháng sinh thông thường trong một số trường hợp.
- Thuốc Fogum 500mg (Levofloxacin) sản xuất bởi Stallion Laboratories Ấn Độ, giá 20.000đ/hộp, dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt hiệu quả với các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu và nhiễm khuẩn ngoài da do tụ cầu vàng.
Tại sao nên lựa chọn thuốc L-Stafloxin 500?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Levofloxacin, thành phần chính của L-Stafloxin 500, là một kháng sinh fluoroquinolon thế hệ thứ 3 có hoạt tính kháng khuẩn rộng rãi.
Khả năng thâm nhập tốt vào các mô và dịch cơ thể. |
Chống chỉ định với một số đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi |
Tài liệu tham khảo
- Antoni Torres, Adamantia Liapikou. (Tháng 6 năm 2012). Levofloxacin for the treatment of respiratory tract infections. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22594848/
- Eko Setiawan và các cộng sự. (Ngày 27 tháng 5 năm 2022). Population pharmacokinetics and dose optimization of intravenous levofloxacin in hospitalized adult patients. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35624222/
Long –
Tư vấn nhiệt tình, sử dụng 1 thời gian thấy đỡ vieem duonwdg tiết niệu