Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Invanz được sản xuất bởi Công ty Laboratoire Merck Sharp & Dohme-Chibret (Mirabel) – PHÁP, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-7937-03, được đăng ký bởi công ty Merck Sharp & Dohme (I.A) Corp.
Invanz là thuốc gì?
Thuốc Invanz là thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn, có thành phần chính là Ertapenem với hàm lượng 1 g; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ.
Dạng bào chế: bột dung dịch pha tiêm.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Invanz có 1 lọ 1 g.
Bảo quản thuốc Invanz ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Invanz giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Invanz giá 552.422 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- thuốc Zithromax 500mg được sản xuất bởi Công ty Pfizer Italia S.R.L từ đất nước Ý.
- Thuốc Cerepone 125mg được sản xuất độc quyền bởi công ty dược phẩm Kolmar Kore.
- Thuốc Cefbuten 200 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi – Việt Nam.
Thuốc Invanz có tác dụng gì?
Tác dụng của thành phần Ertapenem:
- Là kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng.
- Tác dụng phổ rộng với các vi khuẩn yếm khí và ái khí, cả gram âm và gram dương.
Chỉ định
- Điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và trung bình.
- Điều trị khởi đầu cho các nhiễm khuẩn có biến chứng như nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết.
- Điều trị các nhiễm khuẩn cấp ở khung chậu: viêm nội mạc tử cung sau sinh, nhiễm khuẩn phụ khoa sau phẫu thuật, sảy thai có nhiễm khuẩn.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Invanz như thế nào?
- Liều dùng: mỗi ngày dùng 1 lọ 1 g, điều trị trong 3 – 14 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần tăng giảm liều lượng với bệnh nhân suy thận tiến triển và bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
- Cách dùng:
- Dung dịch tiêm truyền: dùng 10ml dung môi (nước cất để tiêm hoặc NaCl 0,9% để tiêm hoặc nước kìm khuẩn để tiêm), bơm vào lọ Ertapenem 1g, lắc kỹ, chuyển sang lọ chứa 50 ml NaCl 0,9% loại để tiêm, truyền tĩnh mạch trong vòng 6 giờ sau pha.
- Dung dịch tiêm bắp: dùng 3,2ml của dung dịch lidocain HCl 1% hoặc 2% để tiêm (không chứa epinephrine/adrenalin), bơm vào lọ Ertapenem 1g, lắc kỹ, tiêm bắp trong vòng 1 giờ sau pha.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
Không sử dụng thuốc Invanz khi nào?
- Không sử dụng thuốc Invanz cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Không dùng cho bệnh nhân có mẫn cảm với kháng sinh nhóm beta-lactam,
- Chống chỉ định tiêm bắp cho bệnh nhân có quá mẫn với thuốc gây tê có cấu trúc amid, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, block tim.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Invanz
- Cần chẩn đoán biến chứng viêm ruột kết màng giả khi người bệnh bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc để loại bỏ nguy cơ.
- Không nên dùng để điều trị cho trẻ dưới 18 tuổi.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú: cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đối với người lái xe, vận hành máy móc, lao động nặng: có ảnh hưởng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Invanz
- Tác dụng phụ thường gặp: đau đầu, viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm, rối loạn tiêu hóa , đi ngoài phân lỏng, nôn mửa.
- Tác dụng phụ ít gặp:
- Hệ hô hấp: thở khó khăn
- Hệ tim mạch: huyết áp tụt, thuốc bị thoát khỏi mạch máu.
- Hệ tiêu hóa: đi ngoài, khó tiêu, táo bón, miệng khô, miệng nhiễm nấm Candida, giảm cảm giác them ăn.
- Hệ thần kinh: khó ngủ, buồn ngủ, chóng mặt, co giật, giảm trí nhớ.
- Các rối loạn khác: nổi mẩn trên da, ngứa ngáy, ngứa vùng âm đạo, phù, sốt.
Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy có bất kì dấu hiệu khác nào thường xuất hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng hay các biểu hiện trên hệ thần kinh, da thì nên dừng thuốc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn
Tương tác thuốc
- Thuốc có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác.
- Bởi vậy, trong thời gian sử dụng thuốc, hạn chế tối đa việc uống đồ uống có cồn, có ga. Đồng thời, bệnh nhân cần liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Invanz là thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn