Trong bài viết này, Dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Hutaxon được sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-13701-11
Hutaxon là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi viên Hutaxon có chứa:
- Hoạt chất: Ceftriaxone 1g.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Bột pha tiêm.
Trình bày
SĐK: VD-13701-11.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ x 1 gam.
Xuất xứ: Việt Nam.
Thuốc Hutaxon có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Ceftriaxone tác động diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon bền vững với hầu hết các beta-lactamase của vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn sau:
- Gram (-) ưa khí: Enterobacter Cloacae, Neisseria gonorrhoeae, Haemophilus influenzae, Enterobacter aerogenes, Neisseria meningitidis, Klebsiella oxytoca,…
- Tác động với các chủng Pseudomonas aeruginosa.
- Gram (+) ưa khí: staphylococcus pneumoniae Staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis,…
- Vi khuẩn kỵ khí: các loài clostridium, Bacteroides fragilis,…
Trên invitro, Ceftriaxone được chứng minh chống lại đa số các chủng sau nhưng về mặt lâm sàng chưa biết rõ:
- Gram (-) hiếu khí: Citrobacter freundii, Citrobacter diversas, các loài Providencia, các loài Shigella các loài Salmonella.
- Gram (+) ưa khí: Streptococcus agalactiae.
- Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides melaninogenicus, Bacteroides bivius.
Dược động học
- Hấp thu
Đường tiêm bắp với sinh khả dụng tối đa là 100%.
Sau 2-3 giờ tiêm bắp liều 1g, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương.
- Phân bố
Thuốc phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Khả năng gắn với protein huyết tương là 85-90%. Thể tích phân bố 3-13l.
Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ với nồng độ thấp.
- Thải trừ
Độ thanh thải huyết tương là 10-22 ml/phút, thanh thải thận 5-12 ml/phút.
Thời gian bán thải khoảng 8 giờ, người > 75 tuổi thời gian bán thải kéo dài trung bình 14 giờ.
Có khoảng 40-65% liều tiêm được bài tiết qua thận dưới dạng không đổi, còn lại dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột được thải qua mật và phân.
Bài tiết qua thận tăng trong suy giảm chức năng gan. Chức năng thận giảm thì bài tiết qua mật tăng.
Thuốc Hutaxon được chỉ định trong bệnh gì?
Hutaxon 1g được sử dụng trong các nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm:
- Viêm màng não (ngoại trừ thể gây ra bởi Listeria monocytogenes).
- Bệnh Lyme.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm phổi.
- Lậu, giang mai, thương hàn.
Dùng trong phẫu thuật, nội soi can thiệp để dự phòng nhiễm khuẩn (như phẫu thuật ổ bụng hoặc âm đạo).
Liều dùng của thuốc Hutaxon
Liều dùng
- Người lớn: 1-2g/ngày, tiêm 1 lần hoặc chia đều thành 2 lần tiêm. Có thể tăng lên 4g/ngày với nhiễm khuẩn nặng.
- Trẻ em: 50-75mg/kg/ngày, tiêm 1 lần hoặc chia đều thành 2 lần tiêm. Tổng liều không lớn hơn 2g/ngày.
- Trẻ sơ sinh: 50mg/kg/ngày.
- Viêm màng não: khởi đầu 100mg/kg. Sau đó, tổng liều là 100mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần trong thời gian 7-14 ngày. Riêng nhiễm khuẩn gây ra bởi streptococcus pyogenes phải điều trị ít nhất 10 ngày.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Trước khi phẫu thuật 30-120 phút, tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 1g.
- Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
- Bệnh nhân cả suy gan và suy thận ( độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút), liều không vượt quá 2g/ngày.
- Người thẩm phân máu: cuối đợt thẩm phân tiêm 2g, thông thường 72 giờ.
Cách dùng
- Tiêm bắp: Hòa tan 1g bột thuốc trong 3,5ml lidocain 1%. Không tiêm tĩnh mạch dung dịch có lidocain. Không tiêm cùng một vị trí với liều > 1g.
- Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g bột thuốc trong 10ml nước cất pha tiêm. Tiêm từ 2-4 phút trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua truyền dịch.
- Truyền tĩnh mạch: Hòa tan 1g bột thuốc trong 10ml nước cất pha tiêm. Sau đó pha khoảng 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci (không dùng Ringer lactat). Thời gian truyền 30 phút.
Không sử dụng thuốc Hutaxon trong trường hợp nào?
Có tiền sử mẫn cảm với penicilin hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin.
Đường tiêm bắp:
- Khi có mẫn cảm với lidocain thì không dùng phối hợp với lidocain. Chống chỉ định cho trẻ < 30 tháng tuổi.
Không dùng cho trẻ sơ sinh nếu có dung dịch kìm khuẩn chứa benzyl alcohol. - Trẻ sơ sinh có tăng bilirubin – huyết, đặc biệt là trẻ đẻ non.
Do nguy cơ kết tủa ceftriaxon – calci tại thận và phổi, không dùng đồng thời với chế phẩm chứa calci ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 1 – 28 ngày tuổi, đang hoặc sẽ phải dùng chế phẩm chứa calci đường tĩnh mạch, kể cả khi dung dịch dinh dưỡng có chứa calci truyền tĩnh mạch liên tục.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Hutaxon
Thận trọng
- Cần xem xét kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, các kháng sinh nhóm cephalosporin và các thuốc khác trước khi bắt đầu sử dụng Hutaxon.
- Người bệnh dị ứng với penicilin có nguy cơ dị ứng chéo, vì vậy cần thận trọng và sẵn sàng xử lý khi có sốc phản vệ xảy ra.
- Xem xét liều dùng ở bệnh nhân suy thận. Không vượt quá 2g/ngày ở bệnh nhân suy cả chức năng thận và gan.
Tác dụng phụ
Ceftriaxon nói chung dung nạp tốt, chỉ khoảng 8% người bệnh điều trị có tác dụng không mong muốn xảy ra.
Tác dụng không mong muốn | Biểu hiện |
Thường gặp | Ỉa chảy, phản ứng da (nổi ban, ngứa). |
Ít gặp | Bạch cầu ưa eosin tăng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm tĩnh mạch, sốt, phù, mày đay. |
Tương tác
Gentamicin, furosemide, colistin, probenecid có thể làm tăng nồng độ của Ceftriaxon trong huyết tương, dẫn tới tăng độc tính trên thận.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
- Phụ nữ mang thai
Nghiên cứu trên động vật chưa thấy độc tính của thuốc trên bào thai, tuy vậy nghiên cứu trên người còn hạn chế, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú
Thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ cho con bú, thuốc có thế bài tiết qua sữa ở nồng độ nhỏ.
Quá liều và xử trí
Quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng không có tác dụng.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thấy tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Hutaxon giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá thuốc Hutaxon có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Thuốc Trikaxon 1g i.v. cũng được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1, chứa Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri) với hàm lượng 1g. Thuốc dùng để tiêm tĩnh mạch cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra, viêm phổi lậu, thương hàn, giang mai,… Liều cho trẻ sơ sinh là 50 mg/kg/ngày. Thuốc có giá 40.000 đồng/ Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất 10ml.
Thuốc Cerixon được sản xuất bởi Công ty Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp – HÀN QUỐC, chứa Ceftriaxone với hàm lượng 1g được chỉ định để tránh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, nhiễm trùng máu và viêm màng não mủ. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm. Thuốc có giá 300.000 đồng/1 hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 1g.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Hutaxon?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Ceftriaxone có phổ hoạt động rộng chống lại vi khuẩn hiếu khí gram dương, gram âm và một số vi khuẩn kỵ khí. | Nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai còn hạn chế. |
Ceftriaxone với liều 1 lần/ngày có hiệu quả trong các nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp và không biến chứng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng da, mô mềm, xương và khớp, nhiễm khuẩn huyết/nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ em do các sinh vật nhạy cảm. | Thuốc dùng đường tiêm nên bệnh nhân không thể tự sử dụng mà cần phải có sự hỗ trợ của người có chuyên môn. |
Dạng dung dịch tiêm giúp thuốc hấp thu nhanh vào hệ tuần hoàn, cho tác dụng tức thì. | |
Được sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma với nhà máy sản xuất hiện đại được WHO-GMP công nhận, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. |
Tài liệu tham khảo
- Tác giả D M Richards và cộng sự. (Thời gian phát hành tháng 06 năm 1984). Ceftriaxone. A review of its antibacterial activity, pharmacological properties and therapeutic use. Thời gian truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6329638/
- Tác giả M C Nahata và cộng sự. (Thời gian phát hành tháng 12 năm 1985). Ceftriaxone: a third-generation cephalosporin. Thời gian truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3910386/
- Tác giả Harriet M Lamb và cộng sự. (Thời gian phát hành năm 2002). Ceftriaxone: an update of its use in the management of community-acquired and nosocomial infections. Thời gian truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11985490/
Phương Anh –
Thuốc chính hãng, tác dụng tốt